Xét nghiệm ho gà khi nào cần thực hiện để chẩn đoán bệnh? [ĐỪNG BỎ QUA]

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Xét nghiệm ho gà là điều cần thiết cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng như ho lâu ngày, sốt, viêm đường hô hấp, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, nôn, chảy nhiều đờm dãi,… Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp. 

Khi nào cần xét nghiệm ho gà?

Bệnh ho gà có thể kéo dài 1 – 2 tuần, thậm chí là 1 – 2 tháng. Bệnh thường chuyển biến theo 3 giai đoạn.

  • Ở những tuần đầu, các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp sẽ xuất hiện không rõ ràng (ho nhẹ, chảy nước mũi);
  • Trong giai đoạn toàn phát, người bệnh sẽ bị ho nhiều hơn, kéo dài, ho đỏ mặt, tím tái, khó thở, thậm chí kiệt sức;
  • Giai đoạn hồi phục, cơn ho sẽ giảm, người bệnh bị ho ít hơn;

Thời điểm xét nghiệm ho gà rất quan trọng. Nếu người bệnh tiến hành xét nghiệm ở giai đoạn đầu, khi bệnh chỉ mới khởi phát thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Nhờ đó, ít tốn kém chi phí, sức khỏe cũng sớm hồi phục hơn. 

Các phương pháp xét nghiệm ho gà phổ biến

Hiện tại, có 4 phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ho gà được áp dụng tại các bệnh viện.

xét nghiệm ho gà
Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh ho gà.
  • Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra mức độ lượng bạch cầu có trong máu. Nếu số lượng bạch cầu trong máu cao (> 10g/L) thì người bệnh đang bị viêm nhiễm do vi khuẩn. 
  • Xét nghiệm dịch: Chất dịch sẽ được lấy từ họng hoặc mũi. Chúng sẽ được phết lam kính và tiến hành nhuộm soi trên kính hiển vi quang học. Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát xem có hình ảnh của trực khuẩn 2 đầu nhỏ, gram âm hay không. Nếu có tức là có khả năng bạn đã mắc bệnh.
  • Chụp X – quang: Phương pháp này sẽ giúp kiểm soát mức độ viêm cũng như lượng dịch trong phổi. Đây là bước quan trọng giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
  • Xét nghiệm sinh học phân tử PCR: Đây là phương pháp có độ đặc hiệu cao, độ nhạy cao và cho kết quả rất nhanh chỉ trong 1 – 2 ngày.

=> ĐỌC NGAY: Bị ho gà có tự hết không, bao lâu thì khỏi?

Xét nghiệm ho gà ở đâu?

Dưới đây là một số gợi ý hữu ích cho bệnh nhân trong việc thăm khám, chữa trị bệnh ho gà.

  • Khu vực phía Bắc: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi Trung Ương (Khoa Hô Hấp), bệnh viện Nhiệt đới TW,…
  • Khu vực phía Nam: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Chợ Rẫy (Khoa Nội phổi),  bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh,…

Trên đây là những thông tin giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về thời điểm xét nghiệm ho gà. Với căn bệnh này, người bệnh không nên chủ quan, nhất là đối với trẻ nhỏ. Nếu không được kiểm soát, điều trị đúng lúc, bệnh nhân có thể tử vong. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải thận trọng, chú ý đến sức khỏe của con mình nếu nhận thấy trẻ bị ho, sốt, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc thường xuyên,… 

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Có nên dùng thuốc tây để chữa ho có đờm? Lời khuyên từ bác sĩ

Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh ho có đờm được đánh giá là giải pháp phổ biến nhất.…

Thuốc ho Prospan có mấy loại, giá bao nhiêu, có tốt không?

Thuốc ho Prospan được bào chế dưới dạng siro có tác dụng trị ho, làm loãng đờm và giảm đau…

05 lưu ý khi tự điều trị ho tại nhà bạn cần biết

Điều trị ho gà tại nhà là một trong những cách chữa bệnh được nhiều người áp dụng. Phù hợp…

Thuốc ho Prospan có dùng được cho bà bầu? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

Thuốc ho Prospan là loại thuốc trị ho hiệu quả được sử dụng phổ biến trên thị trường. Thuốc có…

Ho kéo dài – Chữa mãi không khỏi coi chừng mắc bệnh này

Ho kéo dài dai dẳng, chữa mãi không khỏi là tình trạng mãn tính gây ảnh hưởng sức khỏe và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua