Phục hồi chức năng sau thay khớp háng & chăm sóc cho bệnh nhân

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Phục hồi chức năng sau thay khớp háng là bước không thể thiếu để tối ưu hóa kết quả sau phẫu thuật. Phẫu thuật có thể giúp người bệnh giảm đau và hỗ trợ các chức năng vận động, tuy nhiên, để tăng độ bền và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường, nên tiến hành các bước phục hồi một cách bài bản và khoa học.

Phục hồi chức năng sau thay khớp háng

Sau khi thay khớp háng, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng để nhanh chóng trở lại các hoạt động hàng ngày. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng.

phục hồi chức năng sau thay khớp háng
Sau phẫu thuật, việc phục hồi chức năng là vô cùng cần thiết để nhanh chóng hồi phục

1. Ngay sau khi phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp phục hồi khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Thông thường, trị liệu vật lý giúp người bệnh luyện tập di chuyển bằng xe tập đi hoặc nạn.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần học cách ngồi và đứng lên đúng cách để không làm tổn thương khớp. Bài tập tăng cường cơ bắp ở chân cũng được áp dụng trong quá trình này.

2. Sau khi xuất viện

Sau thay khớp háng, thời gian nằm viện thường là 3 – 5 ngày, nhưng tùy tình hình, có thể kéo dài đến vài tuần. Trường hợp hồi phục chậm hoặc phẫu thuật không thành công có thể cần 1 tháng tập vật lý trị liệu tại bệnh viện.

Hồi phục tốt đòi hỏi tái khám 3 lần/tuần, thực hiện các bài tập phục hồi dưới sự hướng dẫn. Trong tái khám đầu, bác sĩ kiểm tra khớp, đặt câu hỏi về chức năng và lập kế hoạch luyện tập cá nhân hóa, mỗi buổi khoảng 1 tiếng.

Tham khảo thêm: Khô khớp háng là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

3. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp phục hồi chức năng sau thay khớp háng và tăng phạm vi chuyển động. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp sưng đau ở hông và kéo dài đến 2 chân, gây khó khăn trong việc luyện tập.

Để thành công lâu dài, việc duy trì vật lý trị liệu và giảm căng thẳng cho khớp giúp phòng ngừa chấn thương, với sự hướng dẫn của chuyên gia, bệnh nhân sẽ tăng cường