Viêm họng nhiễm khuẩn – Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm họng nhiễm khuẩn có biểu hiện đau rát họng, sốt cao, khó nuốt,… Bệnh có xu hướng tiến triển nhanh và gây biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm họng nhiễm khuẩn là gì?

Viêm họng nhiễm khuẩn là bệnh viêm họng xảy ra do vi khuẩn, thường liên quan đến vi khuẩn Streptococcus (liên cầu khuẩn nhóm A). Sau khi xâm  nhập và sinh sôi, Streptococcus gây nhiễm trùng, làm tổn thương niêm mạc họng và amidan, dẫn đến viêm họng liên cầu khuẩn.

Viêm họng nhiễm khuẩn

So với nhiễm trùng do virus, viêm họng nhiễm khuẩn có mức độ nghiêm trọng hơn, gây ra các triệu chứng gồm sốt cao, đau rát cổ họng dữ dội, khó nuốt… Hơn nữa bệnh có thể gây biến chứng và tái phát nhiều lần nếu không được điều trị bằng kháng sinh.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Viêm họng do nhiễm khuẩn thường xuất hiện với các triệu chứng khó chịu như:

  • Đau nhức ở họng
  • Ăn không ngon
  • Khó nuốt
  • Sốt cao
  • Xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ khiến cổ bị sưng và đau
  • Amidan sưng và đau, đôi khi có mảng trắng bám trên bề mặt

Những triệu chứng của bệnh đột ngột và kéo dài, cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh và các loại khác.

Đặc biệt, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám khi có những dấu hiệu sau:

  • Viêm họng kéo dài hơn 1 tuần
  • Đau họng không thuyên giảm hoặc nặng hơn
  • Sốt kéo dài
  • Khó thở
  • Chảy nước dãi
  • Khó khăn khi nuốt nước bọt hoặc chất lỏng
  • Nước tiểu có màu giống màu nước cola: Bệnh có thể chuyển sang giai đoạn nặng và gây biến chứng nhiễm trùng thận

Nguyên nhân gây viêm họng nhiễm khuẩn

Viêm họng nhiễm khuẩn xảy ra khi có nhiễm trùng do vi khuẩn. Trong đó vi khuẩn Streptococcus là nguyên nhân gây bệnh của hầu hết trường hợp. Nó có khả năng lây lan nhanh qua những con đường sau:

  • Lây nhiễm trực tiếp: Tiếp xúc gần gũi với người bệnh như hôn hoặc hít phải giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi…
  • Lây nhiễm gián tiếp: Ăn chung hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn tắm, chén, bát, ly uống nước, đồ chơi…
Viêm họng do nhiễm khuẩn Streptococcus
Nguyên nhân gây viêm họng nhiễm khuẩn chủ yếu là do lây nhiễm Streptococcus

Chẩn đoán viêm họng nhiễm khuẩn

Bác sĩ sẽ tiến hành khám và chẩn đoán viêm họng do nhiễm khuẩn thông qua các thủ thuật sau:

  • Xét nghiệm kháng nguyên: Cách làm này giúp phát hiện liên cầu khuẩn nhóm A trong vài phút
  • Nuối cấy dịch từ cổ họng: Nhân viên y tế sẽ đưa một miếng gạc vào phía sau cổ họng và amidan để lấy dịch cổ họng. Sau đó tiến hành kiểm tra.
  • Xét nghiệm DNA: Xét nghiệm này cho phép xác định viêm họng do vi khuẩn hay vi rút gây ra.

Điều trị viêm họng do nhiễm khuẩn

Viêm họng nhiễm khuẩn cần được điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra người bệnh nên chú ý chăm sóc đúng cách để hỗ trợ đẩy lùi nhanh các triệu chứng của bệnh.

1. Chữa viêm họng nhiễm khuẩn bằng thuốc

Thuốc chữa viêm họng do vi khuẩn gồm kháng sinh, kháng viêm và các loại điều trị triệu chứng.

  • Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị chính. Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng và trị nhiễm trùng. Những loại thường dùng:
    • Nhóm thuốc macrolid: Gồm Erythromycin, Clarithromycin và Azithromycin
    • Nhóm thuốc beta-lactamin: Kết hợp Amoxicillin với Axít Clavulanic, Ceftriaxone hay Cephalexin
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol thường được dùng để giảm nhanh triệu chứng đau nhức và hạ sốt.
  • Thuốc kháng viêm corticosteroid: Bao gồm betamethason, prednisolon, dexamthason… được dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Corticosteroid có tác dụng điều trị viêm và giảm đau nhanh chóng.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): NSAID được dùng cho những trường hợp nhẹ hơn để giảm sưng viêm, hạ sốt, giảm đau và đỏ ở hầu họng. Một số loại dùng phổ biến như Diclophenac và Ibuprofene
  • Thuốc viên ngậm trị đau họng: Thuốc ngậm viêm họng bao gồm Eugica, kẹo ngâm Strepsils…  có thể làm dịu cổ họng, giảm đau bằng cách gây tê cục bộ và giảm viêm.
  • Nước súc miệng: Những sản phẩm này thường chứa thành phần chất kháng khuẩn và kháng viêm, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ra khỏi miệng và giảm đau.

Lưu ý: 

  • Dùng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng Aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi vì thuốc có thể gây hội chứng Reye.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian quy định. Không tự ý ngừng dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh để tránh vi khuẩn kháng thuốc.
  • Không lạm dụng thuốc để tránh gây tác dụng phụ.
  • Thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất thường.
Chữa viêm họng do nhiễm vi khuẩn bằng thuốc
Thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa triệu chứng viêm họng do vi khuẩn

XEM THÊM: Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng hiệu quả và lưu ý

2. Dùng tinh dầu và thảo dược

Một số loại thảo dược và tinh dầu tự nhiên có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của viêm họng nhiễm khuẩn.

  • Bạc hà: Lá bạc hà chứa menthol, có tác dụng kháng viêm, giảm đau họng, làm dịu cổ họng và khử mùi hôi miệng. Thảo dược này cũng có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ chống lại vi khuẩn gây viêm họng. 
  • Húng tây: Một số nghiên cứu cho thấy, lá húng tây chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn mạnh, giúp hỗ trợ điều trị viêm họng do nhiễm khuẩn hiệu quả.
  • Tinh dầu bạch đàn (khuynh diệp): Dầu khuynh diệp có tác dụng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và hỗ trợ giảm viêm.
  • Tinh dầu cây trà: Nhờ đặc tính kháng khuẩn, tinh dầu cây trà có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập qua đường miệng.

Cách dùng:

  • Đối với thảo dược: Có thể nhai trực tiếp hoặc hãm như trà để uống.
  • Đối với tinh dầu: Pha loãng rồi bôi lên da ở vùng cổ họng, xông hơi hoặc cho vài giọt tinh dầu vào đèn đốt tinh dầu, sau đó đốt lên.
Tinh dầu chữa viêm họng do nhiễm khuẩn
Tính dầu có tính kháng khuẩn, có tác dụng chữa viêm họng nhiễm khuẩn

4. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh dùng thuốc, để nhanh chóng khắc phục và đẩy lùi triệu chứng bệnh, người bệnh có thể áp dụng chăm sóc viêm họng tại nhà dưới đây:

  • Tránh sử dụng đồ ăn hoặc thức uống quá nóng hay quá lạnh để không gây kích ứng cổ họng.
  • Sử dụng thức ăn mềm và đồ uống mát để làm dịu vòm họng và giảm triệu chứng đau.
  • Uống nhiều nước, tốt nhất nên uống nước ấm.
  • Dùng nước muối trị viêm họng hoặc nước súc miệng để giảm sưng và viêm
  • Không uống rượu bia và hút thuốc lá trong thời gian chữa bệnh.
  • Giữ ấm cổ họng và cơ thể khi thời tiết lạnh.

Phòng ngừa viêm họng nhiễm khuẩn

Một số biện pháp phòng ngừa nhằm ngừa ngừa bệnh tiến triển xấu và gây biến chứng như:

  • Xây dựng chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng. Đặc biệt ăn nhiều rau xanh, trái cây và protein để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh xâm nhập
  • Tăng cường tập luyện nhằm nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi ăn để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Viêm họng nhiễm khuẩn nếu chữa trị không kịp có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, để ngăn ngừa những tác động tiêu cực đối với sức khỏe, người bệnh cần khám và điều trị bệnh sớm ngay từ khi thấy triệu chứng bệnh đầu tiên.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Thuốc Chlorhexidine: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Thuốc Chlorhexidine là thuốc sát trùng được điều chế dưới các dạng dung dịch rửa ngoài da, kem, gel, nước…

Viên ngậm Tyrotab điều trị viêm họng và những thận trọng khi sử dụng

Viên ngậm Tyrotab chứa hoạt chất Tyrothricin và Tetracain hydroclorid, có tác dụng điều trị bệnh viêm họng. Ngoài ra…

Bệnh viêm họng hạt có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh viêm họng hạt có lây không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bản chất bệnh lý này…

Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng?

Các chuyên gia cho biết lựa chọn thực phẩm đúng cách có thể giúp bạn kiểm soát tốt các triệu…

Viêm họng cấp J02 là gì? Dấu hiệu & cách điều trị

Bệnh viêm họng cấp J02 là giai đoạn đầu của bệnh nhiễm trùng họng do vi khuẩn liên cầu gây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua