Viêm loét họng – Nguy hiểm, cần chẩn đoán và điều trị sớm

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm loét họng là tình trạng viêm loét ở cổ họng hoặc kéo dài đến ống thực quản và dây thanh quản. Tình trạng này cần được điều trị đúng lúc để tránh các tổn thương hoặc vỡ niêm mạc họng.

viêm loét họng uống thuốc gì
Viêm loét họng cần được điều trị kịp lúc để tránh vỡ niêm mạc họng

Nguyên nhân gây viêm loét họng

Viêm loét họng có thể xảy ra ở cổ họng, thực quản và dây âm thanh. Điều này có thể gây một số vấn đề trong việc ăn, nhai, nuốt hoặc nói chuyện. Điều trị thường phụ thuộc vào các nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Những nguyên nhân gây viêm loét ở họng gồm:

1. Viêm gây loét cổ họng

Loét ở cổ họng có thể liên quan đến một số nguyên nhân bao gồm:

  • Hóa trị hoặc xạ trị định kỳ để điều trị các loại bệnh ung thư.
  • Nhiễm trùng nấm men (đặc biệt là nhiễm nấm Candida gây tưa miệng).
  • Nhiễm virus bao gồm virus Herpangina gây mụn nước ở miệng, virus tay chân miệng.
  • Hội chứng Behçet gây viêm da, viêm loét niêm mạc miệng, họng và bộ phận sinh dục.
  • Ung thư vòm họng, là một loại ung thư phát triển ở cổ họng ngay phía sau miệng.

2. Viêm loét thực quản

Viêm loét ở thực quản có thể liên quan đến một số bệnh lý và thói quen xấu như:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên.
  • Nhiễm trùng thực quản do virus gây ra bao gồm Herpes Simplex, virus gây suy giảm hệ thống miễn dịch ở người (HIV), virus gây mụn cóc sinh dục (HPV).
  • Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc như thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID) hoặc một số loại kháng sinh.
  • Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm giàu axit như cam, quýt, chanh, giấm và đồ uống chứa cồn (rượu, bia), caffeine.
  • Vô tình nuốt phải các chất ăn mòn niêm mạc họng như Amoniac hoặc Natri Hydroxit.
  • Hóa trị hoặc xạ trị ưng thư.
  • Nôn mãn tính.
  • Dị ứng.
nguyên nhân gây viêm loét họng
Viêm loét họng có thể liên quan đến một số bệnh lý bao gồm ung thư vòm họng

3. Viêm loét dây âm thanh

Viêm loét họng ở dây âm thanh hay còn gọi là viêm họng hạt. Đây là tình trạng viêm loét kèm theo việc xuất hiện nhiều u hạt ở dây âm thanh. Bệnh thường có liên quan đến các nguyên nhân như:

  • Chấn thương do đặt nội khí quản trong cổ họng. Đây là thủ thuật chèn một ống từ cổ họng xuống khí quản để hỗ trợ hô hấp. Thủ thuật này thường được áp dụng khi phẫu thuật.
  • Trào ngược axit dạ dày khiến axit tràn sang thanh quản và gây viêm loét.
  • Ho mãn tính hoặc quá lạm dụng giọng nói.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Ung thư vòm họng hoặc chấn thương họng.

Dấu hiệu nhận biết viêm loét họng

Các triệu chứng viêm loét họng thường phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh. Tuy nhiên, các dấu hiệu thường gặp có thể bao gồm:

  • Đau họng
  • Lở miệng
  • Hôi miệng
  • Sốt hoặc bị ớn lạnh
  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
  • Đau ngực, nóng rát ngực, ợ nóng
  • Có cảm giác xuất hiện khối u ở họng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Nôn ra chất nhầy hoặc máu
  • Thay đổi giọng nói
  • Ho hoặc cần hắng giọng thường xuyên
  • Thay đổi vị giác, trong miệng có mùi chua
  • Đau tai

Chẩn đoán viêm loét họng

Để chẩn đoán viêm loét họng, bác sĩ thường kiểm tra đánh giá triệu chứng của người bệnh. Sau đó, tiến hành lấy các mẫu ở họng để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Các xét nghiệm cổ họng cụ thể thường bao gồm:

chẩn đoán viêm loét họng
Viêm loét ở họng cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp
  • Chụp X – quang với thuốc Barium có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng hẹp thực quản và các tổn thương ở cổ họng.
  • Nội soi thực quản có thể đánh giá các bất thường ở thực quản. Bác sĩ có thể lấy một mẫu mô ở thực quản trong lúc nội soi và sinh thiết ở phòng thí nghiệm. Việc này có thể kiểm tra nguy cơ ung thư.
  • Nội soi thanh quản để đánh giá dây âm thành và vòm họng (khu vực cổ phía sau hầu họng và là nơi tiếp nối giữa thực quản và thanh quản).
  • Các xét nghiệm hình ảnh khác bao gồm chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI. Trong trường hợp nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể đề nghị chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET).

Cách chữa viêm loét họng

Việc điều trị viêm loét họng thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các biện pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:

1. Chăm sóc tại nhà

Trong các trường hợp viêm loét không nghiêm trọng, người bệnh có thể điều trị và khắc phục bệnh tại nhà. Các biện pháp điều trị thường bao gồm:

  • Tránh các loại thực phẩm cay nóng, có tính axit và đồ uống chứa cồn.
  • Uống đồ uống lạnh hoặc ăn kem có thể làm dịu các vết loét.
  • Tránh các loại thuốc có thể gây kích ứng, tổn thương cổ họng. Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm Aspirin, Ibuprofen và Axit Alendronic.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm, hỗn hợp nước và Baking soda hoặc nước súc miệng thảo dược.

Các biện pháp điều trị tại nhà có thể làm giảm khó chịu và đau ngay lập tức. Tuy nhiên, phương pháp không thể điều trị các nguyên nhân là bệnh lý. Do đó, nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện.

cách chữa viêm loét họng
Việc điều trị viêm loét cổ họng phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh

2. Điều trị y tế

Một số tình trạng viêm loét họng cần được điều trị y tế để ngăn ngừa loét lan rộng. Để cải thiện các triệu chứng, bác sĩ thường kiểm tra các nguyên nhân và kê thuốc theo từng trường hợp như sau:

  • Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus cho các trường hợp nhiễm trùng.
  • Thuốc giảm đau như Acetaminophen.
  • Thuốc súc miệng có chứa chất gây tê tại chỗ.
  • Thuốc ức chế sản xuất axit dạ dày bao gồm thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng axit theo toa.
  • Thuốc chống sốt rét, chống sốt siêu vi, chống nấm.
  • Phẫu thuật cho các trường hợp cần thiết.

Biện pháp phòng ngừa viêm loét họng

Một số nguy cơ gây viêm loét họng không thể phòng ngừa, ví dụ như ung thư. Tuy nhiên, các nguyên nhân khác như nhiễm trùng có thể được ngăn ngừa bằng một số cách như sau:

  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng họng bằng cách duy trì thói quen vệ sinh họng, đặc biệt là trước và sau khi ăn. Ngoài ra, giữ khoảng cách an toàn với người bị ốm và tiêm chủng đầy đủ.
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để cải thiện hệ thống miễn dịch.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để tránh gây áp lực lên thực quản, dạ dày. Điều này có thể phòng ngừa tình trạng trào ngược axit dạ dày.
  • Sử dụng thuốc phù hợp, an toàn để tránh kích ứng họng. Trao đổi với bác sĩ về rủi ro và lợi ích của các loại thuốc. Cân nhắc thay đổi loại thuốc phù hợp hơn.
  • Ngừng hút thuốc là và sử dụng các chất gây kích thích. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư và góp phần khiến viêm loét họng trở nên nghiêm trọng.
  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ bằng cách điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý có nguy cơ loét họng cao. Các bệnh lý phổ biến bao gồm tiểu đường, trào ngược dạ dày.

Viêm loét họng có thể liên quan đến một số bệnh lý và các phương pháp điều trị bệnh. Đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm loét, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

ĐỌC NGAY: 

Chia sẻ:
Viêm họng đỏ là chứng viêm họng cấp tính. Viêm họng đỏ là gì và các thông tin cần biết

Viêm họng đỏ là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng, viêm sưng và xung huyết đỏ. Tình trạng…

Bài Thuốc Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh Có Tốt Không? Dùng Bao Lâu Thì Hiệu Quả? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu

Bài thuốc Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh đang được nhiều người “rỉ tai” nhau là hiệu quả cao trong…

Bé bị viêm họng cấp sốt cao khiến nhiều cha mẹ lo lắng Bé bị viêm họng cấp sốt cao nên làm gì?

Bé bị viêm họng cấp sốt cao khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết phải xử lý thế nào.…

đau họng sốt là bệnh gì Đau họng sốt là viêm họng hay bệnh gì, nguy hiểm không?

Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng đau họng và sốt thường đi cùng với nhau. Những triệu chứng này…

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Liệu có gây ung thư?

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không hay có gây ung thư không là thắc mắc chung của các…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua