Bệnh Ngón tay trắng

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ngón tay trắng là bệnh nhiễm virus herpes simplex gây ra, ảnh hưởng đến ngón tay, ngón chân. Tình trạng nhiễm trùng này có khả năng lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với người hoặc đồ vật nhiễm bệnh. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như sưng, đau, phồng rộp tại vùng da bị ảnh hưởng. Điều trị bệnh ngón tay trắng chủ yếu nhằm loại bỏ nhiễm trùng và cải thiện triệu chứng. 

Ngón tay trắng là bệnh nhiễm virus gây ảnh hưởng đến ngón tay và ngón chân

Tổng quan

Ngón tay trắng (Herpetic Whitlow) là tình trạng nhiễm virus gây ảnh hưởng đến các ngón tay và ngón chân. Tác nhân chính là do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Bệnh đặc trưng bởi các vết phồng rộp gây đau nhức trên ngón tay hoặc vùng da gần móng tay.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, nhưng phổ biến nhất là ở những người thường xuyên tiếp xúc với những người nhiễm virus như nhân viên y tế, vận động viên thể thao tiếp xúc gần khi thi đấu, trẻ nhỏ có thói quen mút ngón tay cái hoặc những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Tìm hiểu thêmVirus Herpes là gì? Các bệnh do virus Herpes gây ra

Phân loại

Bệnh ngón tay trắng do nhiễm virus HSV có thể được chia làm 2 loại gồm: nguyên phát và thứ phát. Cụ thể như sau:

  • Nguyên phát: Xảy ra khi một người bị nhiễm virus HSV lần đầu tiên. Đối tượng thường gặp là trẻ em và thanh thiếu niên có hệ miễn dịch yếu kém, tiếp xúc với virus thông qua nước bọt hoặc dịch tiết sinh dục của người bị nhiễm bệnh.
  • Thứ phát: Hay còn gọi là thể tái phát, xảy ra khi một người đã bị nhiễm trùng trước đó và tái phát lại. Loại này thường phổ biến ở người lớn và thường được kích hoạt do căng thẳng, bệnh tật hoặc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh ngón tay trắng xảy ra do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Đây là loại virus có khả năng lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết sinh dục hoặc các tổn thương trên da của người đang nhiễm bệnh. Hoặc nó cũng có thể lây truyền gián tiếp thông qua tiếp xúc với các loại đồ vật, đồ dùng cá nhân nhiễm bệnh.

Bệnh ngón tay trắng được gây ra bởi virus herpes simplex (HSV)

Bất kỳ ai ở độ tuổi hoặc giới tính nào cũng đều có xu hướng phát triển nhiễm trùng giống nhau. Nhưng tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ em có thói quen mút ngón tay cái hoặc nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với vết loét, mụn nước của bệnh nhân bị nhiễm trùng nhưng không mang đồ bảo hộ đầy đủ.

Ngoài ra, những người có hệ thống miễn dịch yếu kém bẩm sinh hoặc ảnh hưởng từ bệnh tật (tiểu đường, đang hóa trị ung thư, hội chứng suy giảm miễn dịch cấp tính AIDS...) thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh ngón tay trắng cũng được ghi nhận có khả năng lây lan mạnh giữa các vận động viên đô vật.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng điển hình ở bệnh nhân mắc bệnh ngón tay trắng như:

Bệnh nhân thường có gặp các triệu chứng như sưng đau, đỏ tấy và nổi mụn nước ngứa ngáy tại vùng da bị ảnh hưởng

  • Xuất hiện một đám mụn nước gây đau nhức tại vùng da bị ảnh hưởng;
  • Những đốm mụn nước này chứa chất dịch lỏng trong suốt hoặc màu đỏ, tím;
  • Chúng gây ngứa ngáy, sưng đau tại vùng da bị ảnh hưởng;
  • Mụn nước có thể vỡ và hình thành vảy cứng, khô ráp;
  • Các triệu chứng nhiễm trùng khác như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn, sưng hạch bạch huyết...;

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh ngón tay trắng do virus HSV gây ra thường được thực hiện thông qua kết hợp giữa kiểm tra thể chất và các xét nghiệm kiểm tra sự hiện diện của virus. Cụ thể như sau:

Chẩn đoán ngón tay trắng thông qua khám sức khỏe và xét nghiệm nuôi cấy virus để kiểm tra sự hiện diện của herpes simplex

  • Kiểm tra thể chất: Trong quá trình kiểm tra thể chất, bác sĩ thường tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng thông qua thu thập và đánh giá triệu chứng như sưng đau, đỏ rát, ngứa ngáy, các vết loét, phồng rộp tại vùng da bị ảnh hưởng hoặc triệu chứng sốt, sưng hạch bạch huyết...
  • Xét nghiệm tăm bông: Nhằm phát hiện sự hiện diện của virus herpes simplex, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch tại vết loét tổn thương vào mẫu tăm bông hoặc gạc. Mẫu bệnh phẩm này sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để kiểm tra, phân tích và xác định chính xác tác nhân gây bệnh ngón tay trắng.
  • Xét nghiệm máu: Trong một số trường hợp, xét nghiệm máu cũng có thể được chỉ định thực hiện để xác nhận chẩn đoán. Kết quả xét nghiệm máu cho phép phát hiện kháng thể đối với virus herpes simplex.
  • Các xét nghiệm khác: Ngoài những xét nghiệm này, bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X quang hoặc MRI khi cần thiết. Mục đích nhằm phát hiện bất kỳ dấu hiệu tổn thương xương, khớp nào, đánh giá mức độ nhiễm trùng và xác định phác đồ điều trị tốt nhất.

Dựa vào các kết quả xét nghiệm này, bác sĩ sẽ xác nhận chẩn đoán về tình trạng bệnh ngón tay trắng và phân biệt với các tình trạng cũng gây ra triệu chứng tương tự như:

  • Paronychia: Tình trạng sưng viêm ngón tay, ngón chân ở các nếp gấp của móng, xảy ra do tình trạng nhiễm trùng đa vi khuẩn;
  • Chàm da: Bệnh chàm là tình trạng viêm da không nhiễm, đặc trưng với các mụn nước nhỏ gây ngứa ngáy, khó chịu ở lòng bàn tay, các cạnh ngón tay, lòng bàn chân;
  • Felon finger: Là tình trạng nhiễm trùng ngón tay kèm theo cảm giác sưng, đau;

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh ngón tay trắng đặc trưng bởi những vết loét, tổn thương da sưng đỏ đau ngức, ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, bản chất của bệnh là tình trạng nhiễm virus và có thể kiểm soát được bằng thuốc kết hợp chăm sóc, vệ sinh tích cực. Thông thường, chỉ sau khoảng 2 - 3 tuần, các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm và biến mất không để lại dấu vết.

Tuy nhiên, khả năng tái nhiễm vẫn còn khi gặp điều kiện thuận lợi. Trong khi, không có cách chữa trị dứt điểm hoàn toàn, việc điều trị chỉ nhằm cải thiện triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đa số các trường hợp bị ngón tay trắng đều có tiên lượng tốt và khỏi sau 2 - 4 tuần

Ngược lại, nếu tình trạng nhiễm trùng phát triển nghiêm trọng, nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng toàn thân, thậm chí phát triển viêm não herpes. Ngoài ra, một số biến chứng khác có thể gặp phải như:

  • Hình thành sẹo;
  • Tê bì da;
  • Lây lan nhiễm trùng đến mắt;
  • Da mẫn cảm quá mức;

Điều trị

Mục tiêu điều trị bệnh ngón tay trắng nhằm cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát.

