Da nổi mẩn đỏ có mủ và các bệnh lý trong cơ thể có liên quan

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Da nổi mẩn đỏ có mủ là một biểu hiện da liễu nghiêm trọng và có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác. Tình trạng này không chỉ dây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây tác động đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Do đó, tìm hiểu rõ thông tin về nguyên nhân là cách tốt nhất để điều trị bệnh.

da bị nổi mẩn đỏ có mủ
Tình trạng da nổi mẩn đỏ có mủ có thể là dấu hiệu cho các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể

Các bệnh lý khiến da nổi mẩn đỏ có mủ

Triệu chứng da nổi mẩn đỏ có mủ có thể là do các bệnh da liễu mãn tính hoặc do nhiễm virus. Một số bệnh lý có liên quan bao gồm:

1. Bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở thường xảy ra ở trẻ nhỏ và có xu hướng ảnh hưởng đến mặt và tay. Các triệu chứng ban đầu của bệnh bao gồm việc xuất hiện nhiều vết loét đỏ, có chứa dịch mủ bên trong. Sau khi các mẩn đỏ này vỡ ra sẽ tạo thành một lớp vỏ màu vàng mật ong bao quanh bên ngoài.

Chốc lở là bệnh có thể lây lan một cách nhanh chóng. Do đó, nếu sống chung cùng người bệnh chốc lở, bạn cần tránh chạm vào vật dụng cá nhân, quần áo, đồ chơi hoặc không nên chạm trực tiếp vào các vết loét trên da để tránh việc lây nhiễm bệnh.

Để điều trị chốc lở, bác sĩ có thể kê các loại kem kháng sinh để làm sạch vi khuẩn và ngăn ngừa sự lây lan.

2. Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là một tình trạng nhiễm trùng da do ký sinh trùng gây ra. Khi bị ghẻ, các con ghẻ có thể tồn tại, phát triển và để trứng bên dưới da của người bệnh làm tổn thương bề mặt của da. Các triệu chứng phổ biến bao gồm da nổi mẩn đỏ có mủ, ngứa và đau khi chạm vào.

Ghẻ là bệnh có khả năng lây truyền khá cao thông qua việc tiếp xúc da kề da. Do đó, những người sống trong môi trường đông đúc như viện dưỡng lão hoặc trẻ em trong trại trẻ cơ nhỡ thường rất dễ mắc bệnh ghẻ.

điều trị da nổi mẩn đỏ có mủ
Bệnh ghẻ là bệnh do vi khuẩn gây ra và có thể lây lan sang người khác

3. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hầu hết các bé khi mắc bệnh đều có các dấu hiệu như:

  • Sốt cao
  • Đau họng
  • Lở loét bên trong miệng
  • Da nổi mẩn đỏ có mủ hoặc chứa dịch lỏng

Bệnh tay chân miệng thường có thể điều trị được và không để lại các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể dẫn đến tình trạng viêm màng não, sưng não hoặc các bệnh bại liệt. Do đó, nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng hãy đưa trẻ đến bệnh viện.

4. Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus ) có thể xâm nhập sâu vào cơ thể và gây ra các bệnh nhiễm trùng xương khớp, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến van tim và phổi. Do đó, đây là một tình trạng đặc biệt nghiêm trọng và cần điều trị kịp lúc để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Các triệu chứng nhiễm khuẩn tụ cầu vàng trông giống như các nốt mẩn đỏ chứa đầy mủ bên trong. Một số trường hợp, vùng da bệnh có thể bị lở loét, sưng to và nứt nẻ gây chảy máu, mủ và đau đớn.

Bệnh có thể lây truyền sang người khác. Do đó, tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân bao gồm khăn tắm, dao cạo râu hoặc quần áo với người bệnh.

5. U mềm lây

U mềm lây là một bệnh da liễu do vi khuẩn gây ra và có khả năng truyền nhiễm. Các dấu hiệu bao gồm da nổi mẩn đỏ có mủ hoặc xuất hiện các nốt mụn đỏ hoặc sáp trắng. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng hiếm khi xảy ra ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Nếu các triệu chứng xuất hiện ở bộ phận sinh dục thì u mềm lây được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường sinh dục.

Thông tình u mềm lây có thể được cải thiện trong vòng 1 năm. Tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể kéo dài đến 4 năm.

da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không
U mềm lây thường được cải thiện trong vòng 1 năm

6. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh do virus gây ra và rất dễ lây lan. Bệnh thường xuất hiện với tình trạng da nổi mẩn đỏ có mủ khắp cơ thể kể cả trong niêm mạc miệng và lưỡi. Tất cả mọi người đều chỉ bệnh thủy đậu một lần duy nhất trong đời. Cơ thể có thể tự sản xuất kháng thể chống lại virus gây bệnh và có tác dụng gần như là vĩnh viễn.

Thủy đậu là bệnh lành tính và gần như không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể gây ra tình trạng viêm màng não và sẹo vĩnh viễn nếu các mụn nước bị nhiễm trùng.

7. Bệnh Zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Các đặc trưng phổ biến của bệnh bao gồm nổi mẩn đỏ có chứa mủ trên da gây đau và rất rát. Bệnh thường ảnh hưởng đến phần bên trên của cơ thể như thân trên, cổ hoặc khuôn mặt.

Bệnh Zona thần kinh không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Hiện tại đã có vắc-xin hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh Zona. Do đó trẻ em, người trưởng thành, người trên 50 tuổi nên tiêm vắc-xin để ngăn ngừa bệnh Zona.

8. Viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng các nang lông bị nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể bao gồm cánh tay, chân, lưng hoặc mông.

Bệnh thường khiến da bị đỏ lên, ngứa, nổi mẩn đỏ kèm theo nhiều mủ, dịch chứa bên trong. Đôi khi viêm nang lông có thể bị nhầm lẫn thành mề đay mẩn ngứa hoặc các nốt mụn. Đa số các trường hợp viêm nang lông đều không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể làm rụng lông và để lại sẹo, thâm vĩnh viễn.

da nổi mẩn đỏ có mủ là bệnh gì
Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng lỗ chân lông

9. Nhiễm Virus herpes simplex

Virus Herpes simplex là một bệnh nhiễm trùng khiến da nổi mẩn đỏ có mủ. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, tuy nhiên phổ biến nhất là ở miệng và bộ phận sinh dục.

Thông thường các vết loét do Virus Herpes simplex có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống virus hoặc các loại kem làm tăng tốc để hồi phục da. Mắc dù có thể điều trị khỏi các triệu chứng nhưng virus vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh và có thể gây tái phát bệnh nếu gặp điều kiện thích hợp.

Cách điều trị khi da nổi mẩn đỏ có mủ

Việc điều trị tình trạng da nổi mẩn đỏ có mủ cần phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh lý. Đôi khi một số trường hợp, các mụn mủ có thể tự cải thiện trong một vài ngày hoặc một vài tuần mà không cần tiến hành điều trị y tế.

1. Chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể mang lại hiệu quả làm giảm các triệu chứng bệnh. Một số biện pháp bao gồm:

  • Chườm lạnh lên da bằng một viên đá bọc trong vải mỏng có thể giảm viêm và ngứa. Người bệnh có thể thực hiện biện pháp này nhiều lần trong ngày hoặc bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết.
  • Dùng thuốc kháng Histamine không kê đơn để giảm ngứa.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ để giảm khó chịu, đau và hạn chế các vết nứt nẻ hoặc bong tróc da.

Nếu các dấu hiệu không thuyên giảm hoặc có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý.

da nổi mẩn đỏ có mủ
Trao đổi với bác sĩ để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý

2. Điều trị y tế

Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng da nổi mẩn đỏ chứa mủ có thể cần được điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp chuyên dụng khác. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ hoặc kháng sinh đường uống để chống nhiễm trùng và ngăn ngừa tình trạng lây lan.
  • Nếu các người bệnh nhiễm các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, bác sĩ có thể cân nhắc kê các loại kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch. Đây là kháng sinh dạng mạnh và cần được thực hiện tại bệnh viện. Người bệnh không được tự ý tiêm thuốc tại nhà để tránh trường hợp không mong muốn.
  • Thuốc xịt hoặc các loại kem chống nấm không kê đơn có thể điều trị tình trạng nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm.

Da nổi mẩn đỏ có mủ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bị Viêm Nang Lông Nên Tắm Bằng Gì Nhanh Khỏi Nhất?

Bị viêm nang lông nên tắm bằng gì nhanh khỏi là thắc mắc của rất nhiều người. Tuy nhiên, dù…

Viêm nang lông sau sinh có tự khỏi? Cách khắc phục

Viêm nang lông sau sinh rất dễ xảy ra do nhiều nguyên nhân. Căn bệnh này không quá nguy hiểm…

5 Ưu Điểm Của Công Thức Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc NỔI DANH 5 Ưu Điểm Của Công Thức Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc NỔI DANH

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc là công thức được nghiên cứu bài bản bởi đội ngũ bác sĩ…

Viêm nang lông ở ngực Viêm Nang Lông Ở Ngực: Nguyên Nhân và Cách Trị Nhanh

Viêm nang lông ở ngực phổ biến không kém các dạng viêm da khác. Đặc trưng với những nốt mụn…

Bị viêm nang lông nên và không nên ăn gì tốt? Bị viêm nang lông nên và không nên ăn gì tốt?

Viêm nang lông nên ăn gì và kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi một chế…

Bình luận (4)

  1. Lê Minh Trí
    Lê Minh Trí says: Trả lời

    Thưa bác sĩ, mấy ngày gần đây em bị triệu chứng nổi mấy hạt mủ, hơi sưng và đỏ thì là triệu chứng của bệnh gì ạ

  2. Trinh
    Trinh says: Trả lời

    Dạ chao bác ạ.gd e có e và ck và 1 dua con .con e bi đỏ ngứa ròi có mủ giờ thêm ck e và gio thêm e cũng bị .trị nhiều thuoc nhug chưa hết xin hỏi bác có cách nào trị ko ạ e cạm ơn ạ

    1. Nguyễn Tấn Đàm
      Nguyễn Tấn Đàm says:

      Ge đó lay đó chị tránh su dung đo ca nhan chung .nhà e a e bị. E nằm vòn cái dính luôn. Sức thuốc lâu hết va có mu hoài. Chị lấy cái nhíp gấp cục mũ ra đó là cùi mũ vậy sẽ mau hết. Giặt đồ ca nhan sạch sẽ chắc đo hơn. Càng ngày xao thấy nhìu bệnh la xuất hiện hj .tại e bi nên chia sẽ vậy thôi nha chị

  3. chí công
    chí công says: Trả lời

    e bị mọc nốt như mụn cứng như nốt muỗi đốt không ngứa tại vùng ngực là bệnh gì ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua