Viêm Nang Lông Ở Tuổi Dậy Thì và Cách Trị An Toàn
Viêm nang lông ở tuổi dậy thì là một trong rất nhiều bệnh lý xảy ra ở độ tuổi này. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ đang có những thay đổi và phát triển nhất định dưới sự ảnh hưởng của sự rối loạn và thiếu hụt nội tiết tố
Viêm nang lông ở tuổi dậy thì là gì?
Bệnh viêm nang lông ở tuổi dậy thì thường được gọi là “viêm nang lông do thay đổi hormone”. Đây là bệnh da liễu xuất hiện khi sự thay đổi hormone trong cơ thể của người dậy. Hậu quả gây kích thích tăng sản xuất dầu da, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và dễ dàng gây viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây viêm nang lông ở tuổi dậy thì
Ngoài rối loạn hormone nội tiết, y học hiện đại còn ghi nhận rất nhiều nguyên nhân gây viêm nang lông ở tuổi dậy thì như:
- Yếu tố di truyền;
- Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ;
- Cạo, tẩy lông sai cách khiến các nang lông tổn thương, lông mọc ngược vào trong và gây tắc lỗ chân lông;
- Mặc quần áo bó sát, kết hợp với thời tiết nắng nóng vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nang lông;
- Dùng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp;
- Thường xuyên tắm bồn nước nóng hoặc hồ bơi không được vệ sinh sạch sẽ;
=> XEM THÊM: Kinh Nghiệm Trị Viêm Nang Lông Lâu Năm Thành Công
Triệu chứng bệnh viêm nang lông ở trẻ dậy thì
Triệu chứng của viêm nang lông ở tuổi dậy thì tương tự như viêm nang lông thường gặp, bao gồm:
- Trên da xuất các nốt mẩn đỏ li ti, sẩn đỏ kích thước 1 – 4mm;
- Hình thành mụn mủ tại vị trí các lỗ chân lông;
- Da khô, bong vảy tiết;
- Sưng da, ngứa ngáy, khó chịu, đau rát khi chạm vào, cào gãi;
Phương pháp điều trị bệnh viêm nang lông ở tuổi dậy thì
1. Điều trị tại nhà
Hầu hết các trẻ dậy thì bị viêm nang lông mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau vài tuần thông qua các biện pháp chăm sóc điều trị tại nhà. Chẳng hạn như:
- Vệ sinh da: Vệ sinh kỹ vùng da bị viêm nang lông bằng nước ấm, nước muối pha loãng, nước muối sinh lý hoặc các loại xà phòng, dung dịch sát khuẩn do bác sĩ chỉ định.
- Dùng kem bôi: Một số loại kem bôi ngoài da chứa hydrocortisone giúp xoa dịu làn da, giảm kích ứng, giảm ngứa khá hiệu quả.
- Bảo vệ làn da:
- Ngưng thực hiện những thói quen như cạo, tẩy lông sai cách khiến da bị tổn thương;
- Che chắn bảo vệ da bằng cách bôi kem chống nắng vật lý, áo khoác, đội nón, bao tay, vớ…;
- Ăn uống đầy đủ: Tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, axit alpha hydroxy (AHA), phytoestestrogen cùng nhiều vitamin khoáng chất thiết yếu cho làn da để hỗ trợ làm ổn định nội tiết tố, giảm viêm…
2. Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, trị nấm… là phương pháp được chỉ định hầu hết trong các phác đồ trị viêm nang lông.
- Thuốc kháng sinh dạng uống như erythromycin, cephalexin…;
- Thuốc bôi kháng sinh giúp diệt vi khuẩn gây viêm nang lông như erythmycin, mupirocin…;
- Kem bôi chứa hydrocortisone 1% giúp giảm ngứa, giảm sưng;
- Nếu bị viêm nang lông do nấm được chỉ định dùng thuốc trị nấm, thuốc bôi hoặc dầu gội đầu tùy từng vị trí bệnh;
3. Điều trị bằng laser
Phương pháp này có thể được chỉ định trong trường hợp trẻ bị viêm nang lông không đáp ứng với các biện pháp vừa kể trên. Đặc biệt phù hợp với những trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng.
Tuy nhiên, cách này tồn tại một số nhược điểm như:
- Chi phí khá đắt đỏ;
- Phải thực hiện liệu trình nhiều lần mới khỏi;
- Có nguy cơ làm giảm mật độ lông tóc tại khu vực được điều trị;
- Dễ để lại sẹo, phồng rộp;
- Làm thay đổi sắc tố da;
=> BẬT MÍ: 5 Cách Trị Viêm Lỗ Chân Lông Cấp Tốc, Da Đẹp Nhanh
Cách chăm sóc phòng ngừa viêm nang lông ở trẻ dậy thì
Một số biện pháp bảo vệ da và phòng ngừa tái phát viêm nang lông ở tuổi dậy thì như:
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp, không chứa chất kích ứng, gây hại cho làn da.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Kiểm soát căng thẳng để tránh gây rối loạn nội tiết tố.
- Tăng cường rèn luyện thân thể, tập thể dục vừa sức, tránh vận động mạnh quá sức vì điều này dễ làm suy giảm lượng nội tiết tố trong cơ thể.
- Thiết lập thời gian biểu sinh hoạt khoa học, cân đối thời gian giữa học tập và nghỉ ngơi.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bất thường để có hướng điều trị kịp thời.
Viêm nang lông ở tuổi dậy thì không phải bệnh lý quá nguy hiểm và có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không để lại bất kỳ hậu quả nào nếu điều trị đúng cách, kịp thời. Vì vậy ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện da liễu để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh và tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.
THAM KHẢO THÊM
- Viêm Nang Lông Ở Mông: Cách Nhận Biết và Điều Trị
- Viêm Nang Lông Ở Ngực: Nguyên Nhân và Cách Trị Nhanh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!