Điều trị y tế

Dùng thuốc kháng virus là phương pháp điều trị chính đối với bệnh nhiễm trùng ngón tay trắng. Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng, kiểm soát mức độ nghiêm trọng và thời gian nhiễm trùng. Sử dụng thuốc cần được thực hiện các sớm càng tốt, vì virus có khả năng lây lan nhanh chóng, nếu không kiểm soát các biến chứng nghiêm trọng.

Dùng thuốc kháng virus là biện pháp điều trị chính đối với bệnh ngón tay trắng do nhiễm virus

Tùy theo mức độ nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng virus dạng uống hoặc bôi, loại Acyclovir được sử dụng phổ biến nhất. Có thể kết hợp dùng thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện cơn đau.  Việc dùng thuốc thường dùng trong vòng 48h kể từ khi xuất hiện triệu chứng.

Chăm sóc hỗ trợ

Ngoài điều trị y tế, bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng:

  • Luôn giữ cho vùng tại khu vực bị nhiễm trùng được sạch sẽ, băng vết phồng rộp bằng băng gạc vô trùng. Khi vệ sinh phải đeo găng tay để hạn chế sự lây lan của virus sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • Tránh chạm tay vào các bộ phận khác của cơ thể để tránh lây lan nhiễm trùng.
  • Chườm lạnh nhiều lần khi có cảm giác khó chịu để giảm sưng ngứa.
  • Tắm muối Epsom cũng thể hỗ trợ giảm đau và cảm giác khó chịu do nhiễm trùng ngón tay trắng gây ra.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen trong trường hợp cơn đau nhức kèm sốt kéo dài, không thể chịu đựng được.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh ngón tay trắng, cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh hoặc các bề mặt bị ô nhiễm.
  • Nếu vô tình nhiễm phải, hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
  • Tuyệt đối không được chạm tay vào mắt, mũi, miệng sau khi chạm vào vùng da bị nhiễm bệnh.
  • Bảo vệ làn da kỹ lưỡng khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng bên ngoài.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Vì sao tôi bị nổi vết loét sưng, đau, ngứa ngáy ở ngón tay, ngón chân?

2. Nguyên nhân khiến tôi mắc bệnh ngón tay trắng?

3. Đây là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

4. Cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán xác nhận ngón tay trắng?

5. Điều trị bệnh ngón tay trắng bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Tôi cần làm gì để chăm sóc vết thương ngoài da ngăn ngừa nhiễm trùng?

7. Bệnh ngón tay trắng nếu không điều trị có tự khỏi được không?

8. Mất thời gian bao lâu tổn thương nhiễm virus ngón tay thì khỏi hẳn?

Ngón tay trắng là bệnh nhiễm trùng virus gây ảnh hưởng đến ngón tay, ngón chân. Tình trạng này khá phổ biến và không nguy hiểm, thường có khả năng tự khỏi sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất vẫn nên tập trung điều trị sớm để loại bỏ nhiễm trùng bằng các biện pháp y tế phù hợp. Kết hợp chăm sóc y tế để ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày đăng 10:25 - 17/08/2023 - Cập nhật lúc: 14:57 - 31/05/2024
Chia sẻ:
Hội chứng loét sinh dục
Hội chứng loét sinh dục là bệnh thầm kín khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân gây…
Nấm da đầu Bệnh Nấm Da Đầu
Nấm da đầu là bệnh lý nhiễm trùng da đầu…
Bệnh Nấm móng
Nấm móng là tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở…
Chấy Rận (chí rận)
Chấy rận xuất hiện rất phổ biến ở da đầu…
Bệnh Rộp máu

Nổi mụn rộp máu là vết phồng rộp phát triển khi các mạch máu nằm gần bề mặt da bị…

Bệnh Gai Đen

Gai đen là bệnh lý da liễu phổ biến, chủ yếu xảy ra ở những người bị tiểu đường hoặc…

Bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những vấn đề về da liễu có tính chất mãn tính. Bệnh có…

Bệnh Xơ cứng bì

Xơ cứng bì là nhóm bệnh hiếm gặp liên quan đến tình trạng xơ cứng, dày cứng da và các…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua