Bí tiểu là hiện tượng gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bí tiểu là hiện tượng có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào, phản ánh tình trạng đi tiểu khó khăn. Triệu chứng này khiến người bệnh luôn thấy khó chịu, bứt rứt, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, những vấn đề về sức khỏe khác cũng sẽ rất dễ phát sinh.

bí tiểu
Bí tiểu là hiện tượng dễ gặp có thể gây nguy hiểm nếu không khắc phục sớm

Tìm hiểu chung về hiện tượng bí tiểu

Bí tiểu là hiện tượng không có khả năng làm bàng quang trống hoàn toàn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai. Trong đó những người đàn ông trong độ tuổi từ 50 – 60 có nguy cơ gặp phải cao nhất.

Hiện tượng này có thể xuất hiện ở dạng cấp tính hay mãn tính. Bí tiểu cấp tính thường đến khá đột ngột, có thể gây ra sự khó chịu, đau đớn lớn. Đây là một tình trạng y tế nguy hiểm, đôi khi có thể đe dọa cả tính mạng.

Còn bí tiểu mãn tính là tình trạng y tế kéo dài. Khi mắc phải hiện tượng này, người bệnh vẫn có thể đi tiểu nhưng lại không đẩy hết nước tiểu ra khỏi bàng quang. Nhiều người không biết họ bị bí tiểu mãn tính cho đến khi các vấn đề khác phát sinh, điển hình như nhiễm trùng đường tiết niệu.

1. Nguyên nhân

Ở nam giới, tình trạng này thường diễn ra chủ yếu là do tuyến tiền liệt mở rộng. Còn ở phụ nữ, sa bàng quang và trực tràng bị thụt vào phía thành sau của âm đạo là các nguyên nhân chính kích hoạt.

Ngoài ra, những yếu tố được đề cập dưới đây cũng có thể sẽ liên quan:

  • Nhiễm trùng: Thường liên quan đến nhiễm trùng tiền liệt tuyến ở nam giới. Khi tuyến tiền liệt sưng lên cũng sẽ gây chèn ép lên niệu đạo và chặn dòng nước tiểu. Ngoài ra, một số bệnh lây qua đường tình dục cũng có thể trở thành vấn đề đối với cả nam và nữ.
  • Yếu tố thần kinh: Dẫn truyền thần kinh từ bàng quang và niệu đạo lên não gặp trục trặc cũng sẽ khiến cho bàng quang hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân có thể do các bệnh như tiểu đường, đột quỵ, khối u, đa xơ cứng, thoát vị đĩa đệm… Phụ nữ sinh con qua âm đạo cũng sẽ dễ gặp các vấn đề về đường dẫn truyền thần kinh.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Một số loại thuốc nếu sử dụng dài ngày có thể khiến bạn bị bí tiểu. Điển hình nhất là các thuốc chống trầm cảm, kháng histamine, kháng cholinergic, thuốc giãn cơ và thuốc nội tiết tố.
  • Ảnh hưởng phẫu thuật: Thống kê cho thấy rằng, các phẫu thuật trực tràng, thay khớp háng, phẫu thuật trĩ hay phẫu thuật cho các vấn đề phần phụ ở phụ nữ thường có thể gây ra hiện tượng bí tiểu ngay sau đó. Một phần của vấn đề này là do tác dụng phụ từ các loại thuốc gây mê.
nguyên nhân bí tiểu
Hiện tượng bí tiểu có thể là hệ quả tạm thời sau khi thực hiện một phẫu thuật điều trị

Bên cạnh đó, một số vấn đề cấu trúc niệu đạo, bàng quang cũng có thể là nguyên nhân. Ví dụ như hẹp hay tắc nghẽn niệu đạo, van niệu đạo sau, thoát vị bàng quang…

2. Triệu chứng

Tùy thuộc vào dạng kích hoạt mà hiện tượng bí tiểu có thể xuất hiện với những triệu chứng khác nhau. 

Với chứng bí tiểu cấp tính thường đi kèm với những biểu hiện sau:

  • Không có khả năng đi tiểu
  • Đau đớn vùng chậu, niệu đạo
  • Đau dữ dội, khó chịu ở bụng dưới

Còn với bí tiểu mãn tính, triệu chứng có thể không rõ ràng. Biểu hiện có thể là:

  • Tần suất đi tiểu khoảng hơn 8 lần/ngày.
  • Gặp khó khăn khi bắt đầu tiểu, dòng nước tiểu yếu hay gián đoạn
  • Cần đi tiểu khẩn cấp nhưng lại rất ít khi thành công
  • Vẫn muốn đi tiểu ngay cả khi vừa tiểu xong
  • Không cảm nhận được khi bàng quang đầy
  • Khó chịu nhẹ, liên tục ở đường tiết niệu và bụng dưới
  • Có xu hướng tiểu đêm nhiều lần
  • Áp lực tăng lên ở vùng bụng, không tự chủ với việc đi tiểu

3. Ảnh hưởng

Tình trạng bí tiểu nếu không sớm được khắc phục cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống. Sống chung với hiện tượng này, người bệnh sẽ thường xuyên khó chịu, ăn không ngon ngủ không yên. Điều này chính là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó tập trung trong công việc.

bí tiểu là bệnh gì
Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống

Ngoài ra, các vấn đề nghiêm trọng hơn cũng có thể sẽ phát sinh. Nhất là khi hiện trạng kéo dài mà không có phương án can thiệp thích hợp. Sau đây là một số biến chứng mà hiện tượng bí tiểu gây ra:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Thông thường, nước tiểu có tính chất vô trùng với tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn lây nhiễm qua đường tiết niệu. Tuy nhiên, khi bị bí tiểu thì dòng nước tiểu sẽ trở nên bất thường. Điều này lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi niệu đạo mở chúng có thể xâm nhập và kích hoạt các phản ứng viêm. Đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm niệu đạo.
  • Tổn thương bàng quang: Hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến bàng quang bị kéo căng quá mức. Từ đó khiến cho các cơ mất khả năng co bóp vốn có và bị tổn thương vĩnh viễn.
  • Tổn thương thận: Tình trạng bí tiểu đôi khi sẽ khiến cho nước tiểu chảy ngược lại vào thận. Điều này có thể khiến thận bị ứ nước, suy giảm chức năng. Hỏng hay sẹo thận là những vấn đề dễ gặp nhất.

Chấn đoán hiện tượng bí tiểu như thế nào?

Đối với tình trạng cấp tính, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, đối với trường hợp mãn tính thì các xét nghiệm sẽ được chỉ định.

Để đưa ra chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả của một số thủ thuật y khoa sau đây:

  • Khám thực thể: Việc kiểm tra thể chất của vùng bụng dưới sẽ giúp xác định xem bàng quang của bạn có bị xẹp hay không. Bác sĩ có thể sử dụng các dụng cụ y khoa để gõ nhẹ vào phần bụng dưới.
  • Đo khoảng trống dư: Sau khi người bệnh đi tiểu, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để đo lường lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang. Bên cạnh đó, biện pháp sử dụng ống thông để đo khoảng trống dư cũng có thể được áp dụng.
  • Nội soi bàng quang: Để quan sát những bất thường xuất hiện bên trong niệu đạo và bàng quang.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Hình ảnh có thể hiển thị rõ các nguyên nhân gây ra vấn đề. Ví dụ như sỏi đường tiết niệu, khối u, chấn thương hay nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Các xét nghiệm Urodynamic: Thường là xét nghiệm Uroflowmetry hoặc nghiên cứu dòng chảy áp lực của nước tiểu.
  • Điện cơ: Sử dung các cảm biến đặc biệt nhằm đo hoạt động điện của các cơ và rễ dây thần kinh tại bàng quang cũng như cơ thắt.
chữa bí tiểu
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán và đưa ra cách trị tương thích

Kết quả của các thủ thuật y khoa trên đây sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán hiện trạng cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu. Từ đó có thể đưa ra được cách can thiệp phù hợp nhất với từng đối tượng người bệnh.

Cách điều trị bí tiểu cho hiệu quả nhanh

Thông thường bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố dưới đây để lựa chọn cách điều trị phù hợp cho từng đối tượng người bệnh:

  • Nguyên nhân gây ra vấn đề
  • Biểu hiện nặng nhẹ của các triệu chứng
  • Khả năng đáp ứng của sức khỏe người bệnh với các biện pháp

Dưới đây là một số biện pháp có thể sẽ được lựa chọn:

1. Dẫn lưu bàng quang

Biện pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng ống thông để thoát nước tiểu ra khỏi bàng quang. Dẫn lưu bàng quang được dùng phổ biến trong việc khắc phục chứng bí tiểu cấp tính. Trước hết nó sẽ làm giảm áp lực và đau đớn, sau đó có thể ngăn ngừa những tổn thương cho bàng quang.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ, tiếp đến là đặt ống thông qua niệu đạo vào bàng quang. Trường hợp niệu đạo hẹp, bác sĩ sẽ gây mê bà đặt ống thông qua bụng dưới, ngay trên xương mu, rồi thông vào bàng quang.

Đối với bí tiểu mãn tính, việc dẫn lưu bàng quang cũng có thể được áp dụng. Điển hình nhất là khi các phương pháp điều trị khác không đáp ứng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn để người bệnh có thể tự thông tiểu khi thật sự cần thiết.

2. Giãn niệu đạo

Phương pháp này sẽ được thực hiện trong trường hợp người bệnh bị bí tiểu do niệu đạo hẹp. Giãn niệu đạo được thực hiện bằng cách lần lượt chèn các ống chuyên dụng có kích thước ngày càng rộng vào niệu đạo. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể bơm một quả bóng nhỏ ở phía cuối ống thông bên trong niệu đạo.

Cả việc dùng ống hay bơm bóng đều có chung mục đích là làm giãn niệu đạo để cho phép dòng nước tiểu lưu thông dễ dàng hơn. Biện pháp này thường được tiến hành sau khi gây tê tại chỗ nhưng trong một số trường hợp, người bệnh có thể được gây tê vùng.

3. Stent niệu đạo

Đây là một cách điều trị khác cho tình trạng hẹp niệu đạo. Bác sĩ sẽ tiến hành chèn một ống nhân tạo, còn được gọi là stent vào ngay đoạn niệu đạo bị hẹp.

điều trị bí tiểu
Đặt stent niệu đạo là cách có thể được áp dụng khi tình trạng bí tiểu do hẹp niệu đạo gây ra

Việc đặt stent thường là tạm thời, tuy nhiên có nhiều trường hợp, người bệnh sẽ phải đặt vĩnh viễn. Stent có cơ chế mở rộng như một lò xo, giúp đẩy lùi các mô xung quanh và mở rộng niệu đạo.

4. Thuốc tuyến tiền liệt

Thường được áp dụng khi tình trạng bí tiểu diễn ra khi tuyến tiền liệt ở nam giới gặp vấn đề. Phổ biến nhất là tuyến tiền liệt mở rộng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tuyến tiền liệt thu nhỏ cũng là nguồn căn của vấn đề.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ lên toa thuốc phù hợp. Thuốc được dùng sẽ giúp ức chế sự phát triển hoặc thu nhỏ của tuyến tiền liệt. Từ đó có thể hỗ trợ cải thiện tốt hơn một số triệu chứng bí tiểu. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua bất cứ loại thuốc nào để điều trị khi bác sĩ chưa chỉ định. Bởi việc dùng thuốc sai mục đích và kế hoạch sẽ rất dễ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng.

5. Bấm huyệt

Đây là một biện pháp từ y học cổ truyền được cho là có thể đáp ứng với trường hợp bí tiểu. Kỹ thuật được mô tả là xoa bóp, day miết hay nhào vùng bụng dưới.

Các huyệt cần tác động bao gồm: trung quản, hạ quản, thiên khu, quan nguyên, đại hoành… Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần trong khoảng 30 phút. Tuy nhiên, biện pháp này cần được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn.

Bí tiểu là tình trạng dễ gặp, nhiều người chủ quan cho rằng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không sớm điều trị nó cũng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hãy sớm đến các cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ đưa ra phương án can thiệp thích hợp.

Bạn nên tìm hiểu thêm:

Ngày đăng 09:02 - 11/06/2022 - Cập nhật lúc: 14:13 - 28/05/2024
Chia sẻ:
thận ứ nước nên ăn gì kiêng gì Bị thận ứ nước nên ăn gì, kiêng gì cải thiện bệnh?

Người bị thận ứ nước cần thiết lập kế hoạch ăn kiêng phù hợp để hỗ trợ quá trình điều…

Vén màn bí ẩn bài thuốc ĐẠI BỔ THẬN ĐỖ MINH hơn 150 năm tuổi chữa bệnh thận có thực sự TỐT?

Xoay quanh những lời đồn thổi về hiệu quả bài thuốc Đại bổ Thận Đỗ Minh chữa bệnh thận -…

Rửa bàng quang có tác dụng gì? Kỹ thuật và chi phí

Phương pháp rửa bàng quang có tác dụng làm sạch cặn bẩn hay cục máu đông trong bàng quang, giúp…

10+ loại nước uống đánh tan sỏi thận – dân gian thường dùng

Người bị sỏi thận được khuyên nên uống nhiều nước để đào thải viên sỏi ra ngoài qua đường nước…

Tán Sỏi Niệu Quản – Chi Phí, Quy trình & Chăm sóc sau mổ

Tán sỏi niệu quản là phương pháp điều trị bệnh sỏi niệu quản khá phổ biến. Phương pháp này được…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua