Đau Dạ Dày Đắng Miệng Do Đâu? Khắc Phục Làm Sao?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau dạ dày đắng miệng là triệu chứng khá phiền toái khiến nhiều người bệnh mệt mỏi. Vì không chỉ đắng miệng mà nó còn kéo theo giảm vị giác, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược… Vậy làm cách nào để khắc phục triệu chứng này? 

Đau dạ dày đắng miệng
Đắng miệng là một trong những triệu chứng thường gặp ở những người bị đau dạ dày

Nguyên nhân gây đắng miệng khi bị đau dạ dày

Nguyên nhân đau dạ dày bị đắng miệng thường là do hiện tượng trào ngược dạ dày hoặc do các loại thuốc trị đau dạ dày mà người bệnh sử dụng trong lúc điều trị. Cụ thể như sau:

Do trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý phổ biến đi kèm với đau dạ dày. Đây cũng chính là lý do gây ra đắng miệng cùng các triệu chứng liên quan khác.

Đau dạ dày đắng miệng
Trào ngược dạ dày thực quản khiến dịch mật và acid dịch vị trào ngược lên khoang miệng gây cảm giác đắng

Nguyên nhân là do sự xuất hiện của dịch mật trong khoang miệng kèm theo đó là acid dịch vị trào ngược lên thực quản và gây ra cảm giác đắng miệng. Ngoài ra, hiện tượng này còn kèm theo một số biểu hiện khác như buồn nôn, nôn ói, chán ăn, ăn không ngon miệng, hôi miệng vì dạ dày, đau rát cổ họng… 

Tham khảo: Sôi Bụng Đau Dạ Dày Cảnh Báo Điều Gì, Nguy Hiểm Không?

Do uống thuốc dạ dày

Có rất nhiều trường hợp phản ánh việc sau khi dùng thuốc trị đau dạ dày để lại vị đắng khó chịu kéo dài trong khoang miệng, thậm chí làm giảm vị giác, ăn uống không ngon, chán ăn…

Nguyên nhân gây ra đắng miệng khi bị đau bao tử
Một số loại thuốc sau khi được hấp thụ một phần sẽ được bài tiết qua nước bọt nên để lại vị đắng khó chịu trong khoang miệng

Nguyên nhân là do các các loại thuốc này sau khi được hấp thụ sẽ bài tiết một phần thông qua nước bọt nên gây ra cảm giác đắng miệng. Đây là một trong những tác dụng phụ nhẹ do thuốc gây ra và không nguy hiểm, có thể tự thuyên giảm sau vài ngày khi đã ngưng thuốc.

Xem ngay: Hạt Sang (Sành) Chữa Đau Dạ Dày Có Hiệu Quả Không?

Hướng dẫn những cách cải thiện triệu chứng đau dạ dày đắng miệng

Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng đắng miệng do đau dạ dày tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện bạn có thể tham khảo:

1. Nhai kẹo cao cao su không đường

Nhai kẹo cao su không đường có thể giảm cảm giác đắng do đau dạ dày bằng cách kích thích tiết nước bọt, làm loãng vị đắng. Tuy nhiên, nhai lâu dài có thể gây vị đắng, mòn răng, và mỏi hàm. Vì vậy, chỉ nên sử dụng kẹo cao su khi cần thiết và nhai kẹo nhanh, nhổ bỏ khi cảm giác đắng đã thuyên giảm.

2. Ăn chè hạt sen

Chè hạt sen có vị ngọt thanh, dễ ăn được biết đến với công dụng an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tinh thần của người bệnh. Đặc biệt, nhiều người còn truyền tai nhau về khả năng giảm triệu chứng đắng miệng do đau dạ dày.

3. Uống nước ép quả lê

Nếu bạn đang phải đối mặt với cảm giác đắng miệng kéo dài, hãy thử dùng ngay một ly nước ép lê để chấm dứt tình trạng này nhanh chóng. Ngoài ra, dùng lê để nấu nước uống hàng ngày còn là một bài thuốc hay giúp cải thiện tình trạng nóng rát, cay đắng khó chịu trong khoang miệng.

4. Uống nhiều nước

Người bệnh đau dạ dày gây đắng miệng uống nhiều nước không chỉ tốt trong việc giảm đau, xoa dịu dạ dày mà còn giúp làm ẩm khoang miệng, tránh khô miệng, giảm cảm giác đắng khó chịu. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nên uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát, mỗi lần uống từng ngụm nhỏ, tránh uống quá nhiều một lần.

Bạn có biết: Thuốc đau dạ dày dạng sữa là thuốc gì? Mua ở đâu?

5. Giữ vệ sinh răng miệng

Để giảm đắng miệng do đau dạ dày, việc duy trì vệ sinh răng miệng là vô cùng quan trọng. Hãy đánh răng kỹ lưỡng 2 lần mỗi ngày, ưu tiên sau bữa ăn 30 phút. Ngoài ra, sử dụng chỉ nha khoa trước và nước súc miệng sau khi đánh răng giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe răng miệng và giảm bớt cảm giác đắng.

Đau dạ dày đắng miệng
Đánh răng, súc miệng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ chất đắng trong khoang miệng

6. Hạn chế các yếu tố gây trào ngược dạ dày

Nếu bị đau dạ dày gây đắng miệng là do trào ngược dạ dày, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh trào ngược axit dạ dày như:

  • Từ bỏ thói quen ăn uống nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm quá chua, nhiều axit…
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn đêm hay ăn sau 8h tối.
  • Không nên ăn quá no, chỉ ăn lượng vừa phải hoặc chia nhỏ làm nhiều bữa phụ để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày. 
  • Sau khi ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng hỗ trợ tiêu hóa, tránh nằm ngay hay chạy nhảy, vận động quá sức. 
  • Ăn chậm, nhai kỹ để giảm tải áp lực cho dạ dày, dễ gây ra nguy cơ đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn… 

7. Điều chỉnh thực đơn ăn uống

Để hỗ trợ điều trị đau dạ dày và giảm triệu chứng đắng miệng, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là cực kỳ quan trọng:

  • Chọn thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu hóa như rau xanh và trái cây tươi có vị ngọt tự nhiên.
  • Tránh thực phẩm có hại như rượu bia, thuốc lá, thức ăn cay nóng, và thức ăn nhanh.
  • Uống một ly nước ấm pha với bột đinh hương hoặc quế vào buổi sáng để giảm đắng miệng và kích thích vị giác.
Thực đơn dành cho người đau bao tử
Ăn uống có chọn lọc với một chế độ phù hợp sẽ cải thiện triệu chứng đau dạ dày gây đắng miệng

Những điều chỉnh nhỏ trong thực đơn hàng ngày không chỉ giúp cải thiện sức khỏe dạ dày mà còn hỗ trợ tích cực trong việc giảm thiểu cảm giác đắng miệng, mang lại cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.

Đau dạ dày và đắng miệng có thể do nhiều nguyên nhân, từ chế độ ăn uống không lành mạnh đến stress thường xuyên. Để giải quyết tình trạng này, việc điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống là rất quan trọng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, đồng thời tránh tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ dẫn.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:34 - 03/04/2024 - Cập nhật lúc: 10:42 - 19/04/2024
Chia sẻ:
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu (cảnh báo sớm)

Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến hiện nay. Bệnh rất…

Hội chứng Mallory Weiss là gì? Biểu hiện, Chẩn đoán và Điều trị

Hội chứng Mallory-Weiss, còn được biết đến với tên gọi loét dạ dày-thực quản, là tình trạng chảy máu do…

Bị trào ngược dạ dày có đờm – Cách xử lý, điều trị

Tình trạng trào ngược dạ dày có đờm thường gây khó chịu ở cổ họng, đặc biệt là phần ở…

Viêm cuống dạ dày: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm cuống dạ dày là hiện tượng viêm cấp tính hoặc mãn tính khiến cho lớp lót bên trong lòng…

Khám dạ dày cho trẻ em ở đâu, bệnh viện nào tốt?

Tìm hiểu khám dạ dày cho trẻ em ở đâu tốt là điều cần thiết để xây dựng kế hoạch…

Bình luận (1)

  1. Võ văn thành
    Võ văn thành says: Trả lời

    Chào bs.
    Cho em hỏi vì sao em bị sung huyết hang vị mà uống thuốc mãi không lành. Em bị 5 năm rồi, gần đây đau liên tục, nội soi vẫn bị sung huyết. Uống thuốc tây không tác dụng. Mong bs tư vấn giúp.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua