Bà bầu bị đau khớp háng do đâu? Mang thai cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bà bầu bị đau khớp háng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng cân quá mức trong thai kỳ, chấn thương, ít vận động… Đôi khi, hiện tượng này còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý xảy ra ở khớp háng. Nếu cơn đau tại khớp kéo dài mà không rõ lý do, mẹ bầu nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Bà bầu bị đau khớp háng do đâu?

Chứng đau khớp háng ở bà bầu có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Bao gồm:

Bà bầu bị đau khớp háng
Sự thay đổi hormone và trọng lượng cơ thể là nguyên nhân khiến cho nhiều mẹ bầu bị đau khớp háng

1. Do các vấn đề trong thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều sự biến đổi về hormone, trọng lượng cơ thể… Những vấn đề này đều có thể thúc đẩy sự khởi phát của những cơn đau và nhiều vấn đề khác ở khớp háng.

  • Hormone relaxin được sản xuất nhiều hơn trong thai kỳ, làm mềm và giãn các cơ và hệ thống dây chằng kết nối khớp, gây ra sự lỏng lẻo ở khớp háng và đau nhức.
  • Trọng lượng cơ thể tăng nhanh từ tháng thứ 4, gây áp lực cho khớp và tăng nguy cơ rạn da, khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
  • Sự phát triển của tử cung và gia tăng cân nặng thai nhi tạo thêm áp lực lên khớp háng.
  • Sự chuyển động của thai nhi trong bụng có thể gây áp lực cho hệ thống thần kinh ở khung chậu, gây đau khớp háng.

2. Do bệnh lý

Đôi khi, hiện tượng đau khớp háng còn là dấu hiệu ban đầu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe bà bầu đang gặp phải. Bao gồm:

  • Giãn tĩnh mạch: Tăng thể tích máu khi mang thai có thể gây giãn nở các tĩnh mạch ở khớp háng hoặc dưới chân, gây đau nhức.
  • Loãng xương: Bệnh này có thể gây đau khớp háng và xương mu khi mang thai, đặc biệt là ở phụ nữ đã sinh nhiều lần.
  • Thoái hóa khớp háng: Sự ăn mòn của mô sụn giữa các đầu xương trong ở khớp có thể gây đau, cứng khớp và hạn chế vận động.
  • Viêm khớp háng: Gây sưng đỏ, nóng và đau nhức ở khớp háng, có thể ảnh hưởng đến cả hai bên và khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn.
bệnh ký xương khớp
Đau khớp háng còn có thể xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm

Tham khảo thêm: Tìm hiểu cách chữa thoái hóa khớp gối bằng diện chẩn

3. Do các nguyên nhân khác

Bên cạnh yếu tố bệnh lý và các vấn đề xảy ra trong thai kỳ, bà bầu bị đau khớp háng còn xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

  • Chấn thương do té ngã hoặc tai nạn.
  • Tư thế ngủ hoặc vận động sai, gây tổn thương lớp sụn khớp háng và đau.
  • Ít vận động, nằm, đứng hoặc ngồi quá nhiều, gây ứ trệ khí huyết và đau khớp háng.
  • Lao động nặng nhọc hoặc đi lại nhiều.
  • Dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu canxi hoặc magiê.

Triệu chứng đau khớp háng ở bà bầu

Mẹ bầu bị đau khớp háng thường có các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác đau nhức âm ỉ, đau nhói hoặc đau dữ dội tại khớp háng.
  • Đau có thể thoáng qua, ngắt quãng hoặc đau suốt cả ngày.
  • Cơn đau có thể lan sang mông, đùi và bàn chân.
  • Khó khăn trong việc đi lại và vận động khớp háng, dẫn đến dáng đi khập khiễng, hạn chế các cử động thông thường như đá chân, xoay chân…
  • Cảm giác tê bì ở bên hông, cùng với cứng khớp vào buổi sáng.
  • Sưng phù, nóng đỏ khớp háng, táo bón, mót tiểu, mất tự chủ trong hoạt động tiểu tiện, ợ nóng, sốt, đau đầu…
tê bì hông
Đau khớp háng có thể gây cứng khớp, sưng đau khớp, nóng ran và tê bì ở hông

Triệu chứng và mức độ đau khớp háng có thể khác nhau ở mỗi bà bầu, phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng tổn thương trong khớp. Thường thì cơn đau tăng nặng hơn trong những tháng cuối của thai kỳ.

Bà bầu bị đau khớp háng có nguy hiểm không?

Khớp háng chịu trách nhiệm chịu lực cho phần thân trên và điều khiển hoạt động của chi dưới, là một trong những khớp lớn và quan trọng của cơ thể.

Cơn đau khớp háng khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tâm lý mẹ bầu mà tác động đến sinh hoạt, đi lại và làm việc. Nếu cơn đau này xuất phát từ chấn thương hoặc bệnh lý, thì thường kéo dài và có thể gây ra nhiều biến chứng.

Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra, thậm chí là mất khả năng di chuyển.

Chẩn đoán đau khớp háng ở bà bầu

Các phương pháp chẩn đoán đau khớp háng khi mang thai sẽ giúp xác định nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng đến chức năng vận động:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ thảo luận về triệu chứng, tần suất và mức độ ảnh hưởng của đau, kiểm tra tiền sử bệnh và thói quen vận động.
  • Kiểm tra thể chất: Bác sĩ kiểm tra sưng đỏ, nóng khớp và đánh giá chức năng vận động của khớp.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, CT scan, MRI… được sử dụng khi cần thiết, tuy nhiên cần cân nhắc nguy cơ cho thai nhi.
  • Xét nghiệm máu: Phân tích máu để phát hiện viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Lấy mẫu dịch khớp từ khớp háng để xác định nguyên nhân của đau.
bà bầu bị đau khớp háng
Khi có dấu hiệu đau khớp háng, mẹ bầu nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để chẩn đoán, điều trị sớm

Tham khảo thêm: Chữa thoái hoá khớp gối bằng Đông y và Tây y phương pháp nào hiệu quả hơn

Cách điều trị cho bà bầu bị đau khớp háng

Việc tìm ra cách giảm đau khớp háng an toàn là mối bận tâm chung của nhiều bà bầu. Dưới đây là một số cách chữa đang được áp dụng hiện nay:

1. Dùng thuốc trị đau

Paracetamol là lựa chọn an toàn để giảm đau khớp háng khi mang thai, nhưng chỉ nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý lạm dụng.

Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể được chỉ định để điều trị cơn đau và các triệu chứng khác đi kèm như: thuốc kháng sinh, Thuốc kháng viêm không steroid, Thuốc chống thấp khớp…

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ không tốt cho thai kỳ. Vì vậy, bà bầu cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

2. Liệu pháp TENS 

Khi điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng một xung điện nhẹ tác động trực tiếp lên các dây thần kinh, qua đó giảm đau đớn cho người bệnh. 

3. Cách làm giảm đau khớp háng khi mang thai tại nhà

Bà bầu bị đau khớp háng ở mức độ nhẹ có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên sau tại nhà:

tập luyện thể dục
Các bài tập với quả bóng có thể giúp giảm đau khớp háng và xương mu khi mang thai
  • Nghỉ ngơi: Hạn chế vận động mạnh và nghỉ ngơi để giảm tác động tiêu cực lên khớp. Sau khi đau giảm, nên bắt đầu vận động nhẹ nhàng.
  • Tập thể dục: Đi bộ hoặc tập luyện với quả bóng để củng cố sức mạnh cho các dây chằng, giảm áp lực lên khớp và giảm đau nhức.
  • Chườm lạnh: Chườm đá lạnh lên khớp để giảm đau và sưng.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm để thư giãn cơ bắp và tăng cường tuần hoàn máu đến khớp.
  • Dùng dụng cụ hỗ trợ: Mang nẹp khớp hoặc dây đai đỡ bụng để giảm áp lực và hỗ trợ khi vận động.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường canxi và magiê, tránh thực phẩm gây tăng cân.
  • Dùng thuốc thảo dược: Sử dụng các loại thảo dược như ngải cứu, lá lốt, trinh nữ với sự hướng dẫn của chuyên gia đông y hoặc bác sĩ.

Bà bầu bị đau khớp háng là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều bất tiện và khó chịu. Tuy nhiên, thông qua việc thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp và tư vấn y tế đúng cách, bà bầu có thể giảm bớt cảm giác đau và tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:19 - 16/03/2024 - Cập nhật lúc: 15:16 - 24/05/2024
Chia sẻ:
5 địa chỉ thay khớp háng tốt nhất hiện nay ở Việt Nam
Các địa chỉ thay khớp háng tốt nhất được đánh giá cao không chỉ về kỹ thuật mổ mà còn cả dịch vụ chăm sóc sau phẫu thuật. Đây là…
Bà bầu bị đau khớp háng do đâu? Mang thai cần biết

Bà bầu bị đau khớp háng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng cân quá mức trong thai kỳ,…

Bệnh thoái hóa khớp háng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh thoái hóa khớp háng thường gây đau nhức và làm biến đổi cấu trúc của khớp, lâu dần bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua