Bệnh Hậu bối

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Hậu bối là căn bệnh nhiễm trùng da khá nghiêm trọng, đặc trưng bởi các đốm nhọt sưng đỏ, gây đau đớn, thậm chí tiến triển thành viêm cấp tính hoại tử nang lông. Tác nhân gây bệnh chính là tụ cầu khuẩn Staphyloccocus aureus ở các vị trí như mặt, cổ, đầu, lưng, chân, tay... Những người bị suy giảm miễn dịch, bệnh mãn tính hoặc các bệnh về da có nguy cơ cao mắc bệnh này. 

Tổng quan

Hậu bối (Carbuncle) là tập hợp các đốm mụn nhọt sưng đau, chứa dịch mủ được hình thành dưới da, mọc ra từ các tuyến lông - bã vùng lưng & gáy hoặc đầu, mặt, cổ, tay, chân... Đây là một dạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và một số tổ chức xung quanh.

Bệnh hậu bối là kết quả của nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra

Căn bệnh này còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như nhọt gương sen hoặc cụm nhọt tổ ong, được ghi nhận trong các tài liệu Việt Nam. Nguyên nhân là do các tổn thương chứa mủ khi vỡ ra sẽ có có hình dạng lỗ rỗ như gương sen hoặc tổ ong.

Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng trên cơ thể, đặc biệt nghiêm trọng ở người bị tiểu đường hoặc mắc các bệnh rối loạn khác gây suy giảm miễn dịch.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nhiễm tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh hậu bối. Đây là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trên da và bên trong mũi. Chúng gây ra các vết sưng tích tụ mủ dưới da quá mức.

Các đốm nhọt đôi khi phát triển ở những vị trí da trầy xước do vết thương nhỏ hoặc bị côn trùng cắn. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào dễ dàng và phát triển gây bệnh.

Tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh hậu bối

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh hậu bối, từ những người khỏe mạnh cho đến những người có thể trạng ốm yếu do bệnh tật. Cụ thể một số yếu tố rủi ro dưới đây có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh, bao gồm:

  • Tiếp xúc gần với những người bị nhiễm tụ cầu khuẩn trước đó và bản thân đang có vết thương hở trên da;
  • Mắc bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng da do tụ cầu khuẩn;
  • Bị ảnh hưởng từ các tình trạng da khác như bệnh chàm, mụn trứng cá... làm hỏng hàng rào bảo vệ da;
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch khiến cơ thể không thể chống lại các tác nhân nhiễm trùng khiến cơ thể dễ khởi phát các mụn nhọt hậu bối;
  • Người thừa cân béo phì;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Sự xuất hiện của các nốt mụn nhọt là triệu chứng đặc trưng của bệnh hậu bối. Tổn thương chủ yếu xuất hiện ở các vị trí như sau gáy, lưng, mặt, đùi và mông, đặc biệt là những vùng có nhiều lông, luôn ẩm ướt do đổ mồ hôi hoặc bị ma sát nhiều.

Các nhọt sưng đỏ, chứa dịch mủ và gây đau nhức là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh hậu bối

Đặc trưng với các triệu chứng gồm:

  • Các vết sưng viêm, đau, mụn nhọt có đầu nhỏ hoặc to hơn 5cm;
  • Da chuyển màu đỏ hoặc tím, sưng phù xung quanh vết sưng;
  • Kích thước vết sưng tăng lên nhanh chóng do sự tích tụ mủ ngày càng nhiều;
  • Đầu nhọt dần chuyển sang màu vàng và vỡ ra khiến mủ thoát ra ngoài, lây lan sang nhiều vị trí khác trên cơ thể;
  • Ngoài ra, kèm theo một số triệu chứng nhiễm trùng như gây sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, suy nhược, nhọt xuất hiện trên khuôn mặt gây ảnh hưởng đến tầm nhìn...;

Chẩn đoán

Bệnh hậu bối đặc trưng với các tổn thương ngoài da rõ ràng là những cụm nhọt lớn nhỏ, sưng đỏ, chứa mủ... Do đó, khi quan sát và đánh giá triệu chứng, kết hợp các triệu chứng lâm sàng khác do bệnh nhân cung cấp như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi..., bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc bệnh hậu bối.

Nhưng để xác nhận chẩn đoán, có thể tiến hành xét nghiệm mẫu dịch mủ để tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn và xác định mức độ nhiễm trùng. Điều này cũng giúp phục vụ tốt cho công tác điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, sử dụng đúng loại kháng sinh hoặc đưa ra chỉ định phẫu thuật khi cần thiết.

Biến chứng và tiên lượng

Bản chất của bệnh hậu bối là các đốm mụn nhọt nhiễm trùng do nhiễm vi khuẩn. Đây là tình trạng khá nguy hiểm, được bác sĩ cảnh báo đe dọa tính mạng do tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA). Một số trường hợp hiếm gặp có thể gây ra các biến chứng sau:

Vi khuẩn từ ổ nhọt phát triển quá mức và xâm nhập vào máu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ở nhiều cơ quan trong cơ thể

  • Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn xâm nhập vào máu;
  • Viêm màng não do vi khuẩn xâm nhập vào máu gây đe dọa tính mạng;
  • Nhiễm trùng da và các vùng dưới da gây viêm mô tế bào;
  • Nhiễm trùng đa nội tạng như xương, tủy sống, tim và dẫn đến tử vong.

Tuy có thể gặp các biến chứng nguy hiểm, nhưng rất may khi hầu hết các triệu chứng do nhọt gây ra đều có xu hướng tự khỏi sau khi  khoảng 2 - 3 tuần và không để lại bất kỳ di chứng nghiêm trọng nào. Những trường hợp phải hút bỏ dịch mủ do mụn nhọt phát triển nghiêm trọng có thể để lại sẹo sau khi lành.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị chính đối với bệnh hậu bối là loại bỏ dịch mủ trong các nhọt, kiểm soát nhiễm trùng và cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng.

Điều này được thực hiện bằng cách áp dụng các phẫu thuật chích rạch dẫn lưu mủ hoặc loại bỏ tổ chức hoại tử. Tuyệt đối không được tự ý sờ, nắn, bóp, dùng kim hay các vật sắc nhọn khác nhằm loại bỏ chất dịch mủ. Sau thủ thuật chích rạch, bác sĩ cũng có thể kê toa sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Phẫu thuật chích rạch, dẫn lưu dịch mủ khỏi nhọt kết hợp dùng thuốc kháng sinh giúp loại bỏ nhiễm trùng hiệu quả

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể kết hợp thực hiện với một số biện pháp tại nhà để cải thiện triệu chứng, giảm đau, giảm sưng nhanh chóng. Bao gồm các biện pháp sau:

  • Chườm ấm thường xuyên lên vùng da chứa nhiều mụn nhọt giúp giảm đau và cảm giác khó chịu;
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng da này để ngăn ngừa nhiễm trùng;
  • Luôn giữ cho vùng da bị tổn thương được khô ráo và sạch sẽ, tắm rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh hay dùng các sản phẩm chứa chất kích ứng mạnh;
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, tránh bó sát vào cơ thể;
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất, tốt cho sức khỏe làn da, nâng cao miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng;

Phòng ngừa

Bất kỳ ai trong hoàn cảnh nào cũng đều có thể mọc mụn nhọt đặc trưng của bệnh hậu bối. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt các biện pháp sau đây, có thể giúp giảm thiểu nguy cơ rủi ro mắc bệnh. Bao gồm:

Thực hành vệ sinh tốt dù đang khỏe mạnh hoặc có các vết thương hở trên da để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và gây bệnh hậu bối

  • Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc những người đang mắc bệnh do nhiễm tụ cầu khuẩn, có nhọt trên da.
  • Đảm bảo thực hành vệ sinh thật tốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ sự phát triển lây lan của vi khuẩn.
  • Không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân, đặc biệt khăn tắm, khăn mặt, drap trải giường... với người bệnh để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng lây lan.
  • Nếu trên da có những vết thương hở, trầy xước dù nhỏ cũng phải vệ sinh sạch sẽ, che kín bằng băng gạc vô trùng cho đến khi chúng phục hồi hoàn toàn.
  • Đối với những trường hợp thường xuyên nổi mụn nhọt không rõ lý do, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc kháng sinh sớm nhằm ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi nổi những đốm mụn nhọt chứa dịch mủ ở cổ, lưng, mông, chân, tay, đầu, mặt... là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Tôi nên làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán nguyên nhân gây ra?

3. Tại sao tôi mắc bệnh hậu bối? Căn bệnh này là gì? Có nguy hiểm không?

4. Tình trạng bệnh hậu bối của tôi có nặng không? Có chữa khỏi được không?

5. Tôi nên điều trị bệnh hậu bối bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Khi nào tôi cần phẫu thuật xử lý các nhọt hậu bối?

7. Nếu không điều trị, các triệu chứng hậu bối có tự khỏi không?

8. Những biến chứng nguy hiểm tôi có thể gặp phải nếu không điều trị hậu bối?

9. Quá trình điều trị bệnh hậu bối mất bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

10. Chi phí điều trị bệnh hậu bối tốn bao nhiêu? Có dùng BHYT được không?

Hậu bối là kết quả của tình trạng nhiễm trùng da hình thành nhọt mủ và gây đau đớn do tụ cầu khuẩn gây ra. Bệnh được đánh giá khá nguy hiểm do phát sinh các biến chứng khó lường nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể điều trị và phòng ngừa được bằng các biện pháp y tế tích cực. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Bệnh á sừng Bệnh Á Sừng
Á sừng là bệnh ngoài da thuộc nhóm viêm da cơ địa, dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý da liễu khác. Bệnh có tính chất dai dẳng, tái…
Bệnh hắc lào Bệnh Hắc Lào
Hắc lào là bệnh da liễu phổ biến, xảy ra…
Hội chứng người cây
Hội chứng người cây là một dạng rối loạn cực…
Bỏng
Bỏng là tổn thương các mô da do nhiệt, điện,…
Bệnh Behcet

Bệnh Behcet là chứng rối loạn tự miễn dịch hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ quan, bộ phận của…

Bệnh lang ben Bệnh Lang Ben

Lang ben là bệnh lý về da thường gặp do nhiễm loại nấm Pityrosporum ovale. Bệnh gây những tổn thương…

Nấm da đầu Bệnh Nấm Da Đầu

Nấm da đầu là bệnh lý nhiễm trùng da đầu do sự tấn công của nấm, xâm nhập vào sâu…

Bệnh Rộp máu

Nổi mụn rộp máu là vết phồng rộp phát triển khi các mạch máu nằm gần bề mặt da bị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua