Hội chứng loét sinh dục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hội chứng loét sinh dục là bệnh thầm kín khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân gây ra, đặc trưng bởi các vết loét xuất hiện ở vùng sinh dục và hậu môn. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, nhưng phổ biến nhất là ở nam nữ trẻ tuổi và trung niên. Khuyến cáo bệnh nhân cần can thiệp điều trị y tế càng sớm càng tốt để ngăn chặn các biến chứng khó lường khác. 

Hội chứng loét sinh dục là những vết loét hoặc tổn thương xuất hiện ở cơ quan sinh dục nam/nữ

Tổng quan

Hội chứng loét sinh dục (Genital Ulcer Disease - GUD) là thuật ngữ chung dùng để chỉ các tổn thương do mắc các vấn đề nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs), rối loạn tự miễn dịch hoặc rối loạn da. Trong đó, phổ biến nhất là các loại loét sinh dục phổ biến gồm giang mai, mụn rộp, hạ cam và u hạt bẹn.

Đặc trưng của hội chứng này là các tổn thương, vết loét xuất hiện trên vùng sinh dục như bên ngoài âm hộ, hậu môn, dương vật hoặc những vùng da gần với khu vực này. Triệu chứng thường gặp như đau, ngứa, rát, tiết dịch khó chịu... Chúng thường được hình thành do virus, vi khuẩn, gây kích ứng các mô nhạy cảm của bộ phận sinh dục.

Xem thêm: Mụn rộp sinh dục: Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều nguyên nhân gây hội chứng loét sinh dục, chẳng hạn như:

Các bệnh lây qua đường tình dục

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng loét sinh dục. Có thể kể đến như:

Hội chứng loét sinh dục là những vết loét hoặc tổn thương xuất hiện ở cơ quan sinh dục nam/nữ

  • Mụn rộp: Đây là tác nhân hàng đầu gây ra hội chứng loét sinh dục, do nhiễm virus herpes simplex (HSV) do lây truyền qua đường tình dục. Tổn thương đặc trưng là các vết phồng rộp đau nhức, có khả năng vỡ ra và tạo thành vết loét.
  • Giang mai: Thường là do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, tổn thương là các vết loét không đau xuất hiện trên bộ phận sinh dục, miệng, hậu môn... Bệnh này không chỉ lây được qua đường tình dục hoặc từ mẹ sang con trong khi mang thai.
  • Hạ cam: Bệnh xảy ra do vi khuẩn Haemophilus ducreyi gây ra, tổn thương là các vết loét đau, có thể chảy máu.
  • U hạt bẹn: Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Klebsiella granulomatis gây ra. Tổn thương đặc trưng bởi các vết loét không đau, có khả năng lan đến các hạch bạch huyết. Hoặc một con đường lây lan khác là tiếp xúc với đất hoặc nước bị ô nhiễm.

Các bệnh tự miễn dịch

Một số bệnh lý tự miễn dịch cũng có thể gây ra hội chứng loét sinh dục. Có thể kể đến một số bệnh như:

  • Bệnh Behcet: Đây là một bệnh tự miễn dịch làm tăng nguy cơ gây loét bộ phận sinh dục, kèm theo lở miệng, viêm mắt hoặc tổn thương da.
  • Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng: Đây đều là 2 bệnh viêm ruột làm tăng nguy cơ loét bộ phận sinh dục.

Vấn đề về da

Các tình trạng da bất thường cũng có thể gây ra loét sinh dục. Chẳng hạn như:

  • Eczema herpeticum: Đây là tình trạng da bất thường gây loét bộ phận sinh dục, nổi mụn nước và các vết loét trên bộ phận sinh dục trên cơ thể.
  • Vảy nến: Bệnh vảy nến là tình trạng da mãn tính gây ra các mảng sưng đỏ, có vảy trên da và cũng có thể làm tăng nguy cơ loét bộ phận sinh dục.
  • Các bệnh khác:

Các yếu tố nguy cơ khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, còn rất nhiều yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng loét sinh dục, bao gồm:

  • Các loại nhiễm trùng:
    • Virus: Cytomegalovirus gây viêm não, viêm gan siêu vi, Epstein-Barr gây bệnh bạch cầu đơn nhân, virus cúm A, virus gây sốt thương hàn, virus Varicella zoster gây thủy đậubệnh zona thần kinh...
    • Vi khuẩn: Streptococcus nhóm A hoặc vi khuẩn Mycoplasma gây viêm phổi.
  • Các điều kiện y tế gây viêm mãn tính:
    • Ung thư âm hộ;
    • Nhiễm trùng nấm men âm đạo;
    • Bệnh giảm bạch cầu trung tính theo chu kỳ;
  • Tổn thương:
    • Chấn thương cơ quan sinh dục do quan hệ mạnh bạo, sử dụng đồ chơi tình dục quá thô bạo, khô ráp làm phá vỡ các mô bề mặt;
    • Bỏng lửa, hóa chất hoặc kích ứng với các loại kem dưỡng chăm sóc da hoặc kem tẩy lông, dung dịch vệ sinh vùng kín;
    • Mặc đồ lót quá chật khiến vùng kín bị cọ xát liên tục;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Tổn thương do hội chứng loét sinh dục gây ra thường trông giống như vết phát ban hoặc vết sưng nhỏ. Trong một số trường hợp có thể nhận thấy sưng hạch bạch huyết ở háng. Theo thời gian, các vết loét sẽ dần trở nên nặng hơn, trên các tổn thương hình thành những vết nứt trên bề mặt, kèm theo chảy mủ hoặc rỉ dịch lỏng.

Các tổn thương loét sinh dục có thể gây đau rát, ngứa ngáy và rỉ dịch, chảy máu

Có những trường hợp vết loét sinh dục không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng bất thường như:

  • Cảm giác nóng rát khó chịu;
  • Ngứa ngáy cơ quan sinh dục;
  • Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi;
  • Đau rát khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục;
  • Rỉ dịch âm đạo, dịch có mùi hôi;

Chẩn đoán

Vì có rất nhiều nguyên nhân gây loét sinh dục, nên để chẩn đoán chính xác tình trạng này cũng khá khó khăn. Trước tiên, bác sĩ thường tiến hành một cuộc kiểm tra sức khỏe thể chất toàn diện, đánh giá các triệu chứng lâm sàng và khai thác các hoạt động tình dục. Đồng thời, kiểm tra kỹ các vết loét, tổn thương da xung quanh, kiểm tra các khu vực khác trong xương chậu, chẳng hạn như hạch bạch huyết ở háng.

Chẩn đoán hội chứng loét sinh dục thông qua thăm khám sức khỏe lâm sàng kết hợp các xét nghiệm cận lâm sàng

Đây là bước được thực hiện rất kỹ nhằm nhằm xác định tổn thương là các vết loét sinh dục, chứ không phải các vấn đề sức khỏe khác. Sau đó, tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng để xác nhận chẩn đoán và phục vụ công tác điều trị chính xác.

Các xét nghiệm đó có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu;
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Xét nghiệm phân tích dịch vùng kín;
  • Sinh thiết da;

Biến chứng và tiên lượng

Hội chứng loét sinh dục là tình trạng sức khỏe đáng lo ngại vì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe. Không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà tình trạng này còn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tình dục, khả năng sinh sản, chất lượng cuộc sống hàng ngày cùng nhiều vấn đề khác nếu không được điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, tiên lượng ở hầu hết các trường hợp đều tốt khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng phác đồ phù hợp. Kết hợp chăm sóc tích cực trong vài tuần, đa phần bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn. Để đạt được điều này, hãy ghi nhớ nguyên tắc điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các ảnh hưởng lâu dài về sau.

Điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hội chứng loét sinh dục, phác đồ điều trị sẽ khác nhau.

Điều trị y tế

Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng loét sinh dục đều đáp ứng tốt với các loại thuốc đặc trị loại bỏ tác nhân. Bao gồm:

Dùng thuốc là phương pháp điều trị hội chứng loét sinh dục hiệu quả nhất

  • Thuốc kháng virus: Thường được sử dụng để điều trị các vết loét sinh dục do mụn rộp. Các loại điển hình thường dùng là Acyclovir, Famcyclovir, Valacyclovir...
  • Thuốc kháng sinh: Thường được chỉ định dùng cho những tổn thương, vết loét ở cơ quan sinh dục do nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh giang mai hoặc hạ cam. Chẳng hạn như Ceftriaxon, Azithromycin, Erythromycin, Spectinomycin, Ciprofloxacin, Doxycyclin, Penicillin...
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Được dùng để điều trị các bệnh lý tự miễn gây ra vết loét sinh dục, chẳng hạn như bệnh Behcet.

Lưu ý: Khi được chỉ định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân cũng đều phải tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định hoặc tăng giảm liều theo cảm tính để tránh gặp phải các tác dụng phụ khó lường.

Chăm sóc giảm nhẹ

Bên cạnh điều trị đặc hiệu, bệnh nhân cũng cần được chăm sóc tích cực nhằm hỗ trợ kiểm soát cơn đau tại chỗ, toàn thân và vệ sinh vết thương kỹ lưỡng. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:

  • Chườm lạnh để giảm cảm giác sưng đau;
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen;
  • Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm pha muối Epsom;
  • Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, lau khô và tránh mặc quần áo, đồ lót bó sát;

Nếu tuân thủ đầy đủ các biện pháp điều trị trên nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, hãy tái khám càng sớm càng tốt để được thăm khám lại và thay đổi phác đồ điều trị phù hợp hơn.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa hội chứng loét sinh dục nói chung và các bệnh lây lan qua đường tình dục nói riêng, nên chú ý thực hiện các biện pháp sau:

Phòng ngừa hội chứng loét sinh dục bằng cách quan hệ tình dục an toàn và hạn chế tiếp xúc với những người nhiễm bệnh

  • Thực hiện lối sống an toàn và lành mạnh, nhất là đời sống tình dục, tránh quan hệ bừa bãi, phóng túng, tùy tiện với nhiều người, sử dụng bao cao su và quan hệ nhẹ nhàng, thân mật.
  • Luôn giữ cho vùng kín được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng dịu nhẹ, không gây kích ứng.
  • Giữ vùng kín luôn khô thoáng, tránh bí bách cọ xát quá mức.
  • Mặc quần lót vừa vặn, thoải mái và có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Xây dựng thời gian biểu sinh hoạt điều độ nhằm duy trì hệ miễn dịch ổn định, hạn chế mắc phải các bệnh lý có khả năng khởi phát vết loét sinh dục.
  • Những trường hợp phát hiện sớm mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cần chủ động thăm khám sớm để được tư vấn và hướng dẫn biện pháp xử lý phù hợp kịp thời.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tại sao cơ quan sinh dục của tôi xuất hiện những tổn thương bất thường như loét, ngứa đau?

2. Nguyên nhân tại sao tôi mắc hội chứng loét sinh dục?

3. Hội chứng loét sinh dục có nguy hiểm không?

4. Tình trạng bệnh của tôi có nghiêm trọng không?

5. Hội chứng loét sinh dục có chữa khỏi được không?

6. Phương pháp điều trị hội chứng loét sinh dục tốt nhất dành cho tôi là gì?

7. Thời gian điều trị mất bao lâu thì khỏi?

8. Tôi cần làm gì để ngăn ngừa tổn thương loét sinh dục tái phát sau điều trị?

Hội chứng loét sinh dục rất dễ xảy ra nếu gặp phải các tác nhân lây nhiễm hoặc tổn thương thuận lợi. Hậu quả của bệnh là những vấn đề về sức khỏe, đời sống tình dục và chất lượng cuộc sống. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân mắc hội chứng loét sinh dục, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Chia sẻ:
Bệnh Zona thần kinh Bệnh Zona thần kinh
Zona thần kinh là bệnh thường bùng phát đột ngột dưới dạng cấp tính. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời, các biến chứng của bệnh có thể gây…
Bệnh Nhọt nách
Nhọt nách là căn bệnh da liễu phổ biến và…
Bệnh Gai Đen
Gai đen là bệnh lý da liễu phổ biến, chủ…
Chấy Rận (chí rận)
Chấy rận xuất hiện rất phổ biến ở da đầu…
Hội chứng tăng tiết mồ hôi

Hội chứng tăng tiết mồ hôi là tình trạng phổ biến ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này…

Bệnh U Máu

U máu là những khối u lành tính, không phải ung thư do chúng có khả năng ngưng phát triển…

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là chứng bệnh da liễu thường gặp, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào.…

Bệnh Rộp máu

Nổi mụn rộp máu là vết phồng rộp phát triển khi các mạch máu nằm gần bề mặt da bị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua