Bỏ túi 6 bài thuốc trị tiểu rắt cực hay ngay tại nhà

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tiểu rắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày với lượng nước tiểu rất ít, gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Trong bài viết là một số bài thuốc trị chứng tiểu rắt tại nhà rất đơn giản và hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Một số bài thuốc có tác dụng điều trị chứng tiểu rắt tại nhà
Một số bài thuốc có tác dụng điều trị chứng tiểu rắt tại nhà

Những điều cần biết về hiện tượng tiểu rắt

Tiểu rắt là tình trạng khá phổ biến, nó có thể xảy ra với mọi đối tượng. Bệnh gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu rất ít, có màu vàng đục gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt như:

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý.
  • Tâm lý không ổn định, thường xuyên lo lắng, căng thẳng.
  • Do bệnh lý như viêm đường tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới, bệnh lậu,…

Tiểu rắt xảy ra trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm nhiễm đến cơ quan sinh dục, viêm thận, suy thận mãn tính,…

Hướng dẫn 6 bài thuốc điều trị tiểu rắt hiệu quả tại nhà

Nếu bệnh tiểu rắt gây ra do ảnh hưởng của chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, tâm trạng không ổn định thì người bệnh có thể tiến hành điều trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị tiểu rắt an toàn và hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Bài thuốc điều trị tiểu rắt bằng củ sắn dây

Theo y học cổ truyền, bột sắn dây có tính mát, vị ngọt, đi vào kinh phế, tỳ và bàng quang. Thường được sử dụng để giải rượu, thanh nhiệt, thông đường tiết niệu, trị tiểu dường và nóng trong người.

Bài thuốc điều trị tiểu rắt tại nhà hiệu quả bằng bột sắn dây
Bài thuốc điều trị tiểu rắt tại nhà hiệu quả bằng bột sắn dây

Nguyên liệu:

  • 1 củ sắn dây

Cách thực hiện:

  • Củ sắn dây tươi đem cạo sạch vỏ, rửa sạch với nước.
  • Thái củ sắn dây thành từng lát mỏng, phơi khô.
  • Nghiền củ sắn dây đã sơ chế thành bột mịn.
  • Sử dụng 10g bột sắn dây để pha với nước uống mỗi ngày.
  • Thực hiện bài thuốc liên tục trong 10 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc điều trị tiểu rắt bằng rau mồng tơi

Rau mồng tơi là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình Việt. Theo y học cổ truyền, mồng tơi có vị chua, tính lạnh, không chứa độc, có tác dụng nhuận tràng. Người ta thường sử dụng mồng tơi để điều trị một số chứng bệnh như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần,…

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá mồng tơi

Cách thực hiện:

  • Lá mồng tơi đem rửa sạch, để ráo.
  • Đun lá mồng tơi với lượng nước vừa phải.
  • Sử dụng nước mồng tơi để uống hàng ngày.

Lưu ý: Do mồng tơi có tính lạnh nên không áp dụng phương pháp này với những người bị đại tiện lỏng và lạnh bụng.

Bài thuốc điều trị tiểu rắt từ giá đỗ

Theo y học cổ truyền, giá đổ là loại thảo dược có tác dụng điều trị chứng tiểu rắt, tiểu bí, tiểu nhiều lần trong ngày rất hiệu quả. Trong giá đỗ có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường sức để kháng của cơ thể, tăng cường testosterone giúp hạn chế tiểu đêm tiểu rắt rất hiệu quả ở nam giới.

Giá đổ là loại thảo dược có tác dụng điều trị chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày rất hiệu quả
Giá đổ là loại thảo dược có tác dụng điều trị chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày rất hiệu quả

Nguyên liệu:

  • 500 gram giá đỗ
  • 50 gram đường

Cách thực hiện:

  • Giá đỗ đem rửa sạch.
  • Cho giá đỗ vào nồi luộc với lượng nước vừa phải.
  • Pha nước luộc giá đỗ với đường.
  • Sử dụng để uống 5 – 6 lần trong ngày, nên hạn chế sử dụng vào buổi tối.
  • Kiên trì thực hiện sẽ đếm lại hiệu quả điều trị rất tốt.

XEM THÊM: Trẻ em đi tiểu rắt (đái nhắt) – Cách xử lý và điều trị hiệu quả

Bài thuốc điều trị tiểu rắt từ bí xanh

Bí xanh là loại thực phẩm rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, có tác dụng rất tốt đối với những người bị mắc phải chứng tiểu rắt. Bạn có thể sử dụng bí xanh để điều trị chứng tiểu rắt theo hướng dẫn dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 1 quả bí xanh
  • Một ít muối

Cách thực hiện:

  • Bí xanh gọt bỏ lớp vỏ ngoài, gia vắt lấy nước.
  • Cho một chút muối vào nước cốt bí xanh, sử dụng để uống.
  • Người bệnh cũng có thể luộc bí để ăn và uống cả nước.
  • Thực hiện cách này trong vòng 10 ngày các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm.

Bài thuốc điều trị tiểu rắt từ da vàng mề gà

Trong Đông y, mề gà được gọi là kê nội kim có vị ngọt, tính bình, đi vào hai kinh phế và tỳ có tác dụng tiêu thuỷ cốc, lý tỳ vị. Da vàng mề gà thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị kiết lỵ, tiểu tiện ra máu, tiểu rắt, tiểu buốt,…

Da vàng mề gà thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị chứng tiểu rắt
Da vàng mề gà thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị chứng tiểu rắt

Nguyên liệu: 

  • 20 cái da vàng mề gà

Cách thực hiện:

  • Da vàng mề gà vệ sinh sạch sẽ để ráo nước.
  • Rang trên chảo cho cháy rồi tán nhỏ cho mịn.
  • Cho vào lọ thủy tinh để bảo quản và dụng dần.
  • Mỗi ngày uống vào lần bột da vàng mề gà với nước sôi để nguội.

Bài thuốc điều trị tiểu rắt bằng phượng vĩ thảo

Trong Đông y, phượng vĩ thảo có tính ngọt nhạt, hơi đắng, thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị kiết lỵ, tiểu rắt, tiểu buốt, viêm nhiễm đường tiết niệu do nóng trong.

Nguyên liệu:

  • 20 gram phượng vĩ thảo
  • 550 ml nước vo gạo lần thứ hai

Cách thực hiện:

  • Phượng vĩ thảo đem rửa sạch với nước.
  • Sắc phượng vĩ thảo với nước vo gạo đến khi còn 200ml.
  • Chia lượng nước sắc thành 2 lần, dùng để uống trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện 10 – 15 ngày, các triệu chứng tiểu rắt sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Lưu ý khi dùng bài thuốc trị tiểu rắt

Nếu bạn có ý định hoặc đang dùng những bài thuốc điều trị chứng tiểu rắt tại nhà thì đây là những lưu ý cho bạn:

  • Những bài thuốc từ nguyên liệu thiên nhiên có độ lành tính cao, hầu như không gây phản ứng phụ khi dùng lâu dài. Mặc dù vậy, người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng.
  • Bài thuốc thường mang đến hiệu quả chậm, người bệnh cần kiên trì áp dụng tối tiểu 7 ngày.
  • Tiểu rắt xảy ra do nhiều nguyên nhân, và những cách chữa tiểu rắt tại nhà chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ, nguyên nhân gây bệnh không quá phức tạp. Những trường hợp nặng gần như không nhận thấy hiệu quả khi áp dụng cách này.
  • Nếu các triệu chứng không khỏi sau 10 – 14 ngày áp dụng, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị y tế.
  • Ngừng dùng bài thuốc trị tiểu rắt nếu có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, tiêu chảy, táo bón kéo dài, dị ứng…

Lời khuyên từ chuyên gia cho người bị tiểu rắt

Khi bị chứng tiểu rắt, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý giúp đẩy lùi tình trạng này rất hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho những người mắc phải chứng tiểu rắt:

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, không nên uống quá ít hoặc quá nhiều nước sẽ gây viêm đường tiết niệu.
  • Không nín nhịn đi tiểu quá lâu, nên giải quyết ngay khi có triệu chứng buồn tiểu, tập thói quen đi vệ sinh đều đặn rất tốt cho bàng quang.
  • Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm chứa vitamin C và dồi dào chất chống oxy hóa.
  • Nếu mắc các bệnh viêm nhiễm nên bổ sung thêm dầu cá, sử dụng trà thảo dược có tác dụng lợi tiểu.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng và đồ uống có chứa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
  • Sau khi quan hệ tình dục nên đi tiểu ngay để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ bài tiết.
  • Bệnh tiểu rắt nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thận, vì vậy khi có triệu chứng này bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Trong quá trình điều trị tiểu rắt, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C
Trong quá trình điều trị tiểu rắt, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C

Tiểu rắt là căn bệnh khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Trên đây là một số bài thuốc có tác dụng điều trị tiểu rắt tại nhà dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, ở những trường hợp tiểu rắt do bệnh lý gây ra, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Tán sỏi bàng quang là gì? Phương pháp thực hiện, chi phí

Tán sỏi bàng quang là phương pháp sử dụng tia laser tác động trực tiếp vào viên sỏi để phá…

Nguyên nhân bị sỏi thận tiểu ra máu và cách điều trị hiệu quả

Sỏi thận tiểu ra máu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng của bệnh lý sỏi thận, khi…

Mổ sỏi thận bao nhiêu tiền? (Bảng chi phí mới nhất 2020) Mổ sỏi thận bao nhiêu tiền? (Bảng chi phí mới nhất)

Đối với những trường hợp sỏi có kích thước quá lớn, có nguy cơ biến chứng thì bệnh nhân sẽ…

Cấu tạo đường tiết niệu Đường tiết niệu là gì, nằm ở đâu? – Chức năng hệ tiết niệu

Người ta thường hiểu chung chung rằng đường tiết niệu là nơi đưa nước tiểu ra ngoài. Cách hiểu này…

Sỏi thận 4-5-6-8-10...mm là lớn hay nhỏ? Cách điều trị? Sỏi thận 4-5-6-8-10…mm là lớn hay nhỏ? Cách điều trị?

Sỏi thận là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Sỏi thận có nhiều loại khác nhau,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua