Thực đơn chế độ dinh dưỡng, ăn uống cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường và làm chậm các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh nên xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp sẽ có tác dụng rất tốt đối với tình trạng bệnh.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường và làm chậm các biến chứng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường và làm chậm các biến chứng

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến người bị tiểu đường

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý nhằm điều chỉnh lượng đường huyết tốt, duy trì cân nặng theo mong muốn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này giúp người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp theo từng cá nhân.

Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân tiểu đường cũng giống như người bình thường. Thông thường, mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện là 25Kcal/kg/ngày. Mức nhu cầu này có thể tăng hay giảm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, chúng thường có đặc điểm chúng là:

  • Tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi
  • Thùy thuộc vào tính chất công việc nặng hay nhẹ
  • Tùy thuộc vào thể trạng gầy hay béo

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường

Thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường phải đảm bảo các yêu cầu như ổn định lượng đường huyết, kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch giúp làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn uống của người bị tiểu đường là hạn chế chất bột đường để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế các chất béo bão hòa để tránh tối loạn chuyển hóa. 

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây, các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có vai trò kiểm soát đường huyết trong máu.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây trắng, bánh mỳ trắng, sợi mỳ trắng,… chỉ nên ăn như món phụ có hàm lượng nhỏ.
  • Không nên ăn đồ ngọt có hàm lượng calo cao như kem, loại bỏ đồ uống chứa đường ngọt, giảm uống nước ép trái cây.
  • Trong hầu hết các bữa ăn nên sử dụng các loại protein lành mạnh như cá, đậu, thịt gà không da,… 
  • Ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu oliu, bơ,.. hạn chế sử dụng chất béo bão hòa từ sữa.
  • Ăn chậm nhai kỹ và dừng lại khi đã thấy no, ăn đầy đủ ba bữa và đặc biệt không bỏ bữa sáng.

Chế độ ăn của người bị tiểu đường phải được xây dựng sao cho phù hợp, giúp cung cấp cho người bệnh lượng đường ổn định, điều độ và hợp lý bề giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và bữa phụ.

Chế độ ăn uống của người bị tiểu đường nên tăng cường bổ sung rau xanh và hạn chế đồ ăn dầu mỡ
Chế độ ăn uống của người bị tiểu đường là tăng cường bổ sung rau xanh, hạn chế đồ ăn dầu mỡ

Thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có thể xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng của bản thân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tuân thủ nguyên tắc ăn uống cơ bản để không ảnh hưởng đến sức khỏe, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và hạn chế tối đa lượng đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày. 

Dưới đây là thực đơn ăn uống dành cho người bị tiểu đường đã được được chuyên gia kiểm định phù hợp bạn có thể tham khảo:

– Thực đơn 1:

Thời gianMón ănSố lượngNăng lượng (Kcal)
7hBún mọc1 tô vừa248
9hĐu đủ chín200g70
11h

Cơm

Chả cá

Canh bắp cải thịt heo

Su su luộc

3/4 bát

3 viên

1 bát

130g

359
13h150g68
17h

Cơm

Cá kèo kho rau răm

Canh cải xoong thịt heo

Đậu bắp luộc

3/4 bát cơm

4 con

1/2 bát

170g

354
19hSữa dành cho người tiểu đường27g118

 

– Thực đơn 2:

Thời gianMón ănSố lượngNăng lượng (Kcal)
7hBánh mỳ trứng1 cái vừa333
9hBưởi4 múi48
11h

Cơm

Thịt gà kho gừng

Canh bí đao

Canh rau lang luộc

1 bát

50g

1 bát

500g

431
13hThanh long170g68
17h

Cơm

Đậu hũ nhồi thịt sốt cà

Canh rau dền tôm tươi

1 bát

1/2 miếng

1 bát

428
19hSữa dành cho người bị tiểu đường32g140

 

– Thực đơn 3:

Thời gianMón ănSố lượngNăng lượng (Kcal)
7hBún riêu1 tô vừa392
11h

Cơm

Cá thu sốt cà

Canh cải xanh nấu cá thác lác

Bí xanh luộc

Ổi

1 chén

1/2 khứa

1 chén

200g

498
13hThanh long1/2 trái nhỏ80
17h

Cơm

Tép kho

Canh mồng tơi nấu tôm

Bông cải

Ổi

1 chén

11 con

1 bó 170g

150g

1/2 trái

477
19hSữa dành cho người bị tiểu đường36g158

 

– Thực đơn dành cho bệnh nhân tiểu đường xây dựng trong một tuần:

 Sáng (6h-7h)Trưa (11h – 12h)Chiều (15h)Tối (17h – 18h)
Thứ hai

Phở gà

2 múi bưởi

Một bát cơm

Canh bí đỏ nấu thịt

Thịt chưng trứng, nấm mèo

Dưa hấu, dưa chuột, cà chua

1 chiếc bánh flan

Một bát cơm

Thịt kho đậu hũ

Dưa cải

3 quả táo ta

Thứ ba

6 chiếc bánh há cảo

1 quả quýt

Một bát cơm

Canh măng chua cá hồi

Thịt kho trứng

Rau muốn luộc

1/2 quả lê

1 chiếc bánh flan nhỏ

Một bát cơm

Canh cải xoong nấu tôm

Thịt kho đậu

Dưa cải

3 trái táo ta

Thứ tư

Bánh canh thịt

Nho

Một bát cơm

Canh bầu nấu tôm

Xíu mại

Rau càng cua trộn dầu dấm

1 quả sa bô chê

Bánh quy ít đường

Một bát cơm

Canh cải xanh nấu thịt

Gà nấy nấm

1/2 miếng thanh long

Thứ năm

Bánh mỳ cá hộp

1 – 2 miếng mãng cầu xiêm

Bún mọc

1 chiếc bánh xu kem

1/2 trái bắp luộc

Một bát cơm

Canh bắp cải nấu thịt

Cá hú kho

Rau lang luộc

4 quả chôm chôm

Thứ sáu

1 tô hoành thánh

1/2 quả vú sữa

Một bát cơm

Canh rau dền, mồng tơi

Đậu que luộc

2 quả hồng

1 hộp sữa chua

Một bát cơm

Canh bí đao nấu thịt nạc

Khổ qua xào trứng

1/2 quả táo

Thứ bảy

1 đĩa bánh cuốn

1 miếng dứa

Hủ tiếu bò kho

1 miếng dưa hấu

1 chiếc bánh flan nhỏ

Một bát cơm

Canh đậu hũ hẹ thịt

Mực nhồi thịt sốt cà

Súp lơ xào tỏi

1/2 trái ổi

Chủ nhật

1 bát cháo đậu đỏ

1/2 quả cam

1/2 bát mỳ quảng

3 quả măng cụt

1 miếng dưa lê

Một bát cơm

Canh khổ qua hầm 

Cá chép chưng tương

1 miếng thanh long

Trên đây là thông tin về chế độ ăn uống và một số thực đơn dành cho người bị tiểu đường bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc làm chậm quá trình phát triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Bệnh cạnh đó, trong quá trình ăn uống người bệnh nên chú ý ăn chậm nhai kỹ giúp mang lại cảm giác no lâu, nên tăng cường bổ sung chất xơ để ngăn cản sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Gạo dành cho người tiểu đường loại nào tốt, mua ở đâu?

Gạo là thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn ở các gia đình thuộc nước Á Đông. Khi…

3 thuốc trị tiểu đường của Mỹ tốt nhất hiện nay (có giá)

Các loại thuốc trị tiểu đường của Mỹ hiện nay vô cùng đa dạng, được nghiên cứu và phát triển…

Thuốc Metformin trị bệnh tiểu đường: Cách sử dụng & giá bán

Thuốc Metformin là thuốc trị tiểu đường thuộc nhóm biguanid, thường được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.…

TOP 5 sữa cho người tiểu đường an toàn, đáng tin cậy

Sữa cho người tiểu đường là sản phẩm được thiết kế đặt biệt để bổ sung một phần hoặc thay…

Ăn nhiều đường có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bài viết này giúp bạn đọc quan…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua