Chấy Rận (chí rận)

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Chấy rận xuất hiện rất phổ biến ở da đầu và nhiều vùng lông khắp cơ thể. Chúng sinh sôi và phát triển nhờ hút máu người. Trẻ em là đối tượng dễ có chấy rận nhất do lây từ trường học, bạn bè. Triệu chứng điển hình nhất của nhiễm chấy rận là ngứa ngáy da đầu. Hầu hết các trường hợp chấy rận đều vô hại và có thể điều trị loại bỏ được bằng các loại thuốc phù hợp. 

Tổng quan

Chấy rận (Lice) là loài côn trùng nhỏ sống trên tóc hoặc các vùng có lông trên cơ thể. Được tìm thấy chủ yếu ở da đầu, vùng mu sinh dục hoặc trong quần áo, nệm giường... Chúng hút máu người và phát triển, sinh sản, đẻ trứng (trứng chấy).

Chấy rận là loại động vật thường sống ký sinh trên da đầu và hút máu người để sống

Chúng có khả năng lây truyền từ người sang người khi người có chấy rận tiếp xúc gần với người không có. Hoặc dùng chung quần áo, lược chải đầu, nón bảo hiểm hoặc khi quan hệ tình dục đối với rận mu. Riêng động vật có chấy rận không thể lây sang người.

Bất kỳ ai cũng có thể có chấy rận, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Nhất là những trẻ đang trong độ tuổi đi học nhà trẻ, mẫu giáo.

Phân loại

Chấy rận gồm 3 loại chính là chấy da đầu, rận thân thể và rận mu

  • Chấy (Pediculus humanus capitis) sinh sống trên da đầu con người;
  • Rận (Pediculus humanus corporis) trú ngụ trong quần áo, giường ngủ và bò lên bất kỳ vùng da nào trên cơ thể để hút máu;
  • Rận mu ( Pthirus pubis) sống ở vùng lông mu của con người hoặc một vài trường hợp chúng được phát hiện trên lông ngực, lông mi hoặc lông mày;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Chấy rận là loài động vật đã có từ rất lâu đời, thuộc bộ Phthiraptera với khoảng hơn 5000 loài. chúng sống ký sinh trên cơ thể người để hút máu và phát triển. Chúng phát triển qua 3 giai đoạn là trứng chấy, nhộng và con trưởng thành. Cụ thể đặc điểm từng dạng như sau:

  • Trứng chấy: Do chấy cái trưởng thành đẻ ra và bám vào gốc tóc gần với da đầu. Chúng có hình bầu dục, kích thước nhỏ, màu trắng hoặc vàng, khó nhìn thấy và dễ nhầm lẫn với gàu. Trứng chấy thường mất 8 - 9 ngày để nở.
  • Nhộng: Nhộng là con chấy chưa trưởng thành, nở ra từ trứng chấy. Chúng có kích thước nhỏ, sau khi nở khoảng 9 - 12 ngày, chúng sẽ trở thành chấy trưởng thành.
  • Chấy trưởng thành: Con chấy trưởng thành có kích thước hạt vừng, màu nâu hoặc trắng xám, có 6 chân. Chúng có thể sống tối đa khoảng 30 ngày nếu bám trên da đầu, nhưng nếu rơi khỏi da đầu chúng sẽ chết sau 1 - 2 ngày.

Chấy lây lan thông qua tiếp xúc khi ngủ chung hoặc dùng chung mũ, lược...

Nhiều người có suy nghĩ vệ sinh kém là nguyên nhân chấy phát triển. Tuy nhiên, thực tế thì chấy chỉ có thể lây lan nếu có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Chấy rận không thể bay, nhảy mà chỉ có thể bò.

Một số ít trường hợp khác bị lây chấy rận do:

  • Sử dụng chung lược chải đầu, mũ bảo hiểm, đồ cột tóc...;
  • Sử dụng chung quần áo, khăn tắm đối với cả chấy và rận;
  • Quan hệ tình dục lây rận mu;

Yếu tố nguy cơ 

Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ gây lây lan chấy rận gồm:

  • Trẻ đi học ở trường và tiếp xúc với các bạn học có chấy rận;
  • Lười tắm gội và vệ sinh thân thể;
  • Không giặt quần áo thường xuyên;
  • Không dọn dẹp phòng, thay mới drap giường;
  • Quan hệ tình dục không an toàn;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Tùy theo từng loại chấy rận và vị trí phát triển của chúng mà triệu chứng bệnh sẽ biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn như:

Chấy bò trên da đầu gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Triệu chứng chấy rận trên da đầu

  • Cảm giác nhột da đầu;
  • Ngứa ngáy da đầu;
  • Xuất hiện các vết loét trên da đầu do cào gãi thường xuyên;
  • Khó ngủ, mệt mỏi;

Triệu chứng rận cơ thể

  • Ngứa ngáy dữ dội khắp cơ thể, nhất là những vị trí như háng, đùi trên và quanh eo;
  • Da sẫm màu, sạm đen và dày sừng do cào gãi nhiều;
  • Hình thành các vết loét gây nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn và nấm phát triển;

Triệu chứng rận mu

Ngoài vùng mu, loại rận này cũng có thể được tìm thấy ở nhiều vùng lông khác trên cơ thể như ria mép, lông chân, lông mi, lông mày, râu... Điển hình với các triệu chứng như:

  • Ngứa ngày vùng sinh dục;
  • Cào gãi;
  • Loét da, dày sừng và sạm đi;

Chẩn đoán

Cách tốt nhất để phát hiện và chẩn đoán nhiễm chấy rận là tìm kiếm con nhộng trưởng thành hoặc trứng của chúng trên da đầu. Bạn có thể quan sát kỹ phần tóc trên da đầu hoặc dùng lược chải tóc sẽ thấy chúng di chuyển lổn ngổn trên tóc.

So với con chấy trưởng thành, trứng chấy dễ phát hiện hơn do chúng bám cố định vào các sợi tóc gần da đầu. Trứng chấy rất nhỏ, bố mẹ có thể dùng kính lúp để soi tìm chúng trên tóc của con.

Biến chứng và tiên lượng

Sự tồn tại và phát triển của chấy rận gây ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái sức khỏe, giấc ngủ và tinh thần của người mắc. Cảm giác ngứa ngáy được mô tả rất dữ dội và khó chịu, khiến bạn phải cào gãi mạnh thường xuyên, tăng nguy cơ hình thành các vết loét nứt trên da dễ gây nhiễm trùng, kéo theo hàng loạt các biến chứng bệnh lý viêm nhiễm khác.

Ngoài ra, vì chấy rận hút máu người để sống, nên nếu tình trạng này kéo dài, người nhiễm chấy rận sẽ có nguy cơ mất máu nhiều, dẫn đến thiếu máu. Đồng thời, tăng nguy cơn nhiễm trùng mãn tính.

Tuy nhiên, đây đều là những biến chứng khá hiếm gặp. Đa số trường hợp nhiễm chấy rận đều vô hại vì được phát hiện sớm và loại bỏ kịp thời.

Điều trị

Có rất nhiều cách để loại bỏ chấy rận khỏi da đầu và các vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như:

Loại bỏ thủ công 

Cách này rất đơn giản, sử dụng một chiếc lược có răng thưa và chải liên tục trên tóc, hơi cào mạnh vào da đầu để chấy, nhộng và cả trứng chấy rơi khỏi đầu. Hiện nay, trên thị trường có một số sản phẩm lược được thiết kế dành riêng cho việc chải tóc có chấy, bạn có thể tham khảo và tìm mua sử dụng.

Dùng thuốc

Tùy theo lứa tuổi nhiễm chấy rận, các chuyên gia sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Nhất là với trẻ em, loại thuốc đặc trị phải phù hợp và an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Hiện nay, những sản phẩm có chứa chiết xuất hoạt chất pirethroid được ưu tiên dùng trong điều trị chấy rận. Các loại phổ biến nhất gồm pyrethrins hoặc permethrin. Chúng có tác dụng làm bất hoạt và tiêu diệt cả chấy lẫn trứng chấy. Bạn có thể chọn mua những sản phẩm liên quan như dầu gội, thuốc bôi hoặc thuốc xịt đều được.

Chấy rận có thể được loại bỏ bằng dầu gội đầu, thuốc bôi hoặc thuốc uống

Trường hợp điều trị chấy rận kháng thuốc, nhiễm trùng nặng hãy đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Có thể áp dụng phương pháp điều trị thay thế là dimethicone không kê đơn hoặc thuốc spinosad kê đơn.

Điều trị chấy rận cần phải kiên trì vì thường phải thực hiện nhiều lần mới có thể loại bỏ hoàn toàn chúng khỏi cơ thể. Nhất là khi đang trong thời kỳ chấy rận ngày càng tiến hóa, kháng thuốc và các loại thuốc thông thường không thể tiêu diệt được.

Phòng ngừa

Chấy rận thường lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp. Do đó, để phòng ngừa tình trạng này, hãy thực hiện các biện pháp sau đây:

Thường xuyên kiểm tra da đầu của trẻ để sớm phát hiện chấy rận

  • Tránh cho trẻ sử dụng chung mũ, nón với người khác.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với những bạn đang nhiễm chấy rận.
  • Thường xuyên giặt giũ và vệ sinh giường ngủ, drap trải giường, quần áo bẩn.
  • Lược chải tóc nên ngâm trong nước nóng khoảng 10 phút để loại bỏ trứng chấy (nếu có).
  • Thường xuyên kiểm tra da đầu của trẻ để phát hiện sớm tình trạng nhiễm chấy rận.
  • Tạm ngưng quan hệ tình dục cho đến khi bạn hoặc bạn tình trị khỏi chấy rận hoàn toàn.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tại sao con tôi bị nhiễm chấy rận?

2. Tình trạng nhiễm chấy rận của con tôi có nghiêm trọng không?

3. Làm cách nào để điều trị loại bỏ chấy rận khỏi da đầu trẻ?

4. Nên điều trị bằng thuốc bôi, đầu gội đầu hay thuốc uống?

5. Trẻ nhiễm chấy rận có nên tạm nghỉ học không?

6. Điều trị chấy rận mất bao lâu thì khỏi?

7. Tôi cần làm những gì để tránh gây tái phát chấy rận cho trẻ?

Chấy rận tuy vô hại, hiếm khi gây ảnh hưởng nặng sức khỏe, nhưng tốt nhất vẫn nên điều trị tích cực để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời, hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ sớm, hạn chế tiếp xúc với người đang có chấy rận và giữ vệ sinh thân thể, vật dụng cá nhân.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Chàm Eczema Bệnh Chàm (Eczema)
Chàm (Eczema) là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, có tỷ lệ mắc cao ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh đặc trưng với những…
Bệnh Ung Thư Hắc Tố Da
Ung thư hắc tố da là một trong những dạng…
Bệnh Xơ cứng bì
Xơ cứng bì là nhóm bệnh hiếm gặp liên quan…
Bệnh U nang bã nhờn
U nang bã nhờn là những khối nhỏ, thường không…
Bệnh Nhọt nách

Nhọt nách là căn bệnh da liễu phổ biến và lành tính. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp…

Bệnh U Máu

U máu là những khối u lành tính, không phải ung thư do chúng có khả năng ngưng phát triển…

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là chứng bệnh da liễu thường gặp, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào.…

Viêm nang lông Bệnh Viêm Nang Lông

Viêm nang lông là bệnh da liễu xảy ra do nấm. Bất kỳ vị trí nào có lông trên cơ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua