Bệnh Sốt co giật

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Sốt co giật là những cơn co giật xảy ra ở trẻ do thân nhiệt tăng cao đột ngột. Trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi rất hay gặp phải tình trạng này. Tùy theo tính chất và mức độ sốt co giật, bố mẹ có thể tiến hành điều trị cho con tại nhà hay đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu y tế kịp thời. Việc này giúp cơn co giật sớm qua đi mà không để lại bất kỳ di chứng nguy hiểm nào cho sức khỏe của trẻ. 

Tổng quan

Sốt co giật (Febrile seizure) là những cơn sốt kèm theo co giật, thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi. Cơn co giật do sốt thường không xảy ra liên tục, kéo dài vài phút và không ảnh hưởng lâu dài.

Sốt co giật là những cơn co giật xảy ra ở trẻ em do sốt cao quá mức

Tình trạng này thường không xảy ra đơn lẻ, nó thường xuất phát từ các bệnh cấp tính có khả năng gây sốt như nhiễm trùng hệ tiêu hóa, đường hô hấp hoặc hệ tiết niệu... Nguyên nhân xảy ra co giật là do sự thay đổi thân nhiệt đột ngột và nhanh chóng khi trẻ bị bệnh.

Sốt co giật được xem là hội chứng khá nguy hiểm nếu xảy ra thường xuyên với mức độ nặng. Trong những trường hợp này, trẻ cần được xử lý cấp cứu kịp thời kiểm soát sức khỏe, giảm thiểu tối đa những di chứng nghiêm trọng như động kinh, rối loạn vận động, rối loạn tâm thần...

Phân loại

Sốt co giật được phân chia làm 2 dạng chính là thể đơn giản và thể phức tạp. Mỗi loại có sự khác nhau về các đặc điểm sau:

  • Co giật do thể sốt đơn giản: Chủ yếu xuất hiện ở những trẻ không có sự phát triển bất thường của hệ thần kinh. Ngoài ra, khi lên cơn co giật chủ yếu là những cơn co giật toàn thể, thời gian bộc phát dưới 15 phút.
  • Co giật do thể sốt phức tạp: Những trẻ bị sốt co giật thể này thường có các biểu hiện như co giật cục bộ, thời gian kéo dài hơn 15 phút, có thể gây tổn thương thần kinh nhưng sẽ phục hồi trở lại trong vòng 1 tiếng và có tính chất tái phát trở lại trong những đợt sốt sau.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Tình trạng co giật thường xuất hiện khi trẻ bị sốt cao, thân nhiệt tăng nhanh > 37.8 độ C. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị co giật trước khi phát sốt như một dấu hiệu cảnh báo.

Các bệnh nhiễm trùng cấp tính gây sốt cao là tác nhân chính gây ra co giật

Có nhiều nguyên nhân gây ra sốt co giật, nhưng phổ biến nhất là do nhiễm trùng bởi virus cộng với sự phản ứng quá mức của não bộ trẻ gây ra. Cụ thể gồm:

  • Các tác nhân nhiễm trùng: Nhiễm trùng bởi các loại virus dễ gây sốt co giật hơn so với vi khuẩn. Một số bệnh lý nhiễm trùng cụ thể có liên quan như:
  • Sốt sau tiêm ngừa: Đây là trường hợp sốt co giật hiếm khi xảy ra. Việc tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh, đặc biệt là tiêm chủng ngừa MMR (phòng bệnh sởi - quai bị - rubella) hoặc ngừa bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà có thể gây ra sốt co giật. Thời gian xảy ra khoảng 8 - 14 ngày sau khi tiêm.
  • Yếu tố rủi ro: Ngoài 2 nguyên nhân chính kể trên, còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển chứng sốt co giật, bao gồm:
    • Độ tuổi: Đa số những cơn sốt co giật đều xảy ra ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 - 6 tuổi. Nhưng phổ biến nhất là giai đoạn 12 tháng - 18 tháng tuổi.
    • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình đã từng có người bị sốt co giật thường xuyên, chứng tỏ trong cơ thể đã có một số gen liên kết có tính nhạy cảm với những cơn sốt co giật. Khi trẻ chào đời có thể thừa hưởng những gen này và có xu hướng phát triển sốt co giật vào một số thời điểm nhất định.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Một đứa trẻ khi phát sốt co giật thường sẽ có các triệu chứng và biểu hiện điển hình sau:

Trẻ lên cơn sốt co giật thường có các triệu chứng như run rẩy khắp người, mất ý thức hoặc mất kiểm soát đại tiểu tiện, nôn mửa...

Triệu chứng sốt co giật thể đơn giản

Những cơn sốt co giật thể đơn giản thường chỉ kéo dài khoảng vài phút hoặc lâu hơn là 15 phút. Chúng chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất trong đợt bệnh và không tái phát trở lại. Đặc trưng với các dấu hiệu sau:

  • Trẻ run rẩy và co giật toàn thân;
  • Mắt trợn ngược lên trên;
  • Miệng rên rỉ khó chịu;
  • Tay chân cứng đờ;
  • Nôn ói hoặc tiểu tiện trong khi lên cơn co giật;
  • Mất ý thức;
  • Mệt mỏi sau khi cơn động kinh xảy ra;

Triệu chứng sốt co giật thể phức tạp

Cơn sốt co giật thể phức tạp thường kéo dài hơn 15 phút, thậm chí có thể lâu hơn khoảng 30 phút. Đặc biệt chúng có thể tái phát co giật nhiều lần trong khoảng 24 giờ, có tính chất dai dẳng, lặp đi lặp lặp, nên thể này còn được gọi là sốt co giật do tái phát.

Đặc trưng với các triệu chứng bao gồm:

  • Thân nhiệt trẻ giảm thấp trong đợt co giật đầu tiên;
  • Co giật khiến các chuyển động trong cơ thể trẻ gặp bất thường, thường là 1 bộ phận hoặc 1 bên cơ thể;
  • Cơn co giật tiếp theo có thể xảy ra trong vòng 1 năm kể từ đợt đầu tiên;
  • Trẻ sốt li bì, thường xuyên và các triệu chứng khác cũng kéo dài hơn 1 giờ sau khi cơn động kinh qua đi;

Chẩn đoán

Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốt co giật trên, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Để đưa ra xác nhận chẩn đoán, bác sĩ thường tiến hành quy trình thăm khám gồm các bước sau đây:

Các xét nghiệm chẩn đoán sốt co giật phổ biến như xét nghiệm máu, nước tiểu kết hợp chọc dò tủy sống và các kiểm tra hình ảnh

  • Khám sức khỏe: Tiến hành thăm khám tình trạng sức khỏe của trẻ, thu thập triệu chứng, tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng hoặc tổn thương thần kinh. Kết hợp khai thác tiền sử bệnh cá nhân, tiền sử gia đình.
  • Xét nghiệm cận lâm sàng: Tùy từng trường hợp sốt co giật với các đặc điểm triệu chứng lâm sàng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần lâm sàng phù hợp. Chẳng hạn như:
    • Xét nghiệm máu;
    • Chọc dò tủy sống (khi nghi ngờ có dấu hiệu viêm màng não);
    • Chụp điện não đồ EEG hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để đánh giá chức năng não, phát hiện các tổn thương hoặc hoạt động bất thường đang xảy ra trong não, nhất là sau khi xảy ra các cơn co giật;

Ngoài ra, để có phác đồ điều trị đúng nhất, cần tiến hành chẩn đoán phân biệt rõ ràng với một số bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe có triệu chứng tương tự như:

  • Viêm não hoặc viêm màng não nhiễm khuẩn;
  • Hội chứng lỵ;
  • Rối loạn các chất điện giải hoặc tụt đường huyết;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm ba vòng, cocaine, amphetamine...;
  • Chấn thương vùng đầu;

Biến chứng và tiên lượng

Các chuyên gia cảnh báo, những cơn sốt co giật thường ít có khả năng đe dọa đến tính mạng của trẻ nên tỷ lệ tử vong không cao. Đa số các trường hợp bị sốt co giật thể đơn giản đều vô hại, không xảy ra thường xuyên và cũng không để lại di chứng nguy hiểm nào.

Nhưng ngược lại, những trường hợp sốt co giật thể phức tạp lại được xác định có liên quan đến nguy cơ rối loạn co giật nhẹ trong tương lai. Theo các nghiên cứu, có khoảng 2.4 - 4% trẻ em bị sốt co giật thể phức tạp có khả năng phát triển bệnh động kinh. Ngoài ra, có thể kèm theo các di chứng về chậm phát triển trí não, thể chất và khả năng vận động.

Dù vậy, các chuyên gia khuyến cáo trẻ dù chưa bị hoặc đã từng bị sốt co giật đều cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và chẩn đoán. Bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan vì cơn sốt càng cao, co giật càng kéo dài càng tăng nguy cơ phát triển biến chứng khó lường ở trẻ.

Điều trị

Đa số các cơn co giật thường không gây ra bất kỳ vấn đề nào lâu dài và có thể tự biến mất sau đó vài phút. Tuy nhiên, trong quá trình này bố mẹ vẫn cần thực hiện các bước quan trọng sau đây để làm giảm triệu chứng và kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ khó lường.

Mục tiêu điều trị sốt co giật ở trẻ là tránh chấn thương và hạ thân nhiệt bằng thuốc hạ sốt

Bố mẹ cần giữ bình tĩnh và thực hiện các thao tác sau:

  • Đặt trẻ nằm ở nơi thoáng mát, yên tĩnh và nằm trong tư thế nghiêng đầu sang một bên;
  • Nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo, tã lót để trẻ hô hấp dễ dàng hơn;
  • Cho trẻ thở oxy trong trường hợp cơn co giật kéo dài trên 5 phút hoặc trẻ bắt đầu có dấu hiệu thở gấp, thở hổn hển;
  • Tiến hành hạ sốt cho trẻ bằng cách sử dụng các loại thuốc như paracetamol, ibuprofen (Advil) đối với trẻ trên 6 tháng tuổi hoặc acetaminophen (Tylenol). Tùy theo cân nặng của trẻ để sử dụng liều thuốc cho phù hợp;
  • Kết hợp lau mát cơ thể, chườm khăn liên tục để hỗ trợ làm giảm thân nhiệt cho trẻ;

Nếu cơn co giật của trẻ kéo dài hơn 5 phút hoặc tái phát liên tục trong nhiều giờ liền, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Tại bệnh viện, bác sĩ và nhân viên y tế sẽ thực hiện các biện pháp y tế cấp cứu phù hợp giúp kiểm soát cơn co giật, hạ thân nhiệt và phục hồi sức khỏe cho trẻ.

Những điều không nên làm khi trẻ đang lên cơn sốt co giật

  • Tuyệt đối không cố gắng dùng sức để giữ tay chân trẻ lại vì rất có thể sẽ gây ra chấn thương;
  • Không được bế ẵm trẻ trên tay vì trong lúc lên cơn co giật mạnh trẻ dễ rơi xuống gây chấn thương;
  • Không được nhét bất kỳ vật dụng gì hoặc cho trẻ ăn uống trong thời điểm này để giảm nguy cơ sặc gây tắc nghẽn đường hô hấp trên;
  • Dù sau khi trẻ đã hết co giật cũng không được nhét bất kỳ thứ gì vào vì dị vật có thể khiến trẻ ngừng thở;

Phòng ngừa

Những cơn co giật do sốt cao không thể được ngăn chặn tuyệt đối 100%, nhưng có thể được phòng ngừa từ trước khi trẻ phát sốt khoảng vài tiếng bằng các biện pháp sau đây:

Điều trị dự phòng sốt co giật bằng thuốc liên tục trong thời gian dài

  • Sử dụng thuốc điều trị dự phòng cơn sốt co giật bằng depakin hoặc gardenal. Các thuốc này thường được chỉ định sử dụng liên tục cho trẻ < 1 tuổi thường xuyên có các cơn co giật kéo dài hơn 15 phút trước đó và kèm theo di chứng liệt vận động sau đó.
  • Khi trẻ phát sốt dù bất kỳ nguyên nhân gì, bố mẹ cần chú ý theo dõi và kiểm soát tốt thân nhiệt của trẻ, không được để thân nhiệt tăng quá cao.
  • Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch để giảm nguy cơ mắc các bệnh cấp tính gây sốt co giật.
  • Cho trẻ thăm khám định kỳ để được kiểm tra sức khỏe và bố mẹ được tư vấn các biện pháp giảm nguy cơ tái phát sốt co giật hiệu quả.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến con tôi bị sốt co giật là gì?

2. Cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán xác nhận sốt co giật?

3. Tình trạng sốt co giật của con tôi có nghiêm trọng không? Có cần phải điều trị không?

4. Những biến chứng có thể xảy ra khi con tôi lên cơn sốt co giật?

5. Những chọn lựa điều trị tốt nhất đối với tình trạng sốt co giật của con tôi?

6. Tôi cần làm gì để cải thiện triệu chứng khi con đang trong cơn sốt co giật?

7. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt co giật?

8. Trẻ bị sốt co giật nên điều trị tại nhà hay nhập viện?

9. Chi phí điều trị sốt co tại bệnh viện tốn bao nhiêu?

10. Cần làm gì để dự phòng sốt co giật trong những lần sốt sau này?

Sốt co giật ở trẻ nhỏ thường xảy ra đột ngột khi đang sốt cao. Hầu hết trường hợp đều không quá nghiêm trọng, có thể qua đi nhanh chóng sau vài phút. Nhưng với những trường hợp sốt co giật nặng, kéo dài và tái phát dai dẳng, tốt nhất bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu điều trị y tế kịp thời. Đồng thời, kết hợp chăm sóc tích cực để trẻ sớm phục hồi sức khỏe thể chất, ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng khó lường.

Tham khảo thêm

Chia sẻ:
Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia)
Sa sút trí tuệ thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng không liên quan đến yếu tố tuổi tác, lão hóa. Đây là tình trạng tổn thương các tế…
Hội chứng Cotard
Hội chứng Cotard là một dạng rối loạn tâm thần…
Bệnh Ung thư não
Ung thư não là căn bệnh về não cực kỳ…
Viêm Đa Rễ Dây Thần Kinh
Viêm đa rễ thần kinh là trường hợp cấp cứu…
Chấn Thương Sọ Não

Chấn thương sọ não là tình trạng sức khỏe nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và đe…

Hẹp Động Mạch Cảnh

Hẹp động mạch cảnh xảy ra khi các mảng bám xơ vữa tích tụ trong lòng động mạch cảnh gây…

Hội chứng não gan

Hội chứng não gan là tình trạng tổn thương gan gây ảnh hưởng đến chức năng não. Bệnh được phân…

Hội chứng West

Hội chứng West là một loại động kinh hiếm gặp chỉ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua