Bệnh AIDS

Bệnh AIDS là bệnh truyền nhiễm do virus HIV gây ra. Người bị AIDS sẽ bị virus HIV phá hủy các tế bào miễn dịch từ từ và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm. Bạn có thể nhiễm bệnh mà không có bất kỳ triệu chún nào. AIDS là giai đoạn cuối khi nhiễm HIV với tiên lượng tử vong cao do không có bất kỳ can thiệp y tế nào trong nhiều năm nhiễm bệnh.

AIDS được ví như căn bệnh thế kỷ cướp đi mạng sống của hàng trăm ngàn người trên thế giới

Tổng quan

AIDS là cụm từ viết tắt của Acquired Immunodeficiency Syndrome của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm virus HIV. Đây là giai đoạn cuối của tình trạng tổn thương hệ miễn dịch, người bệnh đã hoặc có nguy cơ mắc hàng loạt các bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm và đe dọa tính mạng.

HIV (Human immunodeficiency virus) là virus gây suy giảm miễn dịch ở người và dẫn đến AIDS. Một người được chẩn đoán mắc bệnh AIDS khi số lượng tế bào lympho CD4 trong máu giảm thấp đáng kể < 200 tế bào/mm 3, thay vì dao động từ 500 - 1.500 như bình thường.

AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm virus HIV trong nhiều năm

Thông thường, một người nhiễm HIV thường mất khoảng 5 - 10 năm để gây ra bệnh AIDS nếu không có bất kỳ sự can thiệp y tế nào. Bệnh được chia làm 4 giai đoạn chính gồm sơ nhiễm - nhiễm trùng không triệu chứng - giai đoạn nhiễm trùng có triệu chứng liên quan đến AIDS - giai đoạn mắc bệnh AIDS.

AIDS là căn bệnh thế kỷ không có thuốc hay bất kỳ cách điều trị đặc hiệu nào. Do đó, tỷ lệ tử vong rất cao. Theo thống kê của WHO, ước tính trung bình khoảng 770.000 người chết do HIV/AIDS. Trước đây, AIDS còn được gọi là SIDA (Syndrome d’Immuno Deficience Acquise), nhưng do trùng với tên gọi của Tổ chức phát triển quốc tế Thụy Điển SIDA và Tổ chức CIDA Canada nên đã được thống nhất gọi là AIDS.

Phân loại

Bệnh HIV/AIDS trải qua 3 giai đoạn chính gồm:

  • Giai đoạn cấp tính: Sau 1 - 2 tháng nhiễm virus HIV, cơ thể thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xuất hiện dấu hiệu tương tự như cúm và biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng.
  • Giai đoạn mạn tính: Sau đợt cấp, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn lâm sàng. Lúc này, người nhiễm virus HIV vẫn có sức khỏe tốt và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể lây virus cho người khác.
  • Giai đoạn phát triển AIDS: AIDS là giai đoạn cuối và nghiêm trọng nhất của HIV. Hệ miễn dịch gần như bị phá hủy hoàn toàn và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư...

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân 

Virus HIV là nguyên nhân gây bệnh AIDS. Bạn sẽ không thể bị AIDS nếu không nhiễm HIV. HIV thuộc họ Retroviridae, gồm 2 loại là HIV1 và HIV2, có hình cầu, lớp vỏ ngoài và đường kính khoảng 80n - 100nm. Loại virus này có cơ chế hoạt động đi ngược lại với tế bào con người.

Chúng chứa vật chất di truyền là RNA nhắm mục tiêu và tấn công các tế bào bạch cầu lympho T (CD4). Đây là những tế bào có nhiệm vụ điều phối quá trình miễn dịch bằng cách kích hoạt hàng loạt các tế bào miễn dịch khác để chống lại tác nhân nhiễm trùng.

Virus HIV là nguyên nhân duy nhất gây bệnh AIDS thông qua 3 con đường gồm máu, đường tình dục và từ mẹ sang con

Khi virus HIV lây nhiễm cho các đại thực bào và tế bào lympho T, chúng sẽ làm chết số lượng lớn tế bào CD4. Hậu quả gây suy giảm hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho các bệnh lý nhiễm trùng khác nhau khởi phát cùng lúc, đe dọa tính mạng. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng nhiễm trùng cơ hội (Opportunistic Infection - IOs).

Con người chính là ổ chứa virus HIV duy nhất và lây nhiễm cho cộng đồng. Chúng thường lây lan thông qua 3 con đường sau:

  • Lây qua máu: Nhiễm virus HIV khi tiếp xúc với máu thông qua vết thương hở hoặc truyền các chế phẩm máu của người bệnh vào cơ thể.
  • Lây qua đường tình dục: Nguy cơ mắc bệnh AIDS cao khi quan hệ qua đường hậu môn, đường âm đạo và qua đường miệng với bạn tình nhiễm HIV.
  • Lây từ mẹ sang con: Trẻ sơ sinh nhiễm virus HIV sớm do lây qua nhau thai, nước ối, sữa mẹ hoặc vết thương hở từ người mẹ... Nhưng nhiều trường hợp mẹ nhiễm HIV nhưng sinh trẻ ra âm tính với HIV.

Yếu tố nguy cơ 

Tỷ lệ mắc bệnh HIV/AIDS ngày càng tăng cao do các nguồn lây phổ biến sau:

Sử dụng chung kim tiêm dính máu làm tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS

  • Dùng chung kim tiêm ma túy hoặc dụng cụ y tế dính máu của người nhiễm HIV;
  • Nghiện ma túy, sử dụng chất kích thích khác;
  • Dùng chung kim châm cứu, kim xăm trổ, xăm chân mày, dao cạo râu...;
  • Những người có đời sống tình dục bừa bãi, quan hệ với nhiều người hoặc quan hệ với người có tiền sử bệnh không rõ ràng;
  • Quan hệ đồng giới làm tăng nguy cơ mắc HIV/AIDS;
  • Tiền sử mắc các bệnh qua đường tình dục (STI) như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục, bệnh Chlamydia, nhiễm trùng âm đạo...;
  • Phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS;
  • Ăn các loại thực phẩm sống như trứng, thịt, hàu sống, sữa tươi hoặc sữa chua chưa tiệt trùng;
  • Nguy cơ mắc bệnh HIV/AIDS ở người da đen cao gấp 10 lần so với người da trắng và gấp 3 lần so với người Mỹ Latinh;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Sau thời gian dài tiềm ẩn của virus HIV, gây ra các triệu chứng do suy giảm hệ thống miễn dịch và chuyển sang AIDS. Ở giai đoạn này, bệnh thường có liên quan đến các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Đây cũng là một trong những điều kiện cần giúp chẩn đoán bệnh AIDS, chẳng hạn như:

  • Nhiễm nấm Candida thực quản, khí - phế quản, phổi;
  • Ung thư hạch Burkitt;
  • Bệnh não (còn gọi là chứng sa sút trí tuệ do AIDS);
  • Bệnh Isosporosis, Cryptosporidiosis đường ruột mạn tính (thường kéo dài > 1 tháng);
  • Bệnh Cytomegalovirus, ngoại trừ lá lách, gan và hạch bạch huyết;
  • Bệnh Cryptococcus ngoài phổi;
  • Nhiễm virus Herpes simplex gây viêm phổi, viêm phế quản, viêm thực quản;
  • Ung thư cổ tử cung xâm lấn;
  • Ung thư lympho nguyên bào miễn dịch;
  • Ung thư Kaposi;
  • Hội chứng suy mòn HIV;
  • Bệnh Histoplasmosis;
  • Bệnh viêm phổi kẽ lympho hoặc tăng sản lympho phổi;
  • Nhiễm trùng trong và ngoài phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis;
  • Viêm phổi do Pneumocystic;
  • Bệnh viêm phổi tái phát;
  • Nhiễm trùng máu do Salmonella hoặc nhiễm trùng tái phát;
  • Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển (PML);
  • Chứng Toxosplasmosis não;

Các triệu chứng cụ thể của bệnh AIDS thường xuất hiện theo vị trí các cơ quan trên cơ thể như:

Phát ban mụn nước, phồng rộp, loét đau là những tổn thương da đặc trưng ở bệnh nhân AIDS

Triệu chứng ở não

  • Đau đầu;
  • Tê bì, yếu cơ;
  • Đau dây thần kinh;
  • Đi lại khó khăn;
  • Khó nuốt
  • Mất khả năng phối hợp các cử động;
  • Giảm thị lực, thính lực;
  • Lú lẫn;
  • Thay đổi hành vi;
  • Động kinh;
  • Sa sút trí tuệ;

Triệu chứng ở da

  • Phát ban toàn thân;
  • Xuất hiện các tổn thương bầm tím trên da, không đau;
  • Nổi mụn nước, phồng rộp và gây vết loét đau nhức;
  • Da đóng vảy, cứng, dày sừng;
  • Móng tay khô, cứng, biến dạng;
  • Nhiễm trùng mô tế bào và tăng nguy cơ nhiễm trùng mắc các bệnh lý da liễu khác;

Triệu chứng ở mắt

  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Giảm thị lực;
  • Giác mạc trắng hoặc mờ đục;
  • Mù lòa;

Triệu chứng ở hệ tiêu hóa

  • Loét miệng và trong cổ họng;
  • Nuốt đau;
  • Đầy hơi, khó tiêu;
  • Sưng bụng, đau bụng dữ dội;
  • Buồn nôn, ói mửa, nôn ra máu;
  • Chán ăn;
  • Tiêu chảy;
  • Táo bón;
  • Đi ngoài phân lẫn máu;
  • Sụt cân không kiểm soát;
  • Đau trực tràng;

Triệu chứng ở gan

  • Đau bụng trên;
  • Khó thở;
  • Mệt mỏi, kiệt quệ;
  • Chán ăn;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Phân màu đất sét;
  • Vàng da, vàng mắt;
  • Cổ trướng;

Triệu chứng ở phổi

  • Thở khò khè, khó thở;
  • Đau tức ngực;
  • Ho dai dẳng, ho có đờm;
  • Dễ mệt khi thực hiện các hoạt động gắng sức;
  • Nghe tiếng lạo xạo khi hít thở;
  • Viêm phổi;

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh AIDS chủ yếu dựa vào các xét nghiệm tìm kiếm virus HIV trong máu hoặc nước bọt. Đây là phương pháp chẩn đoán hiệu quả nhất, vì nếu chỉ đánh giá các triệu chứng lâm sàng sẽ rất khó đưa ra kết luận chính xác về bệnh AIDS.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện kháng nguyên là virus HIV hoặc kháng thể chống virus trong cơ thể

Cụ thể một số xét nghiệm chẩn đoán HIV/AIDS bao gồm:

  • Xét nghiệm kháng nguyên/ kháng thể: Phương pháp này giúp tìm kiếm các dấu hiệu hiện diện của virus HIV (p24) và kháng thể chống virus HIV trong máu người bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện virus HIV trong vòng 18 - 45 ngày sau khi phơi nhiễm. Hoặc cũng có thể test bằng cách chích máu ngón tay và sau ít nhất 18 ngày sau sẽ có kết quả phát hiện virus HIV.
  • Xét nghiệm kháng thể: Mẫu máu hoặc nước bọt của người bệnh được lấy từ cánh tay, chích máu ngón tay hoặc que dính nước bọt ở nướu. Sau khoảng 23 - 90 ngày sau sẽ phát hiện HIV. Lấy máu thường cho kết quả sớm hơn so với nước bọt hoặc chích máu đầu ngón tay.
  • Xét nghiệm axit nucleic (NAT): Đây là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện virus HIV trong máu. Được thực hiện bằng cách khuếch đại gen nhằm tìm kiếm các axit nucleic của virus. Kết quả có sau 10 - 33 ngày kể từ khi phơi nhiễm. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí đá đắt đỏ và chỉ áp dụng khi bệnh nhân có nguy cơ phơi nhiễm cao với HIV.

Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác của kết quả dương tính với HIV/AIDS, bệnh nhân cũng cần thực hiện thêm một số xét nghiệm hỗ trợ sau:

  • Chụp X quang ngực;
  • Sàng lọc viêm gan siêu vi;
  • Đo nồng độ tế bào lympho CD4;
  • Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (hay xét nghiệm Pap);
  • Chẩn đoán llao phổi;

Hiện nay, bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh HIV được sản xuất và phân phối rộng rãi, giúp bạn kiểm tra xem bản thân có nhiễm HIV hay không. Bạn có thể sử dụng bộ dụng cụ này tại nhà, thời gian cho kết quả nhanh chóng, chỉ mất khoảng 15 - 20 phút. Tuy nhiên, do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dương hoặc âm tính. Do đó, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra lại.

Biến chứng và tiên lượng

HIV/AIDS được biết đến là căn bệnh thế kỷ nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao do không thể chữa khỏi. Nếu trước đây, dương tính với bệnh HIV/AIDS  đa số đều sẽ tử vong nhanh chóng sau vài năm. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, tiên lượng bệnh đã khả quan hơn, giúp kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bằng các cách sau:

  • Điều trị bằng ARV ngay sau khi có kết quả dương tính;
  • Kiểm tra sức khỏe và làm xét nghiệm định kỳ;
  • Tuân thủ dùng thuốc thường xuyên;

Bệnh nhân AIDS thường có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao do nhiễm virus HIV trong nhiều năm gây phá hủy hệ miễn dịch

Các bác sĩ cho biết, khi số lượng CD4 cao hơn lượng virus và không còn các virus hoạt động sau 1 năm điều trị, xét nghiệm, bạn sẽ có tuổi thọ tương đương với những người không nhiễm HIV. Ngược lại, nếu số lượng CD4 thấp hơn lượng virus HIV, tuổi thọ của bạn sẽ giảm dần, ít hơn 10 - 20 năm so với người không mắc bệnh.

Khuyến cáo những người phơi nhiễm với virus HIV cần tiếp tục sử dụng thuốc điều trị, ngay cả khi không có triệu chứng. Vì virus HIV thường tiến triển âm thầm, phá hủy hệ thống miễn dịch và chỉ bùng phát triệu chứng khi mắc các bệnh suy giảm miễn dịch.

Điều trị

Điều trị bệnh HIV/AIDS dương tính

Hiện nay, không có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn HIV/AIDS. Việc điều trị chủ yếu tập trung làm chậm tiến triển của virus, duy trì sự sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Liệu pháp kháng virus (ART) là sự kết hợp của nhiều loại thuốc nhằm ức chế sự nhân lên gây phá hủy các tế bào miễn dịch trong cơ thể.

Trị bệnh AIDS bằng thuốc kháng virus HIV - ARV giúp giảm lượng virus trong máu, làm chậm quá trình gây suy yếu hệ miễn dịch

Thuốc kháng virus HIV được gọi chung là ARV (Antiretroviral), có tác dụng giảm tải lượng virus trong máu và duy trì nó ở mức không thể xét nghiệm phát hiện được. Đồng thời, hỗ trợ làm chậm quá trình gây suy yếu hệ thống miễn dịch. Một số loại thuốc thường dùng trong chương trình điều trị AIDS như:

  • Thuốc ức chế protease (PI): Aptivus (Tipranavir), Lexiva (fosamprenavir), Prezista (darunavir), Reyataz (atazanavirs)...;
  • Thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside (NRTI): Emtricitabin, Lamivudin, Zidovudin, Tenofovir, Abacavir...;
  • Thuốc ức chế men sao chép ngược không phải nucleoside (NNRTI): Rilpivirine, Etravirin, Doravirine, Efavirenz...;
  • Chất ức chế tổng hợp integrase: Raltegravir, Dolutegravir, Cabotegravir...;
  • Chất tăng cường dược động học: Ritonavir (Norvir), Cobicistat (Tybost)...
  • Thuốc kết hợp liều lượng cố định: Atripla, Biktarvy, Cabenuva, Cimduo, Complera, Descovy, Delstrigo, Dovato, Epzicom, Evotaz, Genvoya...
  • Các chất ức chế đầu vào/gắn kết: Fuzeon, Rukubio, Selzentry, Trogarzo,
  • Các thuốc khác;
    • Chất ức chế chuyển chuỗi tích hợp (INSTI):
    • Thuốc đối kháng CCR5;

Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc và phối hợp thuốc phù hợp. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định về liều dùng, thời gian sử dụng, không được bỏ sót liều để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tuy thuốc ARV đem lại hiệu quả cao, nhưng vì tác dụng mạnh nên thuốc có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như: mất ngủ, buồn nôn, phát ban, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa... Ngoài ra, cần lưu ý không dùng kết hợp với các loại thuốc khá để tránh gây tương tác làm giảm tác dụng của thuốc ARV như:

  • Thuốc trị mỡ máu Statin;
  • Thuốc kháng histamine;
  • Thuốc điều trị đầy bụng, khó tiêu;
  • Thuốc trị rối loạn cương dương;
  • Thuốc hít trị hen suyễn
  • ...

Điều trị dự phòng HIV/AIDS

Đối với những người đã bị phơi nhiễm hoặc có nguy cơ phơi nhiễm cao sau khi tiếp xúc với nguồn lây virus HIV, hãy bình tĩnh và tìm đến những trung tâm điều trị dự phòng HIV/AIDS để được kê đơn thuốc điều trị dự phòng. Có 2 trường hợp cụ thể như sau:

Điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm càng sớm càng tốt giúp giảm nguy cơ nhiễm virus HIV

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP)

Nếu bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cao, hãy uống 1 viên thuốc PrEP mỗi ngày. Một số thuốc thường dùng như  Truvada (emtricitabine/tenofovir DF) hoặc Descovy (emtricitabine/tenofovir) với khả năng giảm đến 99% nguy cơ nhiễm HIV. Tuy nhiên, không thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Chỉ định cụ thể cho những trường hợp tiếp xúc với nguồn lây virus HIV thông qua:

  • Đã quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn trong vòng 6 tháng;
  • Không sử dụng bao cao su;
  • Đã mắc 1 hoặc vài căn bệnh lây qua đường tình dục trong vòng 6 tháng qua;
  • Tiêm chích ma túy chung với người nhiễm virus HIV;
  • Sử dụng chung các dụng cụ tiêm chích khác;

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)

Thuốc PEP dành cho những người không biết bản thân có nhiễm HIV hay không do đã từng quan hệ tình dục, bị tấn công bởi kim tiêm, hãm hiếp... ngoài ý muốn. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa nhiễm virus HIV sau khi bị phơi nhiễm.

Để đạt hiệu quả, bạn phải dùng thuốc PEP trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Đồng thời, sử dụng liên tục trong vòng 28 ngày. Chỉ được dùng thuốc trong trường hợp khẩn cấp và không được lạm dụng hoặc thay thế cho các biện pháp phòng ngừa khác.

Phòng ngừa

Phòng ngừa bệnh HIV/AIDS chủ yếu dựa vào ý thức của mỗi người, nhất là những người đã nhiễm bệnh. Hãy cho mọi người biết, nhất là người bạn đời/ bạn tình để thực hiện các biện pháp tự bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm.

Quan hệ tình dục an toàn và chung thủy để giảm mức độ rủi ro mắc bệnh HIV/AIDS

Dưới đây là những cách đơn giản nhất giúp giảm nguy cơ rủi ro mắc bệnh:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục dưới bất kỳ hình thức nào, như đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.
  • Có đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ bừa bãi với nhiều người.
  • Tránh đến những khu vực hoặc tiếp xúc với những đối tượng nghiện hút chích, tệ nạn xã hội để tránh rủi ro lây nhiễm do bị tấn công ngoài ý muốn.
  • Tuyệt đối không được dùng chung kim tiêm để uống thuốc hoặc sử dụng ống chích cũ của người khác.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, vận động tích cực, nói không với thuốc lá, duy trì cân nặng phù hợp giúp phòng ngừa các bệnh lý mạn tính.
  • Kiểm soát căng thẳng bằng các liệu pháp thư giãn thần kinh và tâm trí như yoga, thiền định, tập thái cực quyền... Không nên tìm đến rượu bia, thuốc lá, ma túy... để giải quyết căng thẳng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Qua đó giúp chẩn đoán và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
  • Nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và tuyên truyền rộng rãi về sự nguy hiểm của bệnh AIDS trong cộng đồng.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi có thực sự bị nhiễm HIV/AIDS không?

2. Tôi cần làm xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh AIDS?

3. Khi nào HIV chuyển thành AIDS? Tôi mắc bệnh AIDS giai đoạn nào?

4. Tiên lượng tình trạng bệnh của tôi có nghiêm trọng không?

5. Tôi còn sống được bao lâu?

6. Bệnh HIV/AIDS có chữa khỏi được không?

7. Tôi đã tiếp xúc với nguồn lây thì khi nào dùng thuốc để dự phòng trước và sau phơi nhiễm ?

8. Tôi cần làm gì để chăm sóc bản thân và ngăn không lây lan HIV/AIDS cho người khác?

9. Tôi mang thai nhiễm HIV/AIDS có lây cho thai nhi không?

10. Tôi cần làm gì để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội khi bị AIDS?

Bệnh AIDS rất nguy hiểm, dễ lây lan trong cộng đồng và có nguy cơ tử vong cao. Do đó, hãy thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhằm kháng virus, làm chậm sự phát triển của chúng. Đồng thời, tránh xa các nguồn lây nhiễm virus HIV, xây dựng đời sống sinh hoạt lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Thương hàn
Thương hàn là bệnh lý sốt nhiễm trùng do vi khuẩn Samonella Typhi gây ra. Bệnh thường phổ biến ở những nơi kém phát triển, lây nhiễm thông qua ăn…
Bệnh Lậu
Bệnh lậu là căn bệnh nhiễm trùng phổ biến lây…
Babesia (Nhiễm trùng do Babesia)
Babesia là bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng Babesia…
Bệnh Lao Vú
Lao vú là một trong những thể lao ngoài phổi…
Bệnh Ebola

Bệnh Ebola do virus ebola gây ra, tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có nguy cơ cao bùng phát…

Bệnh Do Cryptosporidium

Bệnh Cryptosporidiosis xảy ra khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidium. Ăn uống, tắm hồ bơi hoặc tiếp xúc…

Bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore không phải căn bệnh hiếm gặp, được phát hiện lần đầu tiên ở Myanmar. Tại Việt Nam, ca…

Bệnh Dịch hạch

Dịch hạch còn được gọi là "Cái chết đen". Là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất trong lịch…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua