Vì sao mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông? Cách trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông là tình trạng rất dễ xảy ra. Nếu như không biết cách chăm sóc đúng khoa học, làn da của bệnh nhân có thể bị tổn thương và để lại sẹo. 

Nguyên nhân mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông

Viêm lỗ chân lông (viêm nang lông) vào mùa đông rất dễ xảy ra, xuất hiện chủ yếu ở các vùng da chân, tay, mặt… Tổn thương đặc trưng là các nốt màu đỏ hoặc đen, nhìn kỹ có lông bị xoăn được bao phủ bởi một lớp da mỏng.

Vì sao mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông? Cách trị
Vào mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông do làn da khô và các kích ứng dễ dàng xảy ra hơn

Tình trạng này do 5 nguyên nhân dưới đây gây ra:

  • Da khô ráp
  • Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ;
  • Không tẩy da chết định kỳ; 
  • Dưỡng da sai cách, sử dụng sản phẩm kém chất lượng; 
  • Mặc trang phục bó sát, gây kích ứng da; 

Biểu hiện viêm lỗ chân lông vào mùa đông

Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của viêm lỗ chân lông:

  • Đau nhức, ngứa ngáy
  • Sưng đỏ
  • Nổi mụn đỏ, mụn mủ
  • Da ửng đỏ 
  • Bong tróc da
  • Tăng sản xuất dầu, khiến da nhờn rít
  • Lỗ chân lông nở to
  • Sưng đau nang lông
  • Vết thâm hoặc vết sẹo

=> XEM NGAY: Viêm Nang Lông Vùng Kín Nam Giới Và Cách Trị Nhanh

2 Cách điều trị viêm lỗ chân lông vào mùa đông hiệu quả

1. Điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ

Tùy nguyên nhân gây viêm nang lông để sử dụng loại thuốc bôi phù hợp: 

thuốc bôi trị viêm nang lông
Các loại thuốc bôi tại chỗ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng viêm nang lông
  • Điều trị tại chỗ: Sử dụng betadin làm thuốc bôi chống nhiễm trùng, kết hợp dùng cồn iode, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh như bactroban, fucidin…
  • Kháng sinh: Sử dụng cho trường hợp bệnh nhân bị lỗ chân lông do tụ cầu, như nhóm β-lactamin, amoxicillin, nhóm cephalosporin, cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol. 
  • Điều trị toàn thân: Đối với những bệnh nhân bị viêm lỗ chân lông nặng và tái phát có thể dùng thuốc đường toàn thân.
  • Viêm lỗ chân lông do vi khuẩn Gram âm: Không sử dụng kháng sinh điều trị, người bệnh rửa benzoyl peroxide và cho ampicillin hoặc co-trimoxazol hoặc cho Isotretinoin vào liều điều trị nếu cần thiết.
  • Viêm nang lông do nấm: Các loại thuốc trị nấm dạng bôi và dạng uống gồm Nizoral, Canesten, Mycoster….Nhóm thuốc uống gồm itraconazole 100mg hoặc terbinafine uống 250mg. Trường hợp viêm nang lông do nấm candida gây ra thì điều trị bằng itraconazole 100mg hoặc sử dụng fluconazol 150mg theo hướng dẫn chỉ định.
  • Viêm nang lông do virus herpes: Điều trị cải thiện bằng kem acyclovir kết hợp với thuốc uống acyclovir 400mg,  valacyclovir 500mg.
  • Viêm nang lông do demodex: Điều trị bằng nhóm kem permethrin bôi hoặc kem metronidazol phối hợp với nhóm thuốc uống metronidazol 1g/ngày trong 1 tuần.

=> BẬT MÍ: Kinh Nghiệm Trị Viêm Nang Lông Lâu Năm Thành Công

2. Chăm sóc tại nhà

Kết hợp chăm sóc da tại nhà để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm nang lông:

Vì sao mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông?
Dưỡng ẩm là việc làm quan trọng trong quy trình điều trị viêm lỗ chân lông mùa đông
  • Tận dụng dược liệu tự nhiên: Một số nguyên liệu tự nhiên như nha đam, lá trầu không, bã cà phê, bột yến mạch, hỗn hợp chanh, dầu dừa, mật ong… có thể đem lại lợi ích tích cực trong việc cải thiện triệu chứng viêm lỗ chân lông.
  • Rửa mặt đúng cách: Sử dụng sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm hoặc da có vấn đề. Rửa mặt nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da và kích thích viêm nang lông. Nên rửa bằng nước ấm khi rửa để làm nở lỗ chân lông, dễ dàng loại bỏ tế bào chết.
  • Không sử dụng sản phẩm chứa chất tạo màu và hương liệu: Sản phẩm chứa chất phụ gia có thể kích thích da, vì vậy hãy chọn các sản phẩm nhẹ, không chứa hương liệu và chất tạo màu.
  • Sử dụng kem chống nắng hàng ngày: Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, ngăn chặn sự tổn thương và kích thích da.
  • Chườm lạnh: Đặt một túi đá hoặc gói lạnh mát lên vùng da bị viêm nang lông để giảm sưng và đau.
  • Tránh nặn mụn, cào gãi mạnh: Việc nặn mụn có thể làm tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hạn chế nặn mụn và để chúng tự nở.
  • Sử dụng các sản phẩm chứa AHA hoặc BHA: Một số sản phẩm chứa axit alpha hydroxy (AHA) hoặc beta hydroxy acid (BHA) có thể giúp loại bỏ tế bào chết và mở lỗ chân lông.
  • Dưỡng ẩm da: Hàng ngày phải bôi kem dưỡng ẩm để giảm khô ráp da, xoa dịu kích ứng và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khác của viêm nang lông. 

Mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông là biểu hiện kích ứng xảy ra do ảnh hưởng của thời tiết. Do đó để tránh các đợt tái phát khi chuyển mùa, người bệnh có xây dựng nền tảng sức khỏe tốt, tăng cường miễn dịch để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
11 mẹo làm thông thoáng lỗ chân lông ngừa viêm, mụn…
Làm thông thoáng lỗ chân lông cần được thực hiện hàng ngày, nhằm giúp da luôn sạch sẽ, giảm thiểu nguy cơ bị viêm nang lông, mụn trứng cá. Dưới…
Viêm nang lông có tự hết không? Viêm Nang Lông Có Tự Hết Không? Bao Lâu Thì Khỏi?

Viêm nang lông không phải bệnh lý quá nguy hiểm. Đa số trường hợp nhẹ bệnh có thể tự khỏi…

Viêm nang lông ở tuổi dậy thì Viêm Nang Lông Ở Tuổi Dậy Thì và Cách Trị An Toàn

Viêm nang lông ở tuổi dậy thì là một trong rất nhiều bệnh lý xảy ra ở độ tuổi này.…

Mẹo chữa viêm chân lông bằng lá trầu không nhanh khỏi

Chữa viêm chân lông bằng lá trầu không là mẹo dân gian, có tác dụng làm giảm tình trạng sưng…

Viêm lỗ chân lông nhẹ Bị Viêm Lỗ Chân Lông Nhẹ Có Cần Trị? Bao lâu Thì Khỏi?

Viêm lỗ chân lông nhẹ chính là giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng chỉ biểu hiện ngoài da…

Viêm nang lông ở lưng – Dấu hiệu và cách chữa trị triệt để

Viêm nang lông ở lưng là tình trạng vùng da lưng phát triển các tổn thương ngứa ngáy, đau rát…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua