Bệnh Hoại tử mỡ

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Hoại tử mỡ là tình trạng lành tính không phải ung thư, thường phát triển sau các chấn thương hoặc tác động bất thường gây tổn thương mô. Các trường hợp bị hoại tử mỡ thường xuất hiện ở vú, bụng, ngực, đùi... và xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Hầu hết các trường hợp phát triển hoại tử mỡ là vô hại và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu khối u phát triển lớn cần can thiệp điều trị bằng các biện pháp y tế phù hợp.

Tổng quan

Hoại tử mỡ (Fat Necrosis) là tình trạng các tế bào mỡ trong cơ thể bị tổn thương hoại tử hoặc chết đi, dẫn đến hình thành các khối u cứng. Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể có chứa mỡ đều có thể xảy ra tình trạng hoại tử mỡ, chẳng hạn như ngực, bụng, đùi... Chúng có thể phát triển khu trú hoặc tồn tại rải rác ảnh hưởng đến nhiều vùng.

Hoại tử mỡ xảy ra khi các tế bào mỡ bị tổn thương và chết đi dẫn đến hình thành các khối u cứng

Tình trạng hoại tử mỡ xảy ra do nhiều tác nhân khác nhau như chấn thương, phẫu thuật, xạ trị... gây tổn thương mô, hư hỏng hoặc chết. Tuy hình thành các khối u cứng, tròn và vón cục dưới da nhưng bản chất của chúng là lành tính, không có khả năng phát triển thành khối u ung thư ác tính.

Phụ nữ là đối tượng dễ phát triển hoại tử mỡ nhất, nhưng cũng có một số ít trường hợp hiếm nam giới mắc bệnh.

Phân loại

Có rất nhiều loại hoại tử mỡ khác nhau, mỗi dạng được phân loại dựa vào nguyên nhân và triệu chứng. Bao gồm:

  • Hoại tử mỡ dưới da (SFN): Xảy ra khi các tế bào mô mỡ dưới da hoại tử và chết đi. Tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ chào đời khó khăn hoặc phải tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Đặc trưng triệu chứng như nổi nốt đỏ cứng, sờ đau...
  • Hoại tử mỡ tuyến tụy: Đây cũng là một loại phổ biến khác của hoại tử mỡ. Xảy ra khi các tế bào mô mỡ trong tuyến tụy chết đi, thường là do tình trạng viêm tuyến tụy. Các triệu chứng hoại tử mỡ tuyến tụy bao gồm đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn ói...
  • Hoại tử mỡ ngực: Điều này xảy ra khi các mô mỡ ở tuyến vú hoại tử và chết đi. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở chị em phụ nữ thực hiện phẫu thuật ở vú hoặc xạ trị. Những triệu chứng đặc trưng bao gồm sờ thấy khối u ở vú kèm theo cảm giác đau nhức, căng tức khó chịu.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Hoại tử mỡ là hậu quả của tình trạng tích tụ chất béo trong cơ thể hoặc chúng bắt đầu phân hủy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

Bất kỳ chấn thương nào như phẫu thuật, sinh thiết hoặc xạ trị đều có thể gây ra hoại tử mỡ

  • Xạ trị: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây hoại tử mỡ. Những người phải điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị, tiếp xúc với nguồn bức xạ cao làm hỏng các mô mỡ tại khu vực đó. Xạ trị kéo dài có thể dẫn đến chết mô và dẫn đến hoại tử mỡ.
  • Chấn thương: Những chấn thương nghiêm trọng như té ngã, va chạm mạnh khi chơi thể thao, tham gia giao thông hoặc bị tấn công bạo lực vào bụng, ngực, đùi... có thể khiến các mô mỡ tại khu vực đó bị tổn thương. Hậu quả dẫn đến hoại tử, chết các mô mỡ.
  • Phẫu thuật: Những người đã từng trải qua cuộc phẫu thuật ở những vùng có mỡ vô tình khiến các tế bào tại vùng này bị tổn thương. Một số loại phẫu thuật nào cũng có thể làm hỏng mô mỡ, chẳng hạn như sinh thiết, tái tạo, thu nhỏ, hút mỡ...
  • Một số tình trạng khác: Tình trạng hoại tử mỡ cũng có thể xảy ra do các bệnh lý như viêm tụy hoặc lupus ban đỏ hệ thống.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Bản chất của hoại tử mỡ là khi các tế bào mô mỡ tổn thương và hoại tử, thay thế bằng các mô sẹo cứng. Đặc trưng bao gồm các triệu chứng điển hình như:

Tổn thương hoại tử mỡ là sự hình thành khối u cứng, tròn, vón cục nằm dưới da và thường không gây đau

  • Cảm giác như một khối u sưng cứng, tròn, vón cục;
  • Đau khi chạm vào;
  • Vùng da bị ảnh hưởng đổi màu, sưng đỏ, dày lên, lõm xuống hoặc cứng lại;
  • Cảm giác ngứa rát;
  • Chảy dịch màu trắng, vàng hoặc xanh;
  • Kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi;

Chẩn đoán

Bạn có thể cảm nhận rõ ràng sự xuất hiện của khối u tại vùng da bị hoại tử mỡ bằng cách sờ kiểm tra tại nhà. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, đánh giá tình trạng sức khỏe toàn diện của bệnh nhân, khai thác tiền sử bệnh cá nhân.

Các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm hoặc chụp X quang giúp phát hiện tổn thương hoại tử mỡ

Sau đó, để có cái nhìn rõ hơn về mức độ tổn thương tại khu vực bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) bao gồm các tiêu chuẩn như đo số lượng bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, nồng độ huyết sắc tố/ hematocrit. Từ đó giúp xác định tình trạng hoại tử mỡ có kèm theo nhiễm trùng hay không.
  • Đo nồng độ glucose: Được thực hiện nhằm xác nhận chẩn đoán hoại tử mỡ thông qua xác định các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Bao gồm các kỹ thuật như đo nồng độ glucose, enzyme hoặc nuôi cấy vi khuẩn, nấm...
  • Kiểm tra hình ảnh: Nhằm phát hiện sự hiện diện của các vùng tổn thương, hoại tử mỡ và đánh giá mức độ nghiêm trọng. Bao gồm:
    • Siêu âm giúp phát hiện sự hiện diện của các vùng tạo tiếng vang trong mô tổn thương. Những vùng tăng âm này chính là dấu hiệu đặc trưng của hoại tử mỡ;
    • Chụp X quang giúp phát hiện các khu vực xảy ra hoại tử mỡ, kể cả những biến dạng xương sườn do viêm gây ra;
  • Sinh thiết: Được thực hiện bằng cách lấy mẫu mô nhỏ bệnh phẩm tại vùng mô mỡ bị ảnh hưởng để làm xét nghiệm và phân tích tìm kiếm dấu hiệu phân hủy chất béo, chẩn đoán hoại tử mỡ và phát hiện các bất thường cho thấy dấu hiệu ung thư.

Biến chứng và tiên lượng

Hoại tử mỡ thực chất là quá trình viêm nhiễm vô trùng, là hậu quả của quá trình vôi hóa, biểu hiện dưới dạng tổn thương màu trắng. Ngoài ra, các biến chứng liên quan đến hoại tử mỡ bao gồm nhiễm trùng, viêm, hình thành u nang và tạo sẹo.

Tất cả những biến chứng này tuy hiếm khi đe dọa đến tính mạng nhưng nó lại gây ảnh hưởng nặng nề đến bệnh nhân, cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Đa số trường hợp bị hoại tử mỡ đều phát triển lành tính có tiên lượng tốt. Đối với dạng hoại tử mỡ vú cũng không có khả năng phát triển thành ung thư dưới bất kỳ hình thức nào.

Đa số trường hợp hoại tử mỡ đều lành tính, khối u không có khả năng phát triển thành ung thư

Do đó, khuyến cáo bệnh nhân được chẩn đoán hoại tử mỡ cần chủ động thăm khám và điều trị chuyên khoa theo chỉ định của bác sĩ để sớm thoát khỏi các triệu chứng khó chịu. Thời gian điều trị hoại tử mỡ thông thường phải mất khoảng 2 - 3 tuần mới có thể phục hồi. Kết quả điều trị thường kéo dài vĩnh viễn nhưng trong trường hợp gặp điều kiện phù hợp sẽ rất dễ tái phát.

Điều trị

Việc điều trị hoại tử mỡ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và vị trí hoại tử. Mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ đươc chỉ định áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc điều trị hoại tử mỡ tốt được các bác sĩ chỉ định áp dụng nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng, bao gồm:

Các loại thuốc như kháng sinh, chống viêm, giảm đau... giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng do hoại tử mỡ gây ra

  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng giảm viêm và ngăn chặn nhiễm trùng liên quan đến hoại tử mỡ. Các loại thường được kê đơn nhất là amoxillin, clindamycin, metronidazole, ceshalexin...
  • Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc chống viêm không kê đơn được sử dụng phổ biến nhất là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Chẳng hạn như ibuprofen (Motrin, Advil) hoặc naproxen natri (Aleve).
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau dạng uống hoặc dạng kem bôi chứa capsaicin, miếng dán chứa lidocain cũng hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức do hoại tử mỡ khá hiệu quả.
  • Liệu pháp tiêm steroid: Liệu pháp này có tác dụng cải thiện triệu chứng sưng viêm, đau nhức khó chịu kéo dài do hoại tử mỡ gây ra.
  • Các loại thuốc kê đơn khác: Chẳng hạn như thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau gây nghiện... nhằm hỗ trợ giảm đau khi cần thiết.

Can thiệp ngoại khoa

Một số trường hợp hoại tử mỡ nghiêm trọng hơn, có thể thực hiện các phương pháp điều trị ngoại khoa gồm:

Phẫu thuật cắt bỏ được chỉ định khi khối u phát triển lớn và khiến tình trạng hoại tử mỡ càng nặng hơn

  • Chọc hút dịch: Với những khối u nang chứa dịch bên trong và chưa nhiễm trùng, có thể áp dụng liệu pháp chọc hút bằng kim. Sử dụng ống tiêm dài, đầu kim mỏng chọc vào khối u để hút hết chất lỏng và loại bỏ chúng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, nhưng ưu điểm của nó là không cần xâm lấn.
  • Phẫu thuật: Có không ít trường hợp bị hoại tử mỡ hình thành cục u cứng dưới da phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Phương pháp này thường được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ, tiến hành rạch một đường nhỏ tại khu vực bị ảnh hưởng và loại bỏ khối u. Sau đó làm sạch nhiễm trùng và dùng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng.
  • Xạ trị: Trong một số trường hợp, xạ trị có thể được chỉ định nhằm cải thiện các triệu chứng hoại tử mỡ. Phù hợp với những trường hợp hoại tử mỡ do xạ trị hoặc khối u nằm ở khu vực khó tiếp cận bằng phương pháp phẫu thuật.

Chăm sóc tại nhà 

Bên cạnh điều trị y tế, bệnh nhân bị hoại tử mỡ cũng có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây để hỗ trợ cải thiện triệu chứng:

  • Chườm nhiệt: Để giảm cảm giác đau nhức khó chịu bạn có thể chườm ấm hoặc muốn giảm sưng có thể chườm lạnh. Phương pháp này phát huy tác dụng hiệu quả nhưng chỉ kéo dài tạm thời, nên phải thực hiện liên tục nhiều lần trong ngày.
  • Xoa bóp massage: Massage nhẹ nhàng lên vùng da bị ảnh hưởng giúp hỗ trợ giảm đau, xoa dịu sự khó chịu và thúc đẩy quá trình tự chữa lành vết thương. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh xoa bóp quá mạnh hay tác động lực lớn để tránh khiến tổn thương nặng nề hơn.
  • Vận động: Vận động tích cực và tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng đau nhức và nhanh lành vết thương hơn so với những người không vận động.
  • Chế độ ăn uống: Bệnh nhân hoại tử mỡ cần thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất và hỗ trợ giảm viêm, giúp vết thương nhanh chóng lành lại.

Phòng ngừa

Hoại tử mỡ do rất nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra, nên việc phòng ngừa tuyệt đối gần như là không thể. Tuy nhiên, chỉ cần tuân thủ thực hiện các biện pháp sau, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển căn bệnh này hiệu quả.

  • Những người đang thực hiện xạ trị nên chú ý chế độ ăn uống, không hút thuốc lá và duy trì cân nặng phù hợp để giảm nguy cơ phát triển tình trạng này.
  • Những người đã thực hiện phẫu thuật nên tuân thủ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu và hạn chế thực hiện các hoạt động mạnh làm gây ra tổn thương hoại tử mỡ.
  • Duy trì lối sống khoa học và lành mạnh, vận động nhẹ nhàng, đảm bảo an toàn cho bản thân, hạn chế tối đa các chấn thương ngoài ý muốn gây hoại tử mỡ.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tại sao trên da của tôi nổi các khối u cứng, tròn, vón cục kèm theo sưng đau, đỏ hoặc bầm tím da?

2. Những triệu chứng này liên quan đến căn bệnh nào?

3. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán căn nguyên?

4. Nguyên nhân gì khiến tôi mắc bệnh hoại tử mỡ?

5. Tình trạng hoại tử mỡ của tôi xảy ra ở vị trí nào? Có nghiêm trọng không?

6. Tổn thương khối u do hoại tử mỡ có phát triển thành ung thư không?

7. Tôi nên điều trị hoại tử mỡ bằng phương pháp nào tốt nhất?

8. Những lợi ích và rủi ro liên quan đến các chỉ định điều trị hoại tử mỡ?

9. Chi phí điều trị hoại tử mỡ có tốn kém không?

10. Sau điều trị, hoại tử mỡ có tái phát trở lại hay không?

Hoại tử mỡ phát triển nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, tính thẩm mỹ của cơ thể. Do đó, nếu khối u hình thành do hoại tử mỡ không tự phân hủy theo thời gian, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán, hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp, chăm sóc cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát dài lâu.

Tham kho thêm:

 

Chia sẻ:
Bệnh Bạch Biến
Bạch biến là bệnh lý rối loạn sắc tố da đặc trưng bởi tình trạng da không có hoặc giảm tế bào hắc sắc tố do thiếu hụt melanin. Các…
Viêm da dầu Bệnh Viêm Da Dầu
Viêm da dầu là một trong những dạng viêm da…
Hội chứng người cây
Hội chứng người cây là một dạng rối loạn cực…
Bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một trong những vấn đề…
Hội chứng loét sinh dục

Hội chứng loét sinh dục là bệnh thầm kín khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả nam lẫn…

Bệnh Ung Thư Da

Ung thư da là các khối u lành hoặc ác tính khởi phát trên da. Tiếp xúc với ánh nắng…

Nấm da đầu Bệnh Nấm Da Đầu

Nấm da đầu là bệnh lý nhiễm trùng da đầu do sự tấn công của nấm, xâm nhập vào sâu…

Bệnh Ngón tay trắng

Ngón tay trắng là bệnh nhiễm virus herpes simplex gây ra, ảnh hưởng đến ngón tay, ngón chân. Tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua