Bệnh Lậu

Bệnh lậu là căn bệnh nhiễm trùng phổ biến lây truyền qua đường tình dục, bên cạnh các bệnh khác như giang mai, sùi mào gà... Lậu cầu khuẩn có khả năng ảnh hưởng và gây nhiều triệu chứng, biến chứng nguy hiểm đến cả nam lẫn nữ giới, nghiêm trọng nhất là gây vô sinh, trẻ sơ sinh nhiễm bệnh lậu có thể mù lòa vĩnh viễn. Kháng sinh là chọn lựa điều trị hiệu quả nhất đối với hầu hết các trường hợp mắc bệnh lậu. 

Tổng quan

Bệnh lậu (Gonorrhoea) là bệnh lây qua đường tình dục (STD) do nhiễm song cầu khuẩn gram âm Neisseria gonorrhoeae. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới, có khả năng lây lan khi quan hệ tình dục không an toàn. Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính có khoảng 62 triệu người mắc bệnh lậu, trong tổng số 390 triệu người đang các bệnh STD.

Bệnh lậu là bệnh xã hội phổ biến do nhiễm lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae

Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ giới, nhất là người trẻ tuổi (từ 15 - 24 tuổi). Tùy theo từng đối tượng mà triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau. Đặc trưng bởi các tổn thương ngoài da, tập trung ở vùng cơ quan sinh dục và nhiều bộ phận khác như hậu môn, họng... do quan hệ đồng tính hoặc oral sex.

Các chuyên gia cảnh báo, bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chẳng hạn như viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm tiểu khung, tổn thương vòi trứng ở nữ giới, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Viêm nhiễm nặng khiến vi khuẩn lan tới khớp và máu có thể đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae là tác nhân chính gây ra bệnh lậu. Đây là chủng trực khuẩn gram âm có khả năng lây nhiễm mạnh, thường trú ngụ và phát triển ở những nơi kín. Vi khuẩn lậu được truyền từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường bao gồm:

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục là điều bình thường, tuy nhiên với lối sống phóng túng của một bộ phận giới trẻ hiện nay, cộng với tâm lý chủ quan, không sử dụng bao cao su, quan hệ với nhiều người, tùy tiện... là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra lây nhiễm bệnh lậu cho nhau.

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường phổ biến nhất gây ra bệnh lậu

Vi khuẩn lậu chủ yếu tồn tại ở cơ quan sinh dục, đây là một nơi kín đáo và có môi trường phù hợp để chúng phát triển. Trong lúc quan hệ, vô tình tạo ra các vết thương nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng đây lại là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lậu xâm nhập vào.

Có nhiều hình thức quan hệ tình dục dẫn đến mắc bệnh lậu như quan hệ qua âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng. Đây là lý do vì sao tỷ lệ mắc bệnh lậu nói riêng và các bệnh xã hội nói chung. Không chỉ lây nhiễm giữa nam - nữ, mà quan hệ tình dục đồng giới nam - nam khi quan hệ qua đường hậu môn cũng ngày càng có xu hướng tăng mạnh.

Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh

Các vật dụng cá nhân như đồ lót, khăn tắm, bồn cầu, ghế ngồi... của người bệnh có thể tiềm ẩn vi khuẩn lậu. Một người khỏe mạnh sử dụng chung những đồ vật này có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Do vi khuẩn lậu cũng có khả năng sống trong môi trường bên ngoài. Chúng sẽ xâm nhập thông qua các vết thương hở hoặc xâm nhập trực tiếp vào cơ quan sinh dục.

Hoặc bạn chạm trực tiếp vào vết thương hở trên người bệnh nhân nhiễm lậu cầu khuẩn, sau đó đưa tay dụi mắt, chạm vào mặt và cơ quan sinh dục cũng có thể gây ra bệnh. Ngoài ra, còn một trường hợp lây nhiễm hiếm gặp hơn là thực hiện các tiểu phẫu, phẫu thuật tại các cơ sở y tế kém chất lượng, không đảm bảo yếu tố vô trùng cũng có khả năng lây nhiễm bệnh lậu và nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác.

Lây truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu sinh con có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Đây là một trong những con đường lây truyền vi khuẩn lậu rất nhanh, thông qua 3 cách thức gồm:

  • Nhiễm trùng qua nước ối trong thai kỳ;
  • Nhiễm trùng qua âm đạo khi sinh;
  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và bị lây nhiễm vi khuẩn lậu;

Trẻ sơ sinh mắc bệnh lậu có thể gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển như dễ nhiễm trùng đường hô hấp, viêm dây thần kinh thị giác gây mù lòa, nhiễm trùng huyết..., thậm chí mù lòa vĩnh viễn.

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lậu như:

  • Người có thói quen tình dục bừa bãi, không an toàn, có nhiều bạn tình;
  • Những người hành nghề bán dâm hoặc thường xuyên mua dâm;
  • Những người nghiện ma túy và sử dụng chung ống xi lanh;

Ngoài các con đường lây nhiễm trên, những hình thức tiếp xúc khác không thể gây lây nhiễm bệnh lậu, chẳng hạn như:

  • Nắm tay, ôm, hôn;
  • Ăn uống chung, sử dụng chung các vật dụng ăn uống như thìa, muỗng, đũa;
  • Sử dụng nhà vệ sinh chung;
  • Hít phải không khí chứa các giọt bắn do người bệnh hắt hơi, ho;

Xem thêm: Bệnh lậu mãn tính có chữa được không, bằng cách nào?

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Triệu chứng 

Bệnh lậu gây ảnh hưởng đến các vị trí chính trên cơ thể gồm: cơ quan sinh dục, hậu môn, họng miệng, mắt và khớp. Mỗi vị trí sẽ có các triệu chứng đặc trưng khác nhau, tùy theo giới tính và mức độ nhiễm trùng.

Các triệu chứng bệnh lậu điển hình như tiết dịch, màu sắc bất thường, đau rát khi tiểu tiện và quan hệ, chảy máu...

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Ở nam giới, sau khi phơi nhiễm với lậu cầu khuẩn, thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 3 - 5 ngày, hoặc trễ nhất là 2 tuần, sớm nhất là 1 ngày đã khởi phát triệu chứng. Trong trường hợp chưa bộc phát triệu chứng nhưng trong giai đoạn này người nhiễm bệnh vẫn có thể lây truyền sang cho người khác.

Nam giới nhiễm bệnh lậu gây ra các triệu chứng gồm:

  • Đầu dương vật tiết dịch màu trắng đục, xanh lá hoặc vàng;
  • Đau rát khi đi tiểu và giao hợp;
  • Đau nhức và sưng viêm tinh hoàn;
  • Các triệu chứng toàn thân như sốt cao, mệt mỏi, suy nhược;

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Thời gian ủ bệnh ở nữ giới thường kéo dài hơn so với nam giới, trung bình khoảng 5 - 7 ngày. Điển hình gồm các triệu chứng sau đây:

  • Tiết dịch âm đạo nhiều, màu sắc bất thường (trắng đục hoặc vàng) và có mùi hôi tanh;
  • Đau bụng dưới, vùng hông xương chậu;
  • Đau rát khi quan hệ và khi đi tiểu;
  • Chảy máu âm đạo bất thường;

Các triệu chứng chung khác

Ngoài cơ quan sinh dục, vi khuẩn lậu cũng có thể phát triển ở nhiều vị trí khác và gây ra các triệu chứng sau:

  • Lậu ở họng miệng: Xảy ra do quan hệ qua đường miệng (oral sex) gây đau rát ngứa họng, đỏ hầu họng, ứ đọng dịch mủ, viêm họng cấp hoặc mạn tính và có thể kèm theo giả mạc;
  • Lậu hậu môn: Xảy ra chủ yếu ở những người quan hệ đồng giới nam - nam. Gây triệu chứng đau nhức, ngứa rát hậu môn, luôn có cảm giác mót rặn, muốn đi đại tiện liên tục, phân có chứa chất dịch nhầy hoặc lẫn máu;
  • Lậu mắt: Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh được 1 - 3 ngày tuổi do nhiễm vi khuẩn lậu ngay từ khi còn trong bụng mẹ hoặc trong lúc chào đời. Vi khuẩn phát triển trong mắt, gây sưng phù, tổn thương kết mạc, giác mạc mắt, mủ từ mắt chảy ra liên tục, gây suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời;

Chẩn đoán

Bước đầu trong chẩn đoán bệnh lậu là đánh giá các triệu chứng lâm sàng nhằm xác định dạng tổn thương, vị trí và mức độ viêm nhiễm. Đồng thời, đặt ra các câu hỏi về thói quen tình dục hoặc sinh hoạt, tiền sử bệnh cá nhân, gia đình để khoanh vùng nhóm nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh lậu.

Chẩn đoán bệnh lậu thông qua thăm khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm nuôi cấy, nhuộm gram nhằm phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn lậu

Sau đó, để xác nhận chẩn đoán bệnh lậu, bệnh nhân thường được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Kiểm tra vùng chậu và lấy mẫu dịch từ cổ tử cung đối với nữ giới hoặc mẫu chất lỏng từ dương vật của nam giới để mang đi xét nghiệm phân tích trong phòng thí nghiệm;
  • Kết hợp xét nghiệm nước tiểu hoặc dịch trực tràng, hầu họng để tìm kiếm sự hiện diện của lậu cầu khuẩn;
  • Xét nghiệm PCR dương tính với vi khuẩn lậu;
  • Nuôi cấy và thực hiện kháng sinh đồ;
  • Thủ thuật nhuộm gram giúp hiện vi khuẩn gram âm ở bên trong và ngoài các bạch cầu đa nhân trung tính;

Ngoài ra, bệnh nhân cũng được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm giúp phát hiện các bệnh kèm theo khác như nhiễm trùng roi, giang mai, nhiễm Chlamydia, Mycoplasma, Ureplasma, nhiễm HIV...

Giải đáp chi tiết: Cách xét nghiệm bệnh lậu như thế nào, ở đâu uy tín?

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh lậu là căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Lậu cầu khuẩn có khả năng lây truyền với tốc độ nhanh chóng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Tùy theo mức độ nhiễm trùng, đối tượng mắc bệnh và thời gian điều trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng khó lường sau:

Vô sinh hiếm muộn là biến chứng khó lường của bệnh lậu do nhiễm trùng cơ quan sinh sản ở cả nam và nữ giới

Biến chứng bệnh lậu đối với phụ nữ

Vi khuẩn lậu có thể lây lan vào tử cung và ống dẫn trứng, khởi phát các triệu chứng viêm vùng chậu (PID) và để lại các vết sẹo ống. Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho sự hình thành các túi mủ trong ổ bụng, gây đau nhức dữ dội và kéo theo tổn thương vòi trứng. Hậu quả làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn hoặc mang thai ngoài tử cung.

Trường hợp phụ nữ mang thai mới nhiễm bệnh lậu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh chào đời mắc hàng loạt các bệnh lý nhiễm trùng nặng, gây tổn thương não, tim, gan, khớp... Có thể gây mù lòa, kém phát triển thể chất và trí tuệ, thậm chí dẫn đến tử vong.

Biến chứng bệnh lậu đối với nam giới

Đối với nam giới, mắc bệnh lậu cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào đoạn phía sau tinh hoàn, nơi tập trung của mào tinh hoàn (nơi chứa các ỗng dẫn tinh) dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh.

Ngoài ra, nam giới nhiễm lậu cầu khuẩn cũng có thể mắc hàng loạt các bệnh lý nam khoa nghiêm trọng như viêm tinh hoàn, viêm túi tinh, viêm dương vật, viêm tuyến tiền liệt...

Biến chứng nhiễm lậu cầu khuẩn lan tỏa (DGI)

Ngoài các biến chứng trên, những người có hệ miễn dịch suy giảm nếu nhiễm vi khuẩn lậu có nguy cơ cao nhiễm lậu cầu lan tỏa. Chẳng hạn như người nhiễm HIV/AIDS, điều trị ung thư hoặc phẫu thuật cấy ghép nội tạng... DGI còn được gọi là hội chứng viêm khớp - viêm da, xảy ra do vi khuẩn lậu lây lan vào máu và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

Biến chứng này chiếm khoảng 3% trường hợp mắc bệnh lậu. Đặc trưng với các triệu chứng như viêm khớp nhiễm trùng và xuất hiện các tổn thương có mủ trên da. Trường hợp biến chứng nặng hơn, hội chứng này có thể gây viêm nội tâm mạc (viêm van tim) hoặc gây viêm màng não, màng bao quanh não và tủy sống cực kỳ nguy hiểm.

Bệnh lậu là căn bệnh xã hội được các chuyên gia cảnh báo nguy hiểm với nhiều biến chứng khó lường, nhất là về khả năng sinh sản ở người trẻ tuổi. Tuy bệnh nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách vẫn có thể kiểm soát triệu chứng tốt, đẩy lùi viêm nhiễm, bệnh nhân có thể quay về cuộc sống bình thường và ngăn ngừa các biến chứng rủi ro khó lường.

Điều trị

Mục tiêu điều trị chính đối với bệnh lậu là loại bỏ nhiễm trùng, kiểm soát viêm nhiễm, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Phương pháp điều trị bệnh lậu hiệu quả nhất hiện nay là dùng thuốc kháng sinh. Không chỉ người bệnh mà người bạn tình của bạn cũng cần được điều trị.

Thuốc kháng sinh Ceftriaxone tiêm một liều duy nhất là phương pháp điều trị bệnh lậu hiệu quả nhất hiện nay

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), các loại thuốc kháng sinh dùng để tiêu diệt lậu cầu khuẩn bao gồm:

  • Ceftriaxone: Đây là loại thuốc tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch được ưu tiên sử dụng trong điều trị bệnh lậu vì đem lại hiệu quả cao nhất. Liều dùng khuyến cáo 500mg tiêm bắp liều duy nhất. Trường hợp lậu lan tỏa biến chứng dùng Ceftriaxone liên tục trong vài ngày hoặc vài tuần, liều từ 1 - 2g.
  • Các loại kháng sinh thay thế: Trường hợp dị ứng với Ceftriaxone hoặc không có sẵn thuốc, có thể thay thế bằng các loại khác như:
    • Cefixim (tiêm bắp);
    • Gentamicin (tiêm bắp);
    • Cefotaxime (tiêm bắp);
    • Spectinomycin (tiêm bắp)
    • Azithromycin (viên uống);
    • Erythromycin (thuốc mỡ) dùng cho trẻ sơ sinh có tổn thương mắt;

Đối với bạn tình của người nhiễm bệnh lậu, có thể điều trị dù không có triệu chứng, không cần xét nghiệm, nhằm mục đích dự phòng hoặc ngăn chặn sự lây lan nhiễm trùng. Vì có nhiều trường hợp người bệnh đã chữa khỏi bệnh, nhưng bạn tình lại mới bắt đầu khởi phát triệu chứng bệnh, có thể lây nhiễm sang cho bạn và gây tái nhiễm.

Đối với trẻ sơ sinh, có thể điều trị bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh ceftriaxon 50mg/kg tiêm bắp 1 liều duy nhất, đảm bảo liều tối đa không quá 125mg. Kết hợp thường xuyên dùng nước muối sinh lý để rửa mắt và nhỏ mắt bằng dung dịch bạc nitrat 1% cải thiện triệu chứng.

Ngoài điều trị bằng thuốc, bệnh nhân mắc bệnh lậu cần tuân thủ chế độ chăm sóc và các lưu ý sau để đạt kết quả tốt nhất:

  • Tạm ngưng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị khỏi bệnh dứt điểm;
  • Tránh làm việc nặng, quá sức;
  • Tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá;
  • Không thực hiện các biện pháp can thiệp thủ thuật cơ quan sinh dục hoặc tiết niệu trong thời gian điều trị;
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, không thức khuya, vận động tích cực... giúp tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm trùng;

Đừng bỏ qua: Các loại thuốc điều trị bệnh lậu và phác đồ tham khảo

Phòng ngừa

Bệnh lậu chỉ xảy ra khi tiếp xúc với các nguồn lây lậu cầu khuẩn. Do đó, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, tránh xa nguồn lây và giữ vệ sinh cá nhân là giải pháp hàng đầu để phòng ngừa căn bệnh này.

Quan hệ tình dục an toàn dù dưới bất kỳ hình thức nào để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su hoặc màng chắn nha khoa dù thực hiện bất kỳ hình thức giao hợp nào.
  • Không quan hệ tình dục tùy tiện, quan hệ với nhiều người, nhất là những người chưa biết rõ về tiền sử bệnh lý hoặc người có các triệu chứng bệnh lậu.
  • Duy trì mối quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng và cả hai cùng có suy nghĩ tích cực, đảm bảo an toàn trong các hoạt động tình dục.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm kiểm tra hoặc tầm soát bệnh lậu và nhiều căn bệnh lây qua đường tình dục khác.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị đau rát khi đi tiểu, tiết dịch màu vàng, quan hệ đau rát có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh lậu?

3. Tôi có cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác không?

4. Bạn tình của tôi có cần phải làm xét nghiệm bệnh lậu cùng không?

5. Bệnh lậu gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của tôi?

6. Tôi có cần ngưng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh không?

7. Phương pháp điều trị bệnh lậu hiệu quả nhất dành cho tôi?

8. Dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh lậu bao lâu thì khỏi?

9. Tôi có cần tái khám định kỳ sau khi điều trị khỏi bệnh lậu không?

10. Tôi cần làm gì để ngăn ngừa tái nhiễm bệnh lậu trong tương lai?

Bệnh lậu có khả năng lây truyền rất nhanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, khả năng sinh sản của người trưởng thành và biến chứng mù lòa ở trẻ sơ sinh. Do đó, hãy chủ động thực hiện phòng ngừa tích cực ngay từ sớm để giảm nguy cơ mắc phải hoặc điều trị tích cực để tránh các biến chứng khó lường.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Babesia (Nhiễm trùng do Babesia)
Babesia là bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng Babesia gây ra. Chúng lây nhiễm vào cơ thể người thông qua vết cắn của bọ ve. Bệnh đặc trưng với…
Bệnh Chân Voi
Bệnh chân voi là bệnh nhiễm ký sinh trùng giun…
Bệnh Lao Vú
Lao vú là một trong những thể lao ngoài phổi…
Bệnh Dịch hạch
Dịch hạch còn được gọi là "Cái chết đen". Là…
Bệnh Thương hàn

Thương hàn là bệnh lý sốt nhiễm trùng do vi khuẩn Samonella Typhi gây ra. Bệnh thường phổ biến ở…

Nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira

Nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira xảy ra do nhiễm vi khuẩn Leptospira lây từ động vật như chó, ngựa,…

Bệnh Sốt mèo cào

Bệnh sốt mèo cào xảy ra rất phổ biến, nhất là ở trẻ em và trẻ vị thành niên từ…

Bệnh Do Cryptosporidium

Bệnh Cryptosporidiosis xảy ra khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidium. Ăn uống, tắm hồ bơi hoặc tiếp xúc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua