Tay nổi mụn giống mụn nước là bệnh gì? Điều trị như thế nào
Tình trạng tay nổi mụn giống mụn nước thường là do ma sát hoặc các phản ứng dị ứng do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Hiện tượng này có thể liên quan đến một số bệnh lý trong cơ thể. Do đó, người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân khiến tay nổi mụn giống mụn nước
Hầu hết các mụn nước ở tay là do ma sát, đặc biệt là cọ xát lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài. Trường hợp này thường không gây nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau một thời gian tự chăm sóc. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng mụn nước có thể là báo hiệu cho một số bệnh lý như:
1. Bệnh Tay chân miệng
Bệnh tay, chân, miệng hay còn gọi là bệnh HFMD (Hand – Foot – Mouth Disease), gây ra nhiều mụn nước ở tay và chân. Đây là một tình trạng truyền nhiễm có thể lây lan trực tiếp quá nước bọt, chất lỏng từ mụn nước hoặc phân của người bệnh.
Bệnh tay, chân, miệng thường bắt đầu ở họng bằng các vết loét ở Amidan, cổ họng, lưỡi và miệng. Sau đó lan rộng đến lòng bàn tay, lòng bàn chân khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
Hiện tại, không có phương pháp điều trị bệnh Tay, chân, miệng. Các liệu pháp điều trị có thể ngăn ngừa nhiễm trùng trong vòng 3 – 7 ngày. Bệnh tay, chân, miệng cần tiếp nhận điều trị y tế để tránh các biến chứng như co giật, sốt hoặc mất nước.
2. Bệnh Pompholyx
Pompholyx là một hội chứng nổi mụn nước mạn tính ở lòng bàn tay, đặc biệt là hai bên ngón tay. Thỉnh thoảng bệnh có thể xuất hiện ở lòng bàn chân. Các mụn nước thường có vảy màu đỏ và chứa chất lỏng bên trong.
Hiện tại, nguyên nhân gây bệnh Pompholyx vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng được cải thiện trong hai đến ba tuần. Việc điều trị thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và độ tuổi của người bệnh. Thông thường bệnh được điều trị bằng dung dịch thuốc tím hoặc dung dịch Burrow. Đối với các tình trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị kem Steroid tại chỗ để giảm ngứa và viêm.
3. Bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là bệnh ngoài da khiến tay nổi mụn giống mụn nước. Đôi khi tình trạng bệnh có thể xuất hiện ở lòng bàn chân gây ngứa ngáy, đau và chảy dịch. Các mụn nước do bệnh tổ đỉa thường có kích thước khoảng 1 – 2 mm và thường được cải thiện sau 3 – 4 tuần. Tuy nhiên, đôi khi tổ đỉa có thể trở nên nghiêm trọng, bị nhiễm trùng hoặc tái phát gây ra sẹo và vết thâm.
Hiện tại, việc điều trị bệnh tổ đỉa thường tập trung vào việc dưỡng ẩm và ngăn ngừa tái phát bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và xây dựng lối sống khoa học.
4. Da bị kích ứng
Tình trạng tay nổi mụn giống mụn nước có thể liên quan đến các yếu tố vật lý kích ứng da như hóa chất hoặc nhiệt độ môi trường. Các yếu tố gây dị ứng phổ biến bao gồm: Mỹ phẩm kém chất lượng, hóa chất công nghiệp, dung môi, chất tẩy rửa hoặc ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, một số bệnh viêm da như viêm da cơ địa hoặc chàm đều có thể dẫn đến phồng rộp và mụn nước. Các nốt mụn nước do kích ứng da thường đau rát, ngứa kèm theo đỏ ở vùng da bị ảnh hưởng.
5. Dị ứng thuốc
Nhiều loại thuốc điều trị bệnh chẳng hạn như thuốc có chứa Axit Nalidixic có thể gây ra phản ứng phồng rộp nhẹ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, mụn nước có thể bị vỡ ra, nhiễm trùng và làm tăng nguy hoại tử biểu bì.
6. Bệnh chàm
Bệnh chàm (Eczema) thường khiến da nổi nhiều mụn nước thường phổ biến ở lòng bàn tay, ngón tay và lòng bàn chân. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng bệnh chàm có thể liên quan đến tình trạng dị ứng hoặc hen suyễn.
Hiện tại, việc điều trị bệnh chàm thường nhằm mục đích cắt giảm các cơn ngứa ngứa, giảm tình trạng viêm da hoặc bội nhiễm (nếu có). Tuy nhiên, bệnh chàm là bệnh mãn tính. Do đó, việc điều trị thường mất rất nhiều thời gian và công sức.
7. Bệnh Ly thượng bì bóng nước
Ly thượng bì bóng nước có tên khoa học là Epidermolysis. Đây là tình trạng hoại tử biểu bì cục bộ khiến da bị nổi mụn nước, phồng rộp. Nguyên nhân cơ bản gây ra Epidermolysis là do rối loạn dị truyền và bệnh thường được phát hiện khi trẻ biết đi. Các dấu hiệu cơ bản của Epidermolysis là tay nổi mụn giống mụn nước, nóng rát và ngứa ngáy. Mụn nước thường có xu hướng xuất hiện sau khi người bệnh ma sát, chấn thương hoặc cầm chặt một thứ gì đó quá lâu.
Ly thượng bì bóng nước là một bệnh da liễu hiếm gặp và không có biện pháp điều trị dứt điểm. Việc chăm sóc và điều trị bệnh vô cùng vất vả vì da người bệnh rất mỏng, không thể chịu được áp lực tác động. Hiện tại ghép tủy và điều trị gen là cách duy nhất có thể khắc phục tình trạng này.
Cách điều trị tay nổi mụn giống mụn nước
Hầu hết tình trạng tay nổi mụn giống mụn nước không cần điều trị. Hiện tượng này sẽ tự cải thiện nếu không bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ và có biện pháp điều trị hợp lý.
1. Chăm sóc tại nhà
Hiện tượng tay nổi mụn giống mụn nước thường được cải thiện sau 1 tuần tự chăm sóc tại nhà. Các biện pháp chăm sóc bao gồm:
- Chườm một viên đá bọc trong khăn mỏng vào các nốt mụn nước để giúp giảm đau.
- Che chắn các nốt mụn bằng băng y tế hoặc mặc quần áo để tránh làm vỡ hoặc tổn thương các nốt mụn nước.
- Không tự phá vỡ hoặc cào các nốt mụn nước.
- Rửa tay trước khi chạm vào các nốt mụn nước để tránh nhiễm trùng.
- Không làm bong da ra khỏi vết phồng rộp. Băng vết thương lại để tránh nhiễm trùng.
- Sử dụng bao tay trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ da.
2. Điều trị y tế
Đối với tình trạng tay nổi mụn giống mụn nước đặc biệt nghiêm trọng hoặc không có xu hướng được cải thiện, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị như:
- Kem hoặc thuốc Corticosteroid để giảm viêm, chống ngứa.
- Thuốc kháng virus đối với trường hợp người bệnh bị nhiễm virus.
- Kem kháng sinh dùng cho người bệnh bị nhiễm trùng hoặc có nguy cơ hoại tử.
- Một số rối loạn da di truyền gây phồng rộp có thể được điều trị bằng các biện pháp chuyên dụng và ngăn ngừa việc tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
Trong nhiều trường hợp, tay nổi mụn giống mụn nước sẽ biến mất khi người bệnh tránh khỏi các nguyên nhân kích ứng. Thông thường là khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Đối với tình trạng nghiêm trọng hơn hoặc có liên quan đến các vấn đề bệnh lý mãn tính, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có liệu pháp điều trị phù hợp và tối ưu.
Tham khảo thêm:
- Mụn nước ở ngón chân ngứa là bệnh gì? Cách điều trị
- Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khắp người là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Bình luận (1)
Tay và chân e hay nổi các mụn đầu nhọn đôi kho có nước khi khô cứng thành chóp là bị gì v bs