Hội Chứng Thiên Thần

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Hội chứng thiên thần hay hội chứng Angelman xảy ra khi xuất hiện sự đột biến gen di truyền ở NST số 15. Điểm đặc trưng của hội chứng này là sự tổn thương hệ thần kinh, chậm phát triển thể chất và trí tuệ, tâm lý. Trẻ mắc hội chứng thiên thần phải sống chung với bệnh cả đời, do hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị đặc hiệu. 

Tổng quan

Hội chứng thiên thần (Angelman Syndrome - AS) là một dạng rối loạn di truyền thần kinh xảy ra ở nhiễm sắc thể số 15 (UPD 15), gây mất chức năng gen UBE3A (ubiquitin liga E3A). Hội chứng này có cơ chế phát sinh gần giống với hội chứng Prader Willi (PWS).

Người mắc hội chứng thiên thần có triệu chứng đặc trưng là tập hợp các rối loạn thần kinh như bại não, tự kỷ. Đặc biệt, những đứa trẻ chào đời với hội chứng này thường có các khiếm khuyết nghiêm trọng về thể chất, trí tuệ, khuôn mặt phấn khích, hay cười, dễ kích động và chậm phát triển.

Hội chứng thiên thần là một dạng rối loạn di truyền có liên quan đến sự đột biến NST số 15

Hội chứng thiên thần rất khó nhận biết sớm, thời gian phát hiện sớm nhất khi trẻ được 6 - 12 tháng tuổi, riêng động kinh có thể khởi phát lần đầu tiên khi trẻ 2 - 3 tuổi. Hội chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh tự kỷ hoặc bại não. Điều trị hội chứng thiên thần chủ yếu nhằm kiểm soát triệu chứng và trị liệu tích cực để giúp trẻ phát triển tối đa, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, vẫn chưa có một con số thống kê cụ thể về tỷ lệ bệnh nhân mắc hội chứng thiên thần Angelman. Nhưng ước tính có khoảng 1/20.000 trẻ sinh ra mắc phải hội chứng này.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Theo di truyền học, mỗi đứa trẻ chào đời sẽ nhận đủ 23 NST của bố và 23 NST của mẹ để tạo thành 23 cặp NST. Tuy nhiên, với những người mắc hội chứng thiên thần, họ chỉ nhận được 1 NST 15 hoặc nhận đủ cả 2 NST nhưng chỉ đến từ 1 người là bố hoặc mẹ.

Lúc này, có 2 trường hợp xảy ra:

  • Nếu nhận 2 NST 15 từ người bố sẽ gây ra hội chứng Angelman;
  • Nếu nhận 2 NST 15 từ người mẹ sẽ gây ra hội chứng Prader Willi;

Nguyên nhân gây ra sự di truyền bất bình thường này là do tình trạng mất chức năng gen UBE3A. Xảy ra khi gen này không được kích hoạt trong một số vùng của não bộ. Trường hợp xuất hiện các tác nhân gây rối loạn NST hoặc đột biến gen, bản sao gen UBE3A trong não sẽ không xuất hiện dẫn đến các bất thường đặc trưng của hội chứng Angelman.

Đột biến NST số 15 gây thiếu khuyết hoặc mất chức năng gen UBE3A là nguyên nhân chính gây ra hội chứng Angelman

Cụ thể một số yếu tố đột biến bất thường gen UBE3A đối với những người mắc hội chứng thiên thần, bao gồm:

  • Gen UBE3A trong NST số 15 bị xóa mất trong mỗi tế bào (chiếm 70% trường hợp mắc hội chứng Angelman);
  • Gen UBE3A trong NST số 15 của người mẹ bị đột biến (chiếm 11% trường hợp mắc hội chứng Angelman);
  • Hiện tượng di truyền đơn gen xảy ra khi trẻ nhận được cả 2 bản sao NST từ người bố;
  • NST số 15 bị chuyển đoạn hoặc đột biến dẫn đến các khiếm khuyết gây mất kiểm soát chức năng gen UBE3A. Việc biến đổi này khiến gen UBE3A của người mẹ bị bất hoạt;
  • Một số trường hợp hiếm gặp, người mắc hội chứng thiên thần kèm theo mất gen OCA2. Gây ra các triệu chứng rối loạn sản sinh hắc tố melanin khiến da, tóc, mắt của bệnh nhân có màu trắng, sáng hơn bình thường;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Hội chứng thiên thần chủ yếu gây tổn thương đến hệ thần kinh, bao gồm cả thể chất lẫn trí tuệ. Tùy từng giai đoạn phát triển, các triệu chứng sẽ được biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn như:

Tổn thương hệ thần kinh khiến bệnh nhân chậm phát triển thể chất và trí tuệ

Triệu chứng ở trẻ sơ sinh

Trẻ mắc hội chứng thiên thần trong giai đoạn sơ sinh thường không có triệu chứng cho đến khi trẻ được 6 - 12 tháng tuổi. Đặc trưng với các biểu hiện như:

  • Kích thước vòng đầu nhỏ hơn bình thường;
  • Trẻ chậm phát triển thể chất;
  • Chậm biết bò;
  • Phản xạ chậm;
  • Gặp khó khăn trong việc bú, mút sữa;
  • Tóc, da và mắt nhạt màu hơn bình thường;

Triệu chứng ở trẻ vị thành niên

  • Chậm phát triển trí tuệ, học tập kém tiếp thu;
  • Di chuyển, vận động khó khăn và dễ mất thăng bằng, té ngã;
  • Lên cơn động kinh;
  • Trẻ luôn ở trong trạng thái vui vẻ, luôn nở nụ cười kể cả khi đau đớn;
  • Dễ kích động, phấn khích quá mức;
  • Trẻ hiếu động thái quá, vỗ tay, thích nghịch nước, không nghe lời bố mẹ;
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ ít hoặc khó ngủ;

Triệu chứng ở người trưởng thành

  • Cong vẹo cột sống;
  • Khuôn mặt biến dạng, bầu bĩnh và tròn trĩnh;
  • Môi trên hẹp, hàm dưới nhô ra, cằm nhọn;
  • Thừa cân béo phì;
  • Vẫn còn nguy cơ động kinh;
  • Thiểu năng trí tuệ và rối loạn ngôn ngữ;
  • Rối loạn giấc ngủ được cải thiện khi trưởng thành;

Chẩn đoán

Rất khó để phát hiện và chẩn đoán sớm hội chứng Angelman khi trẻ còn đang trong giai đoạn sơ sinh. Không những vậy, trong quá trình phát triển bệnh, có rất nhiều hội chứng khác dễ bị chẩn đoán nhầm với hội chứng thiên thần như:

  • Tự kỷ;
  • Bại não;
  • Hội chứng Prader - Willi;
  • Hội chứng Christianson;
  • Hội chứng Mowat Wilson;
  • Hội chứng Pitt Hopkins;
  • Hội chứng Phelan McDermid;
  • Hội chứng Kabuki;
  • Hội chứng Rett;
  • Hội chứng Clifstra;
  • Hội chứng Smith Magenis;

Phương pháp duy nhất để chẩn đoán hội chứng Angelman là xét nghiệm di truyền, nhằm xác định những thay đổi gen bất thường đối với gen UBE3A. Phương pháp này được chẩn đoán cho trẻ từ 1 - 4 tuổi, nếu nghi ngờ có những dấu hiệu phát triển khác biệt.

Xét nghiệm di truyền là kỹ thuật chẩn đoán hội chứng thiên thần chính xác nhất

Xét nghiệm di truyền giúp phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như thiếu hụt, bị bất hoạt hoặc đột biến. Đồng thời, có thể kết hợps với xét nghiệm lai tại chỗ huỳnh quang (FISH) hoặc Methyl hóa ADN kiểm tra vật liệu di truyền NST của cả bố và mẹ (nếu cần thiết). Nếu đã xác định trẻ mắc hội chứng thiên thần, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm kiểm tra nguy cơ biến chứng như:

  • Đo điện não đồ (EEG): Được thực hiện bằng cách đặt các đầu điện cực lên da đầu nhằm đo và ghi lại các tín hiệu não. Kỹ thuật này giúp chẩn đoán nguy cơ động kinh.
  • Đa ký giấc ngủ: Kiểm tra dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở trẻ, có liên quan đến hội chứng Angelman.

Ngoài ra, hội chứng Angelman cũng có thể được phát hiện sớm trước sinh thông qua các kỹ thuật chẩn đoán trước sinh:

  • Siêu âm: Phát hiện các dấu hiệu về vấn đề tăng trưởng của bào thai;
  • Xét nghiệm NIPS: Đây là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn với độ chính xác cao, giúp chẩn đoán chính xác hội chứng Angelman trước sinh. Phương pháp này sử dụng mẫu máu của người mẹ để phân tích ADN của thai nhi và có thể áp dụng từ lúc thai được 9 - 10 tuần tuổi.

Biến chứng và tiên lượng

Người mắc hội chứng thiên thần có tuổi thọ như người bình thường. Tuy nhiên, bản chất của căn bệnh này là sự rối loạn di truyền gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh và tồn tại vĩnh viễn, bắt buộc phải chung sống với bệnh cả đời.

Bệnh nhân mắc hội chứng thiên thần có tuổi thọ bình thường nhưng kém phát triển trí não

Tiên lượng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mắc hội chứng Angelman phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Nguyên nhân di truyền;
  • Thời điểm phát hiện bệnh;
  • Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng;
  • Mức độ can thiệp và điều trị;

Cho đến nay, vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với hội chứng thiên thần. Do đó, trước những ảnh hưởng của hội chứng này, người bệnh cần được chăm sóc và quan tâm toàn thời gian, bao gồm cả sức khỏe thể chất, ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc...

Điều trị

Phác đồ điều trị hội chứng thiên thần chủ yếu nhằm kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng. Đây là cách duy nhất giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện để người bệnh hòa nhập với cộng đồng. Quá trình điều trị đòi hỏi sự phối hợp nhiều chuyên khoa như nhi khoa, thần kinh, tiêu hóa - dinh dưỡng, vật lý trị liệu hoặc trị liệu hành vi, ngôn ngữ, nghề nghiệp...

Một số phương pháp điều trị hội chứng thiên thần phổ biến bao gồm:

Dùng thuốc

Để đối phó với các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của hội chứng thiên thần, bác sĩ thường kê toa các loại thuốc sau:

Dùng thuốc chống co giật giúp giảm nguy cơ và tần suất động kinh do hội chứng thiên thần gây ra

  • Thuốc chống co giật: Đem lại lợi ích trong việc kiểm soát và ngăn ngừa các cơn động kinh. Một số loại được sử dụng phổ biến như: lamotrigine, axit valproic, levetiracetam, toporamat, clonazepam...
  • Thuốc ức chế tuyến nước bọt: Là các chế phẩm giúp ngăn chặn sự hình thành nước bọt.
  • Thuốc an thần: Những trường hợp trẻ bị kích động quá mức hoặc khó ngủ, ngủ ít cần phải dùng đến thuốc an thần nhằm xoa dịu hệ thần kinh. Loại thuốc an thần dùng là nhóm phenothiazines và nhóm thuốc chống loạn thần. Một số trường hợp được cân nhắc sử dụng hormone melatonin cải thiện giấc ngủ.
  • Thuốc bổ sung: Các loại vitamin nhóm B, C, D, E cũng được chỉ định sử dụng kết hợp nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng co giật quá mức.

Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dù là bất kỳ loại thuốc nào. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng, tăng giảm liều theo cảm tính để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị.

Trị liệu 

Để giúp người bệnh hội chứng thiên thần khỏe mạnh và phát triển cuộc sống ổn định, gia đình, bạn bè cần phối hợp với chuyên gia để thực hiện các biện pháp trị liệu cần thiết sau:

Vật lý trị liệu phục hồi khả năng đi lại, di chuyển linh hoạt và giữ thăng bằng

  • Vật lý trị liệu cải thiện tư thế đi lại, khả năng giữ thăng bằng và phòng ngừa các nguy cơ biến chứng cứng khớp, tê liệt.
  • Có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như nẹp mắt cá chân hoặc thiết bị hỗ trợ đi lại như nạng, xe lăn.
  • Trị liệu ngôn ngữ bằng cách tạo điều kiện cho trẻ học ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ, hình thể hoặc sử dụng các thiết bị giao tiếp cơ bản như điện thoại, máy tính...
  • Liệu pháp điều chỉnh hành vi giúp người bệnh kiểm soát cảm xúc, không thực hiện các hành vi thái quá hoặc nguy hiểm.
  • Trị liệu tinh thần và tạo thói quen kỷ luật, hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ.

Phòng ngừa

Hội chứng thiên thần Angelman không thể phòng ngừa được. Do hội chứng này xuất phát từ bất thường di truyền tự phát hoặc di truyền từ bố mẹ sang con trong quá trình hình thành phôi thai.

Cách duy nhất để không sinh con mắc phải hội chứng này đó là làm xét nghiệm di truyền ở cả hai vợ chồng, nhất là khi có tiền sử tương tự. Trường hợp nếu đã bắt đầu thai kỳ, hãy thực hiện các xét nghiệm sàng lọc dị tật để sớm để được tư vấn về nguy cơ thai nhi mắc hội chứng di truyền này và có hướng xử lý phù hợp.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Con tôi phát triển bất thường về thể chất và trí tuệ có phải dấu hiệu của bệnh lý không?

2. Hội chứng thiên thần do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể nào?

3. Con tôi mắc hội chứng Angelman có nặng không? Sống được bao lâu?

4. Cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán hội chứng thiên thần?

5. Hội chứng thiên thần có chữa khỏi được không?

6. Phương pháp điều trị hội chứng Angelman tốt nhất dành cho trường hợp của con tôi?

7. Phương pháp trị liệu nào giúp cải thiện triệu chứng hội chứng thiên thần?

8. Tôi cần làm gì để giảm nguy cơ sinh con mắc hội chứng Angelman trong lần mang thai tiếp theo?

Hội chứng thiên thần tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm do không có cách chữa trị. Người mắc hội chứng này thường chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và khó có cuộc sống khỏe mạnh bình thường. Do đó, khuyến khích các cặp vợ chồng trước khi sinh con nên thực hiện xét nghiệm di truyền hoặc xét nghiệm sàng lọc dị tật sớm trong thai kỳ để phát hiện các bất thường về hội chứng này.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Viêm Não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng thần kinh nguy hiểm do lây nhiễm virus JEV. Bệnh gây ra các tổn thương thần kinh nghiêm trọng, để lại những…
Giãn Não Thất
Giãn não thất là dị tật bẩm sinh do tích…
Bệnh Phù Não
Phù não là một trong những tai biến thường gặp…
Bệnh Parkinson
Parkinson là một rối loạn thần kinh tiến triển gây…
Bệnh Áp Xe Não

Áp xe não là tình trạng tích tụ mủ trong các mô và khoang não do nhiễm trùng khu trú…

Bệnh Dại

Bệnh dại do nhiễm virus dại RABV, thông qua vết cắn, cào xước của chó/mèo hoặc thú hoang bị dại.…

Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia)

Sa sút trí tuệ thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng không liên quan đến yếu tố tuổi tác,…

Hội chứng não gan

Hội chứng não gan là tình trạng tổn thương gan gây ảnh hưởng đến chức năng não. Bệnh được phân…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua