Chữa tiểu đường bằng đậu bắp có thực sự hiệu quả?

Sử dụng đậu bắp chữa tiểu đường từ lâu đã là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Thế nhưng, chữa tiểu đường bằng đậu bắp có thật sự hiệu quả, dùng đậu bắp như thế nào mới là đúng cách và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 

Chữa tiểu đường bằng đậu bắp có thật sự hiệu quả là thắc mắc của nhiều người
Chữa tiểu đường bằng đậu bắp có thật sự hiệu quả là thắc mắc của nhiều người

Tác dụng chữa tiểu đường của đậu bắp

Không phải ngẫu nhiên mà đậu bắp lại thường xuyên được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị tiểu đường. Trước khi đi vào tìm hiểu tác dụng chữa tiểu đường của đậu bắp cùng sơ lược một số thông tin về loại cây này.

Sơ lược về đậu bắp

Đậu bắp hay mướp tây, bắp chà, bụp bắp có tên khoa học là Abelmoschus esculentus Moench, họ Bông, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Là loại cây thân thảo, mọc đứng, có thể cao đến 2,5m, lá hình tim hoặc chân vịt, có lông dài, mép có răng lớn. Quả đậu bắp có nang dài hoặc dựng đứng, màu lục sáng, mặt cắt hình thoi, chiều dài 3,5cm. 

Đậu bắp là một loại rau quen thuộc thường xuất hiện trong bữa cơm gia đình của người Việt nhất là vào những ngày hè oi bức. Nhiều người thường chỉ biết đến khả năng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón của loại thực phẩm này mà không hề biết rằng đậu bắp còn có tác dụng chữa tiểu đường. 

Công dụng của đậu bắp trong chữa tiểu đường

Theo đông y, đậu bắp vị chua dịu, tính mát, có tác dụng giảm đau, làm dịu triệu chứng các bệnh lậu, táo bón, bạch đới, bí tiểu tiện. Không chỉ vậy, rễ và lá đậu bắp còn có thể giúp chữa ho, viêm họng. Quả đậu bắp cả tươi lẫn khô đều mang lại tác dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Theo một nghiên cứu được thực hiện ở Thụy Điển, trong đậu bắp có chứa một thành phần có tên gọi là Myricetin. Chất này có tác dụng khá tốt trong việc giảm lượng đường trong máu do có khả năng làm tăng sự hấp thu glucose từ các tế bào cơ. Một nghiên cứu khác tại Ấn Đô cũng chỉ ra rằng, đậu bắp có khả năng kích thích tuyến tụy sản sinh lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Việc sử dụng liên tục đậu bắp có thể hỗ trợ làm giảm đáng kể lượng triglyceride, giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra, đậu bắp còn chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan làm nên độ nhớt của loại rau nên. Chất nhớt này rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp người mắc tiểu đường có cảm giác no lâu. Đồng thời, việc sử dụng đậu bắp còn giúp làm chậm quá trình hấp thu glucose trong máu sau khi ăn từ đó giữ cho đường huyết luôn ở mức ổn định.

Cách dùng đậu bắp chữa tiểu đường

Có nhiều cách dùng đậu bắp
Có nhiều cách dùng đậu bắp để hỗ trợ điều trị

Đậu bắp là một thực phẩm giá rẻ, được bán rộng rãi ở nhiều nơi. Có 2 cách dùng đậu bắp chữa tiểu đường như sau:

Chỉ sử dụng đậu bắp

Người bệnh có thể chỉ sử dụng đậu bắp để hỗ trợ điều trị. Đây là phương pháp đơn giản, an toàn lại rất dễ thực hiện. Phương pháp chữa tiểu đường bằng đậu bắp như sau:

  • Lấy 100g đậu bắp tươi non, rửa sạch, cắt bỏ phần đầu và đuôi. 
  • Cắt nhỏ đậu bắp theo chiều dọc rồi ngâm với nước lọc trong hũ thủy tinh để qua đêm
  • Khi thấy nước ngâm có chứa chất nhầy thì chắt nước uống, bỏ phần bã.
  • Thực hiện liên tục, uống trước bữa sáng từ 15 – 20 phút để thấy hiệu quả.

Dùng đậu bắp với lá ổi, sa kê

Đậu bắp kết hợp với lá hoặc búp ổi non và lá sa kê là một trong những bài thuốc dân gian chữa tiểu đường được nhiều người sử dụng. Theo nghiên cứu khoa học, lá sa kê và ổi đều có tác dụng hạ đường huyết, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

Cách thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị 100g lá sa kê vàng vừa rụng khỏi cây, 100g đậu bắp, 20g búp ổi tươi. 
  • Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị, sa kê và lá ổi có thể vò sơ qua, để ráo nước.
  • Sắc với 2 lít nước trong nồi hoặc ấm đất đun với lửa than, thấy còn 500ml thì tắt bếp.
  • Đợi nguội, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Lưu ý: Để đạt được kết quả, nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thức ăn giàu đường, tinh bột, chất béo ảnh hưởng đến quá trình điều trị. 

Chữa tiểu đường bằng đậu bắp có thật sự hiệu quả

Có thể thấy, phương pháp chữa tiểu đường bằng đậu bắp quả thật có cơ sở để áp dụng. Tuy nhiên, cũng giống như những phương pháp dân gian khác, đậu bắp chỉ có tác dụng ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng bệnh mà không có khả năng điều trị tận gốc. Do đó, tuyệt đối không sử dụng đậu bắp thay thế cho thuốc điều trị và không nên “thần thánh” hóa phương pháp này.

Thật sự, chữa tiểu đường bằng đậu bắp có mang lại hiệu quả hay không thì còn phụ thuộc vào cơ địa, cách thực hiện và mức độ kiên trì của người bệnh. Thảo dược, phương pháp dân gian, thuốc Đông y mang đến tác dụng chậm, không thể khỏi bệnh sau 1 – 2 ngày sử dụng mà phải cần thời gian. 

Chính vì vậy, đậu bắp chỉ có tác dụng hạ đường huyết cho người tiền tiểu đường, khống chế chỉ số đường huyết ở mức ổn định cho bệnh nhân tiểu đường. Và không có tác dụng chữa tiểu đường thay thế thuốc mà chỉ được xem là phương pháp hỗ trợ. Mặc dù không thể chữa dứt điểm bệnh nhưng việc sử dụng đậu bắp khá dễ dàng và thật sự có tác dụng ổn định đường huyết tốt một cách an toàn. Do đó, song song với việc điều trị theo phác đồ, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng đậu bắp. 

Tác dụng khác của đậu bắp

Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, đậu bắp cũng là loại rau nhiều dưỡng chất, có ích cho sức khỏe của người sử dụng. Một số lợi ích khác của đậu bắp có thể kể đến như:

  • Tốt cho người căng thẳng mệt mỏi: Đậu bắp chứa ít Calo, giàu chất chống oxy hóa như catechin, epicatechin, procyanidin B1, B2, quercetin, rutin có khả năng cải thiện tình trạng căng thẳng mệt mỏi, stress và ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả.
  • Tốt cho phụ nữ mang thai: Đậu bắp cũng giàu folate, một hợp chất quan trọng với phụ nữ mang thai tốt cho sự phát triển của thai nhi và hỗ trợ duy trì những tế bào mới trong cơ thể.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Đậu bắp là thực phẩm giàu chất xơ, có khả năng nhuận tràng, thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.,
  • Làm đẹp da: Không chỉ giàu chất chống oxy hóa, đậu bắp cũng nhiều vitamin C, sử dụng thường xuyên sẽ giúp da khỏe mạnh, mịn màng hơn.
  • Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác như giảm suy thận, ngăn ngừa bệnh thận. 

Những lưu ý khi sử dụng đậu bắp

Khi sử dụng đậu bắp cần lưu ý nhiều vấn đề
Khi sử dụng đậu bắp cần lưu ý nhiều vấn đề

Mặc dù tiểu đường rất tốt cho sức khỏe nhất là người bệnh tiểu đường, tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không nên lạm dụng đậu bắp, sử dụng quá nhiều đậu bắp cũng không tốt cho cơ thể đặc biệt là sự hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.
  • Nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây lắng đọng ở thận gây sỏi thận vì đậu bắp giàu oxalat (một hợp chất hóa học tạo thành các tinh thể hình kim).
  • Dễ gây ra hiện tượng đầy hơi, tiêu chảy, chuột rút, không phù hợp với người gặp các vấn đề về đường ruột do chứa nhiều fructans.
  • Có thể làm giảm tác dụng của thuốc Metformin, nếu sử dụng loại thuốc này thì không nên dùng đậu bắp.
  • Thường xuyên thăm khám, kiểm tra đường huyết để kiểm soát và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp.

Tóm lại, vẫn chưa có đủ cơ sở khoa học để chứng minh đậu bắp có thể chữa được bệnh tiểu đường, đây vẫn chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị và không có khả năng thay thế thuốc. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được xét nghiệm và áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa theo phác đồ phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Suy giảm trí nhớ và đau đầu là một trong những biểu hiện lâm sàng của người hạ huyết áp Hạ đường huyết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Nhiều người vẫn nghĩ tình trạng hạ đường huyết chỉ xảy ra với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thực…

Ăn nhiều đường có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bài viết này giúp bạn đọc quan…

Hạ đường huyết đột ngột là tình trạng giảm chỉ số đường huyết bất ngờ hay xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường Hạ đường huyết đột ngột – Cách xử lý, cấp cứu

Hạ đường huyết đột ngột là là một trong tình trạng cấp tính nguy hiểm, nếu không biết cách xử…

Các biến chứng của bệnh tiểu đường khiến bạn không dám nhìn

Tiến triển âm thầm nhưng bệnh tiểu đường lại tàn phá cơ thể và gây nhiều biến chứng nguy hiểm…

TOP 5 sữa cho người tiểu đường an toàn, đáng tin cậy

Sữa cho người tiểu đường là sản phẩm được thiết kế đặt biệt để bổ sung một phần hoặc thay…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua