Bệnh thoái hóa khớp háng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh thoái hóa khớp háng thường gây đau nhức và làm biến đổi cấu trúc của khớp, lâu dần bệnh ảnh hưởng tới chức năng vận động của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời hoặc không đúng cách sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thoái hóa khớp háng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Khớp háng là vị trí tiếp giáp giữa xương chậu và xương đùi. Khi khớp khỏe mạnh, dịch khớp được sản sinh để bôi trơn sụn, giúp khớp hoạt động linh hoạt, tránh bào mòn và tổn thương.
Thoái hóa ở khớp háng xảy ra khi giảm dịch bôi trơn, khớp bị bào mòn, kéo theo hư tổn của xương dưới sụn tại chỏm xương đùi, gây ra đau nhức.

Nếu không điều trị, tình trạng đau nhức sẽ xảy ra thường xuyên, cứng khớp háng ngày càng tăng ngay cả khi không vận động. Người bệnh không thể đi lại do chỏm khớp đã biến dạng.
Gai xương bám đầy khớp, khiến khớp mất vận động, người bệnh có thể mất khả năng xoay người, gập người hoặc dạng háng. Vùng cơ bên thoái hóa có thể teo nhỏ hẳn, có thể dẫn đến bại liệt hoàn toàn.
Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng
Triệu chứng thoái hóa ở khớp háng thường bị nhầm lẫn với đau nhức xương khớp thông thường, cần chú ý đến một số triệu chứng sau:
- Đau nhức từ khớp háng lan xuống bẹn, đùi, khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt vào mùa đông.
- Tê cứng khớp khi vận động, đi bộ hoặc co duỗi khớp đùi háng.
- Đau nhói khi xoay người, vặn người hoặc dạng háng.
- Đau dồn dập vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và vào buổi tối.

Tham khảo thêm: Viêm khớp háng ở trẻ em và các phương pháp điều trị
Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp háng
Theo bác sĩ Tuyết Lan, thoái hóa khớp ở háng được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát, trong đó, nguyên nhân nguyên phát chiếm hơn 50%. Các yếu tố chính gây ra bệnh lý này bao gồm:
- Lão hóa cơ thể: Khi tuổi tác gia tăng, chức năng xương khớp suy giảm, dẫn đến sụn và dịch khớp yếu đi, kích thích quá trình bào mòn khớp diễn ra nhanh chóng.
- Di truyền: Có tiền sử gia đình về thoái hóa ở khớp háng tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Chấn thương khớp háng: Chấn thương không được điều trị dứt điểm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Viêm khớp: Các bệnh viêm khớp như thấp khớp, viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây ra thoái hóa khớp.
Bệnh thoái hóa ở khớp háng có chữa được không?
Nếu điều trị kịp thời và đúng cách, kết hợp với tập luyện và chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh có thể thoát khỏi tình trạng này. Tùy theo giai đoạn bệnh, có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:

Bài thuốc dân gian
Ở giai đoạn đầu, khi tình trạng bệnh còn nhẹ, các mẹo dân gian có thể giúp giảm bớt các triệu chứng đau nhức. Một số bài thuốc mà bạn có thể áp dụng tại nhà như:
Các bài thuốc dân gian khá dễ thực hiện và chi phí rẻ, nhưng thực tế chúng chỉ là mẹo vặt truyền miệng, không có cơ sở khoa học. Do đó, chúng giải quyết phần ngọn của vấn đề, không loại bỏ triệt để bệnh.
Chữa bằng Tây y
Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị thuốc hoặc áp dụng các liệu pháp phẫu thuật. Một số phương pháp chữa trị bằng Tây y thường dùng là:
- Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm để giảm tình trạng đau nhức ở giai đoạn đầu.
- Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp háng khi bệnh ở giai đoạn khởi phát do trật khớp háng gây ra.
- Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần cho các trường hợp bệnh nặng.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý điều trị để tránh nguy cơ gây ra những hậu quả không mong muốn.

Chữa trị bằng Đông y
So với phương pháp dân gian và Tây y, Đông y thường có nhiều ưu điểm vượt trội. Các phương pháp này thường sử dụng dược liệu từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe.
Mỗi bài thuốc Đông y được điều chỉnh phù hợp với cơ địa của bệnh nhân, mang lại hiệu quả tốt nhất. Mặc dù thời gian điều trị kéo dài, nhưng hiệu quả toàn diện, không có tác dụng phụ và tỷ lệ tái phát bệnh thấp.
Tham khảo thêm: 5 địa chỉ thay khớp háng tốt nhất hiện nay ở Việt Nam
Bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp háng
Để tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân cũng cần tập luyện đều đặn để tăng cường chức năng vận động cơ xương khớp. Dưới đây là một số bài tập hỗ trợ dễ thực hiện tại nhà:
- Bài tập nâng cao chân: Nằm sấp, hai tay chống thẳng nâng người khỏi sàn, gập đầu gối tạo góc 90 độ với mặt sàn, giữ tư thế trong 5 giây rồi thực hiện lặp lại khoảng 10 lần mỗi bên.
- Bài tập ngồi căng giãn: Ngồi thẳng lưng, kéo hai bàn chân về phía khớp háng để giãn ra, sau đó kéo chân về phía trước và thực hiện lại. Thực hiện lặp lại khoảng 20 lần.
- Bài tập kéo gối: Nằm thẳng, co gối lên và kéo gối áp sát vào ngực. Thực hiện lặp lại khoảng 15 lần mỗi lần tập.
Bị thoái hóa khớp háng nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng thoái hóa của khớp gối, vì vậy người bệnh thường quan tâm đến việc ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, mà còn tăng cường sức khỏe và sự linh hoạt của cơ thể.

Thực phẩm nên ăn
Bác sĩ Tuyết Lan khuyến nghị bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày các thực phẩm giàu canxi, acid béo thiết yếu và chất chống oxy hóa để hỗ trợ điều trị. Các thực phẩm nên ăn bao gồm:
- Xương, sụn động vật…
- Thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, các loại hạt đậu…
- Thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ, …
- Thực phẩm giàu vitamin như rau xanh lá, trái cây mọng như dâu tây, việt quất, cherry, súp lơ xanh, rau cải xoăn, cải mầm, cần tây…
Thực phẩm nên kiêng
Bên cạnh việc những thực phẩm ưu tiên, người bệnh cũng cần tránh các thực phẩm gây hại cho xương khớp, có thể làm cho tình trạng thoái hóa trở nên nặng hơn như:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán.
- Thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê, …
- Đường và các chất tạo ngọt.
- Các thực phẩm, đồ uống có tính kích thích.
Phát hiện và điều trị kịp thời thoái hóa khớp háng có thể giảm thiểu đáng kể các triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bên cạnh đó, cần phải có ý thức bảo vệ xương khớp bằng cách thay đổi những thói quen xấu hàng ngày, cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý…
Có thể bạn quan tâm:
