Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày gây khó thở là một triệu chứng không thoải mái, phản ánh mối liên hệ giữa hệ tiêu hóa và hô hấp. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tổng quan về tình trạng trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày, hay trào ngược acid, là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược vào thực quản, thường do tăng tiết acid và suy giảm chức năng cơ thắt dưới thực quản. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm suy cơ thắt, thoát vị cơ hoành, và ứ đọng thức ăn. Người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như đau tức ngực, ợ chua, buồn nôn và khó nuốt.
Mặc dù trào ngược dạ dày không quá nguy hiểm, nhưng tình trạng kéo dài có thể gây viêm loét thực quản do axit bào mòn niêm mạc, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Tham khảo: Khi bị đau dạ dày cấp nên uống thuốc gì?
Tại sao trào ngược dạ dày lại gây khó thở
Thông thường, khi bị khó thở thì nguyên nhân được nghĩ đến đầu tiên sẽ là các vấn đề về hệ hô hấp. Tuy nhiên, đây cũng là một triệu chứng rất thường gặp ở những người bị trào ngược dạ dày.
Có 3 yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm:
- Áp Lực lên Thực Quản: Acid và thức ăn trào ngược gây áp lực lớn, ảnh hưởng đến khí quản và gây khó thở.
- Kích Thích Hệ Thần Kinh: Acid kích thích niêm mạc thực quản, gây co rút cơ lồng ngực, chèn ép đường thở.
- Tắc Nghẽn Đường Thông Khí: Lượng acid dư thừa đẩy thức ăn lên thực quản và vòm họng, tắc nghẽn đường thở.
Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?
Tình trạng trào ngược dạ dày thường sẽ không quá nghiêm trọng nếu can thiệp sớm. Tuy nhiên, trong trường hợp nó gây ra hiện tượng tức ngực, khó thở thì người bệnh nên chú ý.
Một số thông tin về biến chứng trào ngược dạ dày gây khó thở dưới đây sẽ giúp bạn hình dung mức độ nguy hiểm của nó:
1. Các vấn đề hô hấp
Trào ngược dạ dày gây khó thở có thể phát sinh các vấn đề hô hấp điển hình như:
- Viêm họng
- Viêm thanh quản
- Viêm khí quản
- Viêm phế quản
- Viêm phổi
Các chuyên gia cho biết các bệnh hô hấp do trào ngược dạ dày thường diễn tiến phức tạp và rất khó để điều trị triệt để. Hơn thế nữa, bệnh còn dễ tái phát trở lại nếu không chú ý chăm sóc và dự phòng.
Xem ngay: Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Trứng Gà Cải Thiện Sức Khỏe
2. Barrett thực quản
Đây là một tình trạng rối loạn thường phát sinh khi dịch vị trào lên thực quản trong thời gian kéo dài. Lúc này, lớp lót tại vùng thấp thực quản sẽ có dấu hiệu biến đổi màu sắc do tiếp xúc quá thường xuyên với acid dịch vị. Khoảng 5% đối tượng bị Barrett thực quản sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao mắc ung thư thực quản.
3. Viêm loét thực quản
Khi bị trào ngược dạ dày, lượng acid trào lên thường xuyên sẽ khiến lớp niêm mạc bị bào mòn dần. Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn cùng các tác nhân gây hại tấn công và gây ra các phản ứng viêm, kích hoạt quá tình viêm nhiễm.
Các phản ứng viêm nếu không can thiệp kịp thời sẽ phát triển rất nhanh chóng. Lúc này tại niêm mạc thực quản sẽ bắt đầu hình thành nên các vết loét. Triệu chứng thường sẽ nặng nề và nghiêm trọng hơn nhiều so với tình trạng viêm.
4. Ung thư thực quản
Biến chứng này mặc dù không thường gặp nhưng vẫn có nguy cơ phát sinh. Đặc biệt là ở những người bệnh trên 50 tuổi. Ung thư thực quản là tình trạng y tế nguy hiểm có thể lấy đi sinh mạng người bệnh nếu không kiểm soát kịp thời.
Xem thêm: Viêm lưỡi khi bị trào ngược dạ dày và cách điều trị hiệu quả
Trào ngược dạ dày gây khó thở phải làm sao?
Đối phó với khó thở do trào ngược dạ dày, người bệnh cần thăm khám sớm để chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị. Ngoài ra, có thể khắc phục tạm thời triệu chứng bằng cách sử dụng các loại dược liệu tự nhiên và xây dựng chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt lành mạnh.
1. Sử dụng dược liệu tự nhiên
Một số loại nguyên liệu quen thuộc từ tự nhiên như nha đam hay gừng đều có thể đáp ứng các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Hướng dẫn sử dụng gừng:
- Nguyên liệu: 500g gừng tươi, 250ml giấm táo, 50g đường trắng.
- Thực hiện: Gừng gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái lát rồi ngâm trong nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo. Đun sôi giấm táo rồi cho đường vào quấy đều và để nguội. Cho gừng vào hũ thủy tinh rồi đổ ngập nước giấm lên. Sau một tuần là có thể sử dụng, nên ăn một ít gừng ngâm giấm vào trước các bữa ăn.
Đọc thêm: Đau Dạ Dày Đắng Miệng Do Đâu? Khắc Phục Làm Sao?
Hướng dẫn sử dụng nha đam:
- Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi.
- Thực hiện: Đem nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ để nạo lấy phần thịt bên trong. Xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố rồi chắt lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ cần uống 1 lần duy nhất trước bữa ăn 20 phút.
Ngoài gừng và nha đam thì vẫn còn một số nguyên liệu khác có thể đáp ứng với các triệu chứng trào ngược. Có thể kể đến như trà hoa cúc, nghệ vàng, mật ong… Mặc dù các liệu pháp từ tự nhiên thường lành tính và an toàn nhưng người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
2. Bài tập hữu ích
Một số bài tập đơn giản có thể giúp bạn xoa dịu nhanh triệu chứng. Đồng thời khiến tinh thần thoải mái, tránh hiện tượng khó thở, tức ngực kéo dài.
Bạn có thể dùng lực của bàn tay để trực tiếp xoa lên vùng bụng trong vòng 5 – 10 phút. Lưu ý xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Ngoài ra có thể tập thêm các bài tập khác để hỗ trợ. Ví dụ như bài tập co gối hay các động tác yoga cơ bản.
Lưu ý: Không nên tập luyện bất cứ bài tập nào khi bụng đói hay khi quá no. Tuyệt đối tránh một số tư thế như cúi gập người, trồng cây chuối, nằm nâng tạ…
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất giúp bạn ngăn ngừa trào ngược axit hiệu quả. Từ đó không chỉ cải thiện những triệu chứng ợ hơi, ợ chua mà còn tránh gây khó thở, ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Cần chú ý đến các vấn đề được đề cập dưới đây:
- Bổ sung thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như: Sữa chua, bột yến mạch, bánh mì, rau xanh.
- Tránh rượu bia, trà đặc, cà phê, thức uống có gas.
- Kiêng thức ăn chua cay, chiên xào, và đồ chế biến sẵn.
- Chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ.
- Giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc.
- Tránh nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
Hi vọng dựa vào những thông tin được nêu ra ở trên, người đọc sẽ hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa trào ngược dạ dày và tình trạng khó thở, từ đó nhận biết và áp dụng các biện pháp phòng tránh cũng như điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng liên quan.
Có thể bạn quan tâm
- 7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả từ ngàn xưa
- Thuốc Muối Nabica Là Gì? Chữa Đau Dạ Dày Được Không?
Bình luận (1)
Chào bác sĩ.
Làm sao để biết được chắc chắn mình bị trào ngược dạ dày ạ.
Con bị các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó thở, thỉnh thoảng đau vùng bụng, hay bị viêm họng, đặc biệt là khó thở, liệu có phải là trào ngược dạ dày không ah?
Việc điệu trị bằng dùng thuốc Tây và sơ cần bình vị cùng lúc được không ạ?
Con cảm ơn ạ.