Đường dành cho người tiểu đường loại nào tốt, an toàn?
Việc sử dụng các loại đường dành cho người tiểu đường sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, không phải loại đường nào cũng được chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin của một số loại đường an toàn với người bệnh tiểu đường.
Tại sao người tiểu đường cần dùng loại đường dành riêng cho họ
Đối với bệnh nhân tiểu đường, chế độ dinh dưỡng quyết định một phần quan trọng với quá trình kiểm soát đường huyết. Khuyến cáo dành cho người bệnh là giảm hàm lượng đường trong chế độ ăn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đường là một loại gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn. Nhưng nếu sử dụng đường thì người bệnh lại gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Như vậy, làm thế nào để giải quyết được vấn đề này?
Hiện nay, trên thị trường có cung cấp rất nhiều loại đường dành riêng cho người tiểu đường. Thay vì sử dụng đường kính thông thường thì người bệnh có thể dùng các loại đường chuyên dụng này.
Hầu hết các loại đường dành cho người tiểu đường có độ ngọt cao nhưng lại ít ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Đồng thời, chúng còn chứa hàm lượng calo rất thấp. Điều này đảm bảo người bệnh có thể sử dụng mà vẫn kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.
Top 6 loại đường an toàn dành cho người tiểu đường
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, nhiều loại đường dành cho người tiểu đường đã được bào chế. Dưới đây là 6 loại được cho là an toàn, nhiều người tin dùng nhất.
Người bệnh tiểu đường có thể tham khảo và lựa chọn để thay thế cho đường kính thông thường trong chế độ ăn hằng ngày.
1. Đường Stevia
Đây là một loại chất làm ngọt tự nhiên được bào chế từ cây cỏ ngọt nên còn được gọi với tên gần gũi hơn là đường cỏ ngọt. Loại đường này có độ ngọt lớn hơn khoảng gần 300 lần so với đường kính thông thường.
Đường Stevia không chứa calo, đồng thời cũng không làm tăng chỉ số đường trong máu. So với các sản phẩm thay thế đường khác thì trên thị trường đường Stevia thường được bán với mức giá cao hơn.
Ngoài ra, Stevia vẫn tồn tại một dư vị cay đắng mà nhiều người có thể thấy khó chịu. Thống kê cho thấy rằng, một số ít người còn bị đầy hơi, buồn nôn ở những lần đầu tiêu thụ loại đường này.
Đường Stevia được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ công nhận là an toàn dành cho người bệnh tiểu đường. Lượng tiêu thụ hằng ngày cho phép của loại đường này ở vào khoảng 4mg/1kg thể trọng.
2. Đường Saccharin
Đây cũng là một loại đường mà người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn để thay thế. Nó không chứa calo và ngọt hơn khoảng từ 200 – 700 lần đường kính thông thường.
Saccharin là sản phẩm thay thế đường kính thông thường lâu đời phổ biến từ những năm 1960 – 1970. Sweet Twin, Necta Sweet, Sweet Twin… là một số nhãn hiệu Saccharin thông dụng nhất.
Đường Saccharin không tạo ra năng lượng, đồng thời cũng không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin của cơ thể. Chính vì thế mà người bệnh tiểu đường có thể yên tâm sử dụng trong ăn uống thường ngày. Hàm lượng sử dụng an toàn của Saccharin là dưới 15mg/1kg thể trọng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu đang trong quá trình mang thai thì phụ nữ không nên sử dụng đường Saccharin. Một số nghiên cứu cho thấy, loại đường này không an toàn tuyệt đối với sức khỏe thai kỳ.
3. Đường Sucralose
Đây cũng là một trong những loại đường dành cho người tiểu đường, nó có độ ngọt gấp khoảng 600 lần đường kính thông thường. Ưu điểm lớn nhất cùa đường Sucralose đó là không bị đổi mùi hay mất độ ngọt dù chế biến với nhiệt độ cao.
Nếu sử dụng với một hàm lượng phù hợp thì đường Sucralose sẽ ít gây ảnh hưởng đến hàm lượng insulin cũng như chỉ số đường huyết. Tương tự như Saccharin, hàm lượng 15mg/1kg thể trọng mỗi ngày được cho là an toàn với đường Sucralose. Việc sử dụng Sucralose sẽ giúp cho chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường trở nên dễ chịu hơn.
4. Đường Aspartame
Aspartame cũng là loại đường có độ ngọt tương đối cao, gấp khoảng 200 lần so với đường mía thông thường. Nó được bày bán rộng rãi trên thị trường với nhiều tên thương hiệu khác nhau. Phổ biến nhất là Nutrasweet và Equal.
Nhiều nghiên cứu nhận định, đường Aspartame khi được dung nạp vào cơ thể sẽ ít bị thẩm thấu trong máu. Chính vì thế mà Aspartame được xếp vào nhóm đường mà bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn.
Tuy nhiên, người bệnh cũng cần cẩn trọng khi sử dụng Aspartame. Một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu, nóng rát lưỡi hay dị ứng da… có thể phát sinh nếu dùng quá liều lượng khuyến cáo. Và loại được này có một nhược điểm nữa là không giữ được độ ngọt khi chế biến ở nhiệt độ cao.
5. Đường Neotame
Neotame là loại đường siêu ngọt, độ ngọt của nó gấp khoảng hơn 7000 lần so với đường kính thông thường. Vào năm 2002, loại đường này chính thức được Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp nhận sử dụng. Đến nay, đường Neotame đã được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Hàm lượng Neotame được cho là an toàn khi dùng dưới 0,3mg/1kg thể trọng. Một ưu điểm rất lớn của đường Neotame là cả phụ nữ mang thai, cho con bú hay trẻ nhỏ đều có thể sử dụng.
6. Đường Acesulfame K
Loại đường này cũng có thể dành cho bệnh nhân tiểu đường khi nó có độ ngọt gấp khoảng 200 lần so với đường kính bình thường. Tuy nhiên, đường Acesulfame K vẫn còn dư vị đắng nên có thể sẽ khiến nhiều người khó chịu.
Các nghiên cứu cho thấy, đường Acesulfame K không chứa calo. Đồng thời khi dung nạp vào cơ thể chúng sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Bạn có thể dùng đường Acesulfame K với hàm lượng an toàn khoảng 15mg/1kg thể trọng.
Bài viết đã cung cấp những thông tin cần biết về một số loại đường dành cho người bệnh tiểu đường. Bạn có thể cân nhắc để lựa chọn loại đường phù hợp để thay thế cho đường kính thông thường trong chế độ ăn. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đưa ra chọn lựa tốt nhất, phù hợp với hiện trạng bệnh. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn cho quá trình kiểm soát đường huyết.
Có thể bạn quan tâm: Cách phòng bệnh tiểu đường qua ăn uống, sinh hoạt
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!