Chốc đầu (Nấm da đầu)

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Chốc đầu là bệnh da liễu do da đầu nhiễm nấm Dermatophytes. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây ngứa ngáy da đầu, bong tróc vảy, rụng tóc gây mất thẩm mỹ. Chốc đầu rất dễ lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Dùng thuốc kháng nấm là giải pháp điều trị hiệu quả nhất đối với căn bệnh này. 

Tổng quan

Chốc đầu (Tinea capitis) hay nấm da đầu là tình trạng nhiễm trùng do nấm Dermatophytes gây ra. Loại nấm này tồn tại và phát triển chủ yếu ở các tế bào mô chết như biểu bì da, móng, tóc. Chúng có đặc tính ưa ẩm nên da đầu là một trong những nơi lý tưởng để phát triển, do da đầu thường xuyên tiết mồ hôi và bã nhờn.

Chốc đầu là những tổn thương da đầu do nấm Dermatophytes gây ra

Trẻ sơ sinh và trẻ em < 14 tuổi là đối tượng dễ bị chốc đầu nhất, do sức đề kháng yếu kém hoặc chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng chưa có ý thức cao trong việc chăm sóc và bảo vệ da đầu, hiếu động, thường xuyên chạy nhảy khiến da đầu ra nhiều mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển gây chốc đầu.

Biểu hiện đặc trưng của chốc đầu là những mảng da đỏ ứng, ngứa ngáy, bong tróc vảy và có xu hướng lây lan nhanh chóng. Chốc đầu có thể lây lan trực tiếp thông qua tiếp xúc gần như ngủ chung, dùng chung lược chải đầu hoặc các loại đồ dùng khác như mũ, khăn, gối, nón bảo hiểm...

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nấm Dermatophytes là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh chốc đầu. Loại nấm này chủ yếu ảnh hưởng đến da, tóc, móng tay hoặc các lớp màng nhầy trong cơ thể. Thông thường, chúng tồn tại trên da đầu với số lượng ít, nhưng khi có các điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển nhanh chóng và gây chốc đầu.

Trẻ em có hệ miễn dịch yếu kém dễ bị chốc đầu

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chốc đầu bao gồm:

  • Thường xuyên tiếp xúc với chó mèo nhiễm nấm;
  • Có hệ miễn dịch yếu kém bẩm sinh hoặc mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như tiểu đường, HIV/AIDS, ung thư...;
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc ức chế miễn dịch;
  • Môi trường sống không vệ sinh, khí hậu hanh khô hoặc ẩm ướt quá mức, không gian chật hẹp, đông đúc;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các biểu hiện đặc trưng của bệnh chốc đầu bao gồm:

  • Da đầu đỏ ửng thành từng mảng;
  • Bong tróc vảy;
  • Tóc giòn, dễ gãy, tạo thành các đốm hói;
  • Ngứa ngáy, đau rát da đầu;
  • Sưng hạch bạch huyết và sốt nhẹ;

Trẻ bị chốc đầu thường bị đỏ da đầu, ngứa rát và rụng tóc

Chẩn đoán

Tương tự như các bệnh da liễu khác, chốc đầu ở trẻ em thường được chẩn đoán thông qua đánh giá tổn thương lâm sàng trên da đầu. Đồng thời, kết hợp lấy mẫu phẩm bệnh tại vùng da bị chốc để làm xét nghiệm kiểm tra, xác định tác nhân gây bệnh.

Đây là bước quan trọng giúp xác định chính xác tác nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp nhất. Vì có không ít trường hợp nhầm lẫn giữa bệnh chốc đầu do nấm với chốc đầu do nhiễm liên cầu khuẩn. Khiến việc điều trị không có kết quả, vừa ảnh hưởng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân vừa tốn kém tiền bạc.

Biến chứng và tiên lượng

Chốc đầu là căn bệnh da liễu do nấm gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng thông qua tiếp xúc trực tiếp da kề da hoặc gián tiếp thông qua dùng chung các vật dụng như mũ, lược, khăn tắm...

Những người bị nhiễm nấm Dermatophytes ở da đầu nếu không điều trị kịp thời, chúng có thể lây lan trên chính cơ thể, ở các vị trí như bàn chân, bàn tay, háng, bẹn, vùng kín... và nhiều vùng da khác trên cơ thể.

Điều trị

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh chốc đầu. Tùy theo mức độ triệu chứng nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị y tế

Dùng thuốc chống nấm là phương pháp điều trị bệnh chốc đầu được ưu tiên chọn lựa. Thuốc trị nấm được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như: dầu gội, thuốc bôi hoặc thuốc uống.

Dầu gội trị nấm

Những trường hợp bị chốc đầu nhẹ, có thể sử dụng dầu gội trị nấm có chứa hoạt chất selenium sulfide hoặc ketoconazol để cải thiện bệnh. Chỉ cần sử dụng khoảng 2 -3 lần/ tuần, nấm dermatophytos sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, cải thiện rõ rệt triệu chứng chốc đầu.

Dầu gội đầu trị nấm đem lại hiệu quả cao và dễ sử dụng

Lưu ý, khi dùng dầu gội trị nấm cần đảm bảo gội kỹ, massage da dầu nhiều hơn để các hoạt chất dễ dàng phát huy tác dụng. Có thể kết hợp ủ tóc trong 10  - 15 phút để đạt hiệu quả tốt hơn.

Thuốc bôi chống nấm

Dùng thuốc bôi trị nấm được rất nhiều người chọn lựa để điều trị chốc đầu, đặc biệt là trẻ em. Công dụng chính là ức chế sự phát triển của nấm và xoa dịu các kích ứng, cải thiện tổn thương trên da đầu, tạo điều kiện để da đầu sớm phục hồi.

Một số loại thuốc bôi trị nấm phổ biến như:

  • Eczema 50;
  • Kentax 50%;

Thông thường, thuốc bôi chống nấm được chỉ định sử dụng liên tục trong vòng 6 tuần, mỗi ngày bôi khoảng 3 lần. Trường hợp đáp ứng thuốc, các triệu chứng chốc đầu sẽ cải thiện rõ rệt. Còn trường hợp sử dụng sau 2 - 3 tuần không cải thiện, hãy thông báo cho bác sĩ để được đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

Thuốc kháng nấm toàn thân

Trường hợp bị chốc đầu nặng, các tổn thương tiến triển ngày càng nặng và không đáp ứng thuốc điều trị tại chỗ, cần chuyển sang dùng các loại thuốc kê đơn tác dụng mạnh. Trong đó, 2 loại thuốc phổ biến nhất là Griseofulvin và Terbinafine hydrochlorid.

Thuốc kháng nấm toàn thân được chỉ định cho những trường hợp nhiễm nấm da đầu nghiêm trọng

Tùy vào mức độ nhiễm nấm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc với liều dùng và thời gian sử dụng phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định dùng thuốc để đạt hiệu quả cao và giảm tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Một số loại thuốc khác

Để giảm ngứa ngáy, khó chịu do chốc đầu, bố mẹ cũng có thể cho con sử dụng kết hợp các loại thuốc giảm ngứa nhanh như:

  • Thuốc kháng histamin như chlorphenamine, loratadine, cetirizine, hydroxyzine, cimetidine; ranitidine...;
  • Doxepin;
  • Paroxetine;
  • Ondansetron;
  • Mirtazapine;

Chăm sóc tại nhà 

Song song với dùng thuốc, hàng ngày phụ huynh cần kiểm tra và vệ sinh da đầu cho trẻ. Đồng thời, chăm sóc sức khỏe và nâng cao thể trạng để sớm khỏi bệnh.

Giữ vệ sinh da đầu cho trẻ giúp cải thiện bệnh và phòng ngừa lây nhiễm chéo

  • Dùng oxy già hoặc các dung dịch sát trùng như chlorhexidine, betadine để làm sạch da đầu.
  • Tuyệt đối không được cào, bóc các mảng da bong tróc;
  • Luôn da đầu trẻ sạch sẽ, hạn chế đổ mồ hôi và tiết bã nhờn;
  • Vệ sinh gối nằm và các vật dụng khác như nón, lược của trẻ thường xuyên;
  • Tạo không gian sống lành mạnh, sử dụng máy tạo đổ ẩm để tránh làm khô da đầu;
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bạn bè trong thời gian bệnh;

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh chốc đầu ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cách ly trẻ khỏi các tác nhân lây nhiễm nấm chốc đầu như bạn bè ở trường học hoặc chó mèo mắc bệnh nấm da.
  • Tạo môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ và khô thoáng.
  • Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Tạo thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống phù hợp giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Con tôi bị ngứa da đầu, nổi mảng đỏ và bong tróc vảy đau rát là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân gì khiến con tôi mắc bệnh chốc đầu?

3. Mức độ nhiễm nấm gây chốc đầu của con tôi có nặng không?

4. Chốc da đầu có lây không?

5. Bệnh chốc đầu có tự khỏi không?

6. Điều trị chốc đầu cho trẻ bằng phương pháp nào tốt nhất?

7. Thời gian điều trị chốc đầu mất bao lâu thì khỏi?

8. Tôi cần làm gì để chăm sóc trẻ trong quá trình điều trị chốc đầu?

Chốc đầu là bệnh da liễu không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu kém, việc tái phát chốc đầu thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể trạng và tốc độ tăng trưởng của trẻ. Bởi vậy, bố mẹ nên sớm cho trẻ thăm khám và điều trị đúng cách để ngăn ngừa những rủi ro về sau.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bỏng
Bỏng là tổn thương các mô da do nhiệt, điện, hóa chất, bức xạ hoặc ánh nắng. Bỏng có nhiều cấp độ, phổ biến nhất từ độ 1 đến độ…
Bệnh Gai Đen
Gai đen là bệnh lý da liễu phổ biến, chủ…
Bệnh Tổ Đỉa
Bệnh tổ đỉa là căn bệnh da liễu phổ biến.…
Bệnh Zona thần kinh Bệnh Zona thần kinh
Zona thần kinh là bệnh thường bùng phát đột ngột…
Bệnh hắc lào Bệnh Hắc Lào

Hắc lào là bệnh da liễu phổ biến, xảy ra do nhiễm nấm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là…

Bệnh Nấm móng

Nấm móng là tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở nấm móng tay hoặc móng chân. Bệnh có thể được…

Bệnh Bạch Biến

Bạch biến là bệnh lý rối loạn sắc tố da đặc trưng bởi tình trạng da không có hoặc giảm…

Viêm da dầu Bệnh Viêm Da Dầu

Viêm da dầu là một trong những dạng viêm da phổ biến, thường gặp vào mùa đông. Bệnh xảy ra…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua