Bệnh Nhọt nách

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Giám đốc Chuyên môn cơ sở HCM

Nhọt nách là căn bệnh da liễu phổ biến và lành tính. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhọt nách là dấu hiệu cảnh bào một số bệnh lý nghiêm trọng. Để sớm loại bỏ nhọt nách, cải thiện các triệu chứng, hãy can thiệp điều trị y tế khi cần thiết, kết hợp chăm sóc tích cực hàng ngày. 

Nhọt nách là những khối u chứa dịch mủ bên trong gây sưng đau, nóng rát khó chịu

Tổng quan

Nhọt nách (Armpit Boil) là tình trạng nhiễm trùng cục bộ ẩn sâu bên trong da. Nhiễm trùng xảy ra thường là do vi khuẩn, xuất hiện dưới dạng cục u gồ lên, sưng đỏ, ấm, ấn mềm và chứa đầy dịch mủ bên trong.

Mặc dù nhọt nách gây đau nhức khó chịu, mất thẩm mỹ nhưng lại không phải tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Đa số các trường hợp nổi mụn nhọt nách đều có thể tự cải thiện sau khoảng 2 tuần, có thể điều trị hoặc không tùy theo mức độ nghiêm trọng.

Phân loại

Bệnh nhọt nách được chia làm nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như:

  • Nhọt nông: Đây là loại nhọt phổ biến nhất, thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Đặc trưng vết thương là các vết sưng đỏ chứa đầy mủ và sưng tấy gây đau nhức.
  • Nhọt hậu bối: Đây là một dạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và một số tổ chức xung quanh. Đặc trưng là nhóm nhọt sưng đỏ gây đau nhức, chúng nằm chung gắn kết với nhau, chứa dịch mủ. Theo thời gian, chúng bắt đầu tiến trình hoại tử các mô mềm dưới da.
  • Nang nhọt nách: Đây là loại mụn nhọt này được hình thành do sự xâm nhập của vi khuẩn vào vùng da bị nhiễm trùng. Chúng có khả năng lây lan qua da, tích tụ dịch mủ ở vùng nách. Theo thời gian, nhọt phát triển lớn lên theo thời gian và cần can thiệp y tế để loại bỏ dịch mủ, làm sạch nhiễm trùng, ngăn ngừa tái phát.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Đa số các trường hợp hình thành mụn nhọt nách là do nhiễm trùng nang lông hoặc tuyến dầu. Tác nhân gây nhiễm trùng phổ biến được xác định có liên quan đến vi khuẩn Staphylococcus aureus. Chúng xâm nhập vào da và tích tụ trong các nang lông, gây tắc nghẽn và kết hợp với da chết tạo thành dịch mủ.

Vệ sinh nách kém, đổ nhiều mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến hình thành mụn nhọt nách

Tổn thương này phát triển gây sưng đau, đỏ vùng da xung quanh và gây đau nhức, khó chịu. Thậm chí, trong một số trường hợp chúng có thể vỡ ra và gây bội nhiễm. Tuy nhiên, không phải mụn nhọt nách nào cũng vỡ ra.

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ hình thành nhọt nách, bao gồm:

  • Vệ sinh kém: Sự phát triển quá mức của vi khuẩn tụ cầu ở vùng nách thường là do vệ sinh kém, nhất là ở những người dễ đổ mồ hôi nách. Điều này khiến nách luôn trong tình trạng ẩm ướt và bí bách, tăng nguy cơ phát triển viêm nang lông và hình thành mụn nhọt.
  • Mặc áo bó sát: Những chiếc áo quá chật, bó sát vào vùng nách và có chất liệu dày dễ khiến vùng dưới cánh tay bí bách, khó chịu. Ngoài ra, chất liệu áo cọ xát quá mức vào nách khiến da trở nên nhạy cảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội phát triển, gây nổi nhọt nách.
  • Lông nách quá rậm: Những người để lông nách mọc rậm rạp thường có nguy cơ nổi nhọt nách cao hơn. Vì lông nách mọc rậm khiến cho da bí bách, tắc nghẽn nang lông tạo điều kiện cho mụn nhọt viêm nhiễm mọc lên.
  • Cạo lông sai cách: Một vài trường hợp nổi mụn nhọt nách sau khi triệt lông sai cách. Một số cách như waxing, nhổ, cạo quá thô bạo, gây trầy xước, chảy máu khiến da bị tổn thương và phát triển viêm nhiễm.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý da liễu: Một số bệnh da liễu như dị ứng, mề đay, nấm nách... cũng có thể làm nổi mụn nhọt.
  • Một số tình trạng sức khỏe khác: Các tình trạng sức khỏe khác làm tăng nguy cơ phát triển nhọt nách như:
    • Tiểu đường;
    • Suy giảm miễn dịch do ung thư, HIV/AIDS;
    • Dùng kháng sinh kéo dài;
    • Dinh dưỡng kém và thiếu vitamin;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Mụn nhọt nách thường xuất hiện dưới nách với kích thước lớn dần theo thời gian, số lượng không nhiều và gây sưng đau. Để nhận biết nhọt nách, bạn có thể đánh giá thông qua một số dấu hiệu sau:

Mụn nhọt sưng cứng, gây đau nhức, nóng rát và khó chịu cho vùng nách

  • Nhọt nổi lên sưng cứng và gây đau nách;
  • Vùng da xung quanh mụn nhọt sưng đỏ, nóng rát;
  • Kích thước mụn nhọt càng lớn càng đau nhiều;
  • Bên trong mụn nhọt chứa dịch mủ trắng hoặc vàng;
  • Mụn nhọt kích thích nách tiết dịch, chất nhầy ẩm ướt, khiến vùng da nách ẩm ướt và ngứa ngáy;

Chẩn đoán

Để chẩn đoán các bất thường ở nách là mụn nhọt và xác định tác nhân gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau đây:

  • Khám triệu chứng: Ở bước này, bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp vùng nách để đánh giá các nốt mụn nhọt. Trong quá trình thực hiện, có thể lấy mẫu phẩm bệnh là dịch mủ hoặc mẫu da bị tổn thương để mang đi kiểm tra dưới kính hiển vi, xác nhận sự hiện diện của vi khuẩn.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu thường được áp dụng nhằm tìm kiếm các dấu hiệu viêm nhiễm. Có thể bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn bộ, đo tốc độ lắng máu và một số xét nghiệm khác.
  • Kiểm tra hình ảnh: Tùy trường hợp có thể thực hiện siêu âm hoặc chụp MRI để xác định vị trí bị ảnh hưởng. Đồng thời, cho phép bác sĩ đánh giá chính xác về kích thước, độ sâu và vị trí của mụn nhọt nách.

Biến chứng và tiên lượng

Mụn nhọt nách xảy ra rất phổ biến và không phải tình trạng nguy hiểm. Đa số các trường hợp đều là lành tính, có xu hướng tự khỏi hoặc có thể điều trị được bằng các biện pháp y tế đơn giản. Tuy nhiên, vì sự chủ quan của đại đa số người bệnh, nên mụn nhọt trước khi tự khỏi thường tiến triển khá nặng, gây đau nhức dữ dội và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Thậm chí, trong một số trường hợp, từ các mụn nhọt viêm thông thường ban đầu, do không điều trị dẫn đến nhiễm trùng da nghiêm trọng, nhọt vỡ gây bội nhiễm. Hoặc nghiêm trọng hơn là gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa tính mạng.

Một số trường hợp nổi nhọt nách nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Ngoài ra, một số biến chứng khác có thể gặp phải khi nổi nhọt nách như:

  • Viêm mô tế bào;
  • Viêm khớp nhiễm trùng;
  • Viêm hạch bạch huyết;
  • Hình thành áp xe sâu;
  • Ngộ độc máu do nhiễm trùng huyết;

Do đó, ngay khi phát hiện vùng nách nổi mụn nhọt bất thường, hãy chú ý vệ sinh và chăm sóc điều trị để cải thiện triệu chứng, mụn nhọt sớm biến mất mà không để lại bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù điều trị tích cực nhưng kết quả không kéo dài vĩnh viễn. Chúng có thể tái phát bất kỳ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi.

Nếu được điều trị tích cực, thời gian phục hồi nhọt nách phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, độ sâu của nhọt nhiễm trùng và các tình trạng sức khỏe bất thường kèm theo (nếu có). Thông thường, mụn nhọt nách sẽ mất khoảng 7 - 14 ngày để phục hồi hoàn toàn.

Điều trị

Điều trị mụn nhọt nách là điều cần thiết cần thực hiện càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng. Tùy vào mức độ triệu chứng nặng hay nhẹ để áp dụng biện pháp điều trị cho phù hợp.

Mục tiêu điều trị nổi nhọt nách chủ yếu nhằm giảm kích thước, cơn đau nhức do mụn nhọt gây ra.

Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc giúp cải thiện đáng kể triệu chứng do mụn nhọt gây ra và loại bỏ nhiễm trùng. Các loại thuốc thường dùng như:

Dùng kháng sinh dạng uống hoặc bôi trực tiếp nhằm loại bỏ nhiễm trùng do mụn nhọt nách gây ra

  • Thuốc kháng sinh: Điển hình như clindamycin, dicloxacillin hoặc ceshalexin được kê đơn nhằm loại bỏ nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen nhằm cải thiện cơn đau, cảm giác đau nhức khó chịu do mụn nhọt nách gây ra.
  • Kem bôi: Các loại thuốc bôi ngoài da chứa kháng sinh cũng có thể được kê đơn sử dụng để cải thiện triệu chứng nhiễm trùng cục bộ.

Can thiệp ngoại khoa

Rất ít trường hợp nổi mụn nhọt nách phải can thiệp ngoại khoa để điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết, mụn nhọt có kích thước lớn chứa nhiều dịch mủ bắt buộc phải can thiệp để loại bỏ nhiễm trùng, cải thiện triệu chứng.

Chích rạch dẫn lưu là thủ thuật phổ biến giúp loại bỏ dịch mủ và làm sạch nhiễm trùng khối mụn nhọt

Có 2 thủ thuật phổ biến bao gồm:

  • Chích rạch & dẫn lưu: Thủ thuật này được thực hiện bằng cách chích kim hoặc rạch một đường nhỏ để mở nhọt, sau đó dẫn lưu mủ tích tụ bên trọng ra ngoài.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Trong trường hợp mụn nhọt có dấu hiệu bội nhiễm và nhiễm trùng lan rộng sang các vùng khác, cần phẫu thuật loại bỏ ngay phần mô bị tổn thương và làm sạch nhiễm trùng.

Chăm sóc sau điều trị

Sau khi điều trị, cần theo dõi vết sưng đỏ nhọt ở vết mổ để kịp thời phát hiện các bất thường, thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Ngoài ra, để chăm sóc vết mổ, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh vết thương bằng gạc hoặc vải mềm để hạn chế kích ứng gây tổn thương nặng hơn;
  • Dùng thuốc giảm đau khi cần thiết để giảm cảm giác đau nhức vết mổ;
  • Quấn băng gạc vô trùng vết mổ cho đến khi lành hẳn để tránh nhiễm trùng cho đến khi hồi phục;

Phòng ngừa

Để phòng ngừa nổi nhọt nách, bạn có thể thực hiện các biện pháp đơn giản sau đây:

Luôn giữ cho vùng nách sạch sẽ và khô ráo để phòng ngừa nổi mụn nhọt nách

  • Kiểm soát tăng tiết mồ hôi, nhất là vào mùa hè để giảm bí bách cho vùng nách. Cách tốt nhất là hạn chế vận động, ở nơi mát mẻ hoặc dùng miếng thấm mồ hôi.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như cotton, lụa, lanh... Không nên mặc lại quần áo bẩn, chứa nấm mốc dễ phát triển nhọt nách.
  • Tắm rửa mỗi ngày, vệ sinh cơ thể và luôn giữ cho vùng nách khô thoáng.
  • Triệt lông an toàn bang các phương pháp hiện đại như laser ánh sáng để hạn chế tổn thương vùng da nách.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi bị nổi mụn nhọt nách?

2. Tình trạng nổi nhọt nách của tôi có nghiêm trọng không?

3. Nổi nhọt nách có cần điều trị không?

4. Điều trị nhọt nách bằng biện pháp nào tốt nhất?

5. Tôi cần làm gì để chăm sóc vết mổ nhọt nách?

6. Thời gian phục hồi mụn nhọt nách mất bao lâu?

7. Cần làm gì để phòng ngừa tái phát nổi mụn nhọt nách?

Nách là vùng da nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm và nổi nhọt khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh điều trị tích cực khi cần thiết, bạn cũng cần nâng cao ý thức trong việc chăm sóc phòng ngừa để giảm nguy cơ tái phát dài lâu.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Bệnh lang ben Bệnh Lang Ben
Lang ben là bệnh lý về da thường gặp do nhiễm loại nấm Pityrosporum ovale. Bệnh gây những tổn thương đặc trưng ngoài da, tuy lành tính không nguy hiểm…
Bệnh hắc lào Bệnh Hắc Lào
Hắc lào là bệnh da liễu phổ biến, xảy ra…
Chàm Eczema Bệnh Chàm (Eczema)
Chàm (Eczema) là một trong những bệnh lý da liễu…
Hội chứng người cây
Hội chứng người cây là một dạng rối loạn cực…
Bỏng

Bỏng là tổn thương các mô da do nhiệt, điện, hóa chất, bức xạ hoặc ánh nắng. Bỏng có nhiều…

Bệnh Nấm móng

Nấm móng là tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở nấm móng tay hoặc móng chân. Bệnh có thể được…

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là chứng bệnh da liễu thường gặp, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào.…

Bệnh U nang biểu bì

U nang biểu bì là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp. Đa số trường hợp được chẩn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Giám đốc Chuyên môn cơ sở HCM

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua