Cảm giác khó chịu ở cổ họng và những mẹo giúp bạn chữa khỏi
Nhiễm trùng đường hô hấp trên (cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan,…) thường gây cảm giác đau rát và khó chịu ở cổ họng. Để giảm triệu chứng này, bạn có thể thực hiện các mẹo đơn giản từ những nguyên liệu có sẵn tại nhà.
9 mẹo đơn giản giúp giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng
Cảm giác khó chịu ở cổ họng thường là triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như viêm họng, viêm amidan và viêm thanh quản cấp.
Để giảm triệu chứng này, bạn có thể tận dụng thảo dược thiên nhiên có sẵn trong nhà. Dưới đây là 9 mẹo đơn giản, giúp giảm cảm giác khó chịu và đau rát ở cổ họng ngay tại nhà:
1. Uống nhiều nước
Dịch đờm có thể tích tụ ở cổ họng gây ra cảm giác khó chịu, ngứa rát và vướng víu khi nuốt. Để làm giảm tình trạng này, bạn cần bổ sung từ 2 – 2.5l nước mỗi ngày.
Bổ sung đủ nước sẽ làm loãng dịch đờm và tăng dẫn lưu dịch ra bên ngoài, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh đó khi các cơ quan bị nhiễm trùng, cơ thể thường có xu hướng mất nước và tăng thân nhiệt. Vì vậy việc uống đủ nước còn có tác dụng bù lượng nước đã mất, hỗ trợ làm giảm thân nhiệt và cải thiện triệu chứng mệt mỏi.
Nếu cảm thấy đắng miệng và buồn nôn khi uống nước, bạn có thể thay thế bằng sữa tươi hoặc các loại nước ép có mùi thơm dễ chịu như cam, quýt, dâu,…
2. Ngậm gừng tươi
Gừng không chỉ là loại gia vị được sử dụng phổ biến mà còn được dân gian tận dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng do cảm lạnh và viêm họng.
Tinh chất từ gừng có khả năng giảm hôi miệng, ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng và cải thiện tình trạng viêm. Ngoài ra gừng còn có tác dụng loại bỏ dịch đờm ứ đọng ở cổ họng, từ đó làm giảm triệu chứng ho khan và khó chịu.
Bạn nên ngậm 1 – 2 lát gừng tươi khi cảm thấy khó chịu ở cổ họng. Với trẻ nhỏ, có thể pha trà gừng với mật ong để giảm vị cay và giúp trẻ dễ dàng khi uống.
XEM THÊM: Cách chữa viêm họng hạt bằng gừng hiệu quả nhanh
3. Nước chanh ấm
Nước chanh ấm có khả năng cải thiện các triệu chứng khó chịu ở cổ họng do viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh và cảm cúm gây ra. Chanh là nguyên liệu có tác dụng sát trùng và làm loãng dịch đờm, giúp hạn chế nhiễm trùng lây lan và cải thiện triệu chứng khó nuốt.
Ngoài ra, nhiệt độ ấm vừa phải từ nước chanh sẽ giúp cổ họng được làm dịu và giảm các cảm giác khó chịu.
4. Trà xanh
Trà xanh có chứa nhiều khoáng chất và các polyphenol (chất chống oxy hóa). Các thành phần này có khả năng làm dịu cổ họng, loại bỏ đờm và giảm cảm giác khó chịu.
Hơn nữa các polyphenol trong trà xanh còn hỗ trợ phục hồi các tế bào tổn thương và ức chế các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Thảo dược cũng có khả năng kích thích hệ thần kinh, giúp tăng độ tập trung và hoạt động của não bộ.
Vì vậy bạn nên sử dụng 1 tách trà xanh vào buổi sáng để làm giảm triệu chứng ở cổ họng và tăng hiệu suất học tập/ làm việc.
5. Lá bạc hà
Sử dụng lá bạc hà có thể làm dịu tình trạng đau dạ dày và trào ngược axit. Tinh dầu bên trong lá bạc hà có khả năng cải thiện lưu thông máu, giảm co thắt và hạn chế viêm ở niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra nguyên liệu này còn có khả năng ức chế dịch vị trào ngược lên thực quản, giảm nguy cơ trào ngược dạ dày thực quả gây ho và viêm họng. Bên cạnh đó tinh dầu từ bạc hà còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tiềm ẩn trong răng miệng, cải thiện hơi thở có mùi, chống oxy hóa.
Bạn có thể bổ sung lá bạc hà vào các món ăn thường ngày hoặc hãm thành trà và uống vào mỗi buổi sáng.
6. Giấm táo
Từ lâu giấm táo đã được sử dụng để cải thiện và khắc phục các bệnh lý thông thường nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và sát trùng. Hàm lượng axit acetic và oxymel trong nguyên liệu này có khả năng cải thiện ho, ngứa và nghẹn do viêm họng.
Khi cảm thấy cổ họng khó chịu, bạn có thể pha 1 thìa giấm táo với nước ấm, uống chậm để thành phần trong nguyên liệu thẩm thấu vào các mô tế bào.
7. Mật ong ấm
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có khả năng ức chế vi khuẩn và cải thiện tình trạng viêm. Dùng mật ong pha với nước ấm còn hỗ trợ làm loãng dịch đờm ứ ở cổ họng và cải thiện tình trạng khó chịu. Để tăng tác dụng điều trị, bạn có thể pha mật ong với chanh, gừng hoặc giấm táo.
Nước mật ong ấm có tác dụng làm giảm viêm họng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên cần tránh dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì mật ong chứa một lượng nhỏ vi khuẩn, có thể gây tiêu chảy và ngộ độc đối với trẻ dưới độ tuổi này.
8. Cam thảo
Cam thảo là dược liệu trong y học cổ truyền, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian khác nhau. Thảo dược này có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong và tán hàn.
Dược lý hiện đại cũng chứng minh cam thảo có khả năng giảm ho, đau rát cổ họng nhờ thành phần hóa học đa dạng. Bạn có thể sử dụng rễ cam thảo sấy khô hãm với nước sôi để làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng.
9. Quế chi
Tương tự như cam thảo, quế chi cũng là dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền. Với hàm lượng tinh dầu dồi dào, thảo dược này có khả năng cải thiện các triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy ở cổ họng do các bệnh nhiễm phong hàn như cảm lạnh, viêm họng,…
Tuy nhiên quế chi có vị cay và tính ấm nóng, vì vậy tránh sử dụng liều lượng lớn vì có thể gây kích ứng cơ quan tiêu hóa.
Các mẹo trong bài viết có khả năng làm giảm cảm giác khó chịu và ngứa ngáy ở cổ họng. Tuy nhiên những biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ và hiệu lực thường không kéo dài. Để cải thiện hoàn toàn các triệu chứng ở cổ họng, bạn nên can thiệp chuyên sâu để điều trị dứt điểm các bệnh lý gây ra triệu chứng này.
THAM KHẢO THÊM:
- Chữa viêm, đau họng bằng chanh hiệu quả không, dùng thế nào?
- 10 cách chữa đau họng cho bà bầu tự nhiên, an toàn
Bình luận (37)
Bs ơi kiểu em bị lúc ko nhớ đến thì nuốt nước bọt bình thường . mà lúc nhớ đến rồi thì nuốt nước bọt khó phải làm sao ạ thưa bác sĩ