Lỗ Chân Lông Nổi Mụn (Đỏ, Trắng…) Là Bị Gì? Cách Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Lỗ chân lông nổi mụn trắng, đỏ… là một trong những triệu chứng thường gặp của làn da. Chúng xuất hiện khi các nang lông bị bít tắc do tích tụ dầu nhờn, tế bào chết, bụi bẩn, có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý. 

Lỗ chân lông nổi mụn
Lỗ chân lông nổi mụn trắng, đỏ… xảy ra khi các nang lông bị bít tắc do tích tụ dầu nhờn, tế bào chết, bụi bẩn…

Lỗ chân lông nổi mụn là dấu hiệu của bệnh gì? 

Những người có cơ địa nang lông nhạy cảm rất dễ nổi mụn, phát ban, da nổi mẩn đỏ có mủ, mụn nước kèm theo cảm giác châm chích và ngứa ngáy khó chịu. Các nốt mụn thường khu trú thành từng mảng, màu trắng hoặc đỏ tại các vùng da rậm lông như tay, chân, mặt, vùng kín, nách… 

Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ do các yếu tố sinh lý bình thường như:

  • Trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, rối loạn nội tiết tố làn da. 
  • Cạo, tẩy hoặc nhổ lông sai cách gây kích ứng làn da, khiến lông mọc ngược. 
  • Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như vệ sinh kém, không tắm gội thường xuyên, mặc quần lót quá chật, bó sát… 
Lỗ chân lông nổi mụn
Lỗ chân lông nổi mụn là dấu hiệu đặc trưng của người bị viêm nang lông hoặc dày sừng nang lông

Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một số bệnh lý như:

Nổi mụn nang lông màu đỏ, trắng… có nguy hiểm không? 

Lỗ chân lông nổi mụn trắng, đỏ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da và sức khỏe tổng thể nói chung. Tuy nhiên, tình trạng này có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.

Hầu hết tình trạng lỗ chân lông nổi mụn đỏ, trắng… do nguyên nhân sinh lý khá vô hại và không nhất thiết phải can thiệp điều trị. Chỉ cần chăm sóc vệ sinh vùng da bị nổi mụn kỹ lưỡng, giúp các tổn thương phục hồi nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng lỗ chân lông nổi mụn xuất phát từ bệnh lý da liễu hoặc bệnh tình dục cần được điều trị theo phác đồ của bác sĩ để chữa khỏi bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị tình trạng lỗ chân lông nổi mụn sần

2 phương pháp xử lý mụn nang lông do bệnh lý phổ biến gồm:

1. Điều trị tại nhà

Điều trị mụn nang lông tại nhà hiệu quả bằng các mẹo sau đây: 

Lỗ chân lông nổi mụn
Các loại thuốc uống hoặc bôi có tác dụng tiêu viêm, chống khuẩn, giảm các triệu chứng ngứa ngáy do mọc mụn nang lông
  • Bôi kem dưỡng ẩm giúp xoa dịu làn da các nốt mụn đỏ, mụn trắng và duy trì độ ẩm cho làn da;
  • Tẩy tế bào chết bằng các sản phẩm tẩy tế bào chết như bột cám gạo, bột đậu đỏ, bã cà phê, gel nha đam, giấm táo, baking soda…;
  • Bôi tinh dầu như dầu dừa, tràm trà, khuynh diệp, bạch đàn… hỗ trợ kháng viêm chống khuẩn;
  • Tắm nước lá thảo dược như lá trầu không, lá trà xanh, lá khế… giúp làm giảm các triệu chứng như ngứa ngáy; 

2. Điều trị bằng thuốc Tây

  • Các loại thuốc bôi tiêu sừng có chứa hoạt chất tiêu sừng mạnh như vitamin A và các dẫn xuất của nó (thuốc uống hoặc dạng bôi);
  • Vitamin A dạng uống ở liều cao khoảng 100.000 – 300.000 đơn vị có khả năng làm tiêu sừng trong vòng vài tháng;
  • Uống 1 viên Levocetirizine 5mg vào mỗi buổi tối kết hợp bôi 1 tuýp Erylik lên các nốt mụn 2 lần/ ngày;
  • Sau khi các tổn thương giảm bớt, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng một số loại thuốc tiêu sừng nhẹ chứa AHAs (Glycolic acid, acid lactic…), Resorcinol, Acid Salicylic… hoặc một số chất giữ ẩm như Glycerin, Urea… giúp da mềm mại hơn; 
  • Một số dung dịch sát khuẩn tốt cho vùng nang lông bị nổi mụn như Povidon lod 10%, dung dịch Hexemidine 0.1%, dung dịch Chlorhexidine 4%, dung dịch DEP…giúp giảm viêm, chống nấm và diệt khuẩn. 
  • Thuốc kháng histamin H1 dùng để làm giảm các triệu chứng do nổi mề đay, viêm nang lông…; 

Lưu ý việc sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa mụn nang lông nào cũng cần phải do bác sĩ chỉ định. 

=> ĐỌC NGAY: 11 mẹo làm thông thoáng lỗ chân lông ngừa viêm, mụn…

Biện pháp chăm sóc phòng ngừa nổi mụn nang lông

  • Giữ vệ sinh thân thể kỹ lưỡng, tắm nhẹ nhàng.
  • Chọn lựa các sản phẩm vệ sinh làn da dịu nhẹ để tránh gây kích ứng làn da. 
  • Mặc quần lót không quá chật, chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi… 
  • Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày. 
  • Che chắn làn da cẩn thận khỏi các tác nhân gây bệnh, dễ gây kích ứng như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm… 
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc, uống nhiều nước… để tăng cường sức khỏe làn da, thải độc, thanh lọc cơ thể. 

Khuyến cáo ngay khi phát hiện triệu chứng nổi mụn nang lông, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời, phù hợp tránh các rủi ro nguy hiểm do bệnh biến chứng.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Viêm nang lông Viêm Nang Lông: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Viêm nang lông là một dạng nhiễm trùng da phổ biến, được biểu hiện thông qua những đốm mụn mủ,…

viêm nang lông ở mặt Viêm nang lông ở mặt – Triệu chứng và cách trị dứt điểm bằng thảo dược

Viêm nang lông ở mặt là một dạng viêm da gây các triệu chứng ngứa rát, khó chịu. Đặc biệt…

Hướng dẫn điều trị viêm nang lông bằng muối đúng cách và hiệu quả

Trị viêm nang lông bằng muối là phương pháp tự nhiên đơn giản, có thể làm tại nhà nên được…

Bị viêm nang lông nên và không nên ăn gì tốt? Bị viêm nang lông nên và không nên ăn gì tốt?

Viêm nang lông nên ăn gì và kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi một chế…

bà bầu bị viêm nang lông Bà bầu bị viêm nang lông có nguy hiểm và cần trị?

Bà bầu bị viêm nang lông là bệnh da liễu không hiếm gặp trong thai kỳ. Bệnh không quá nguy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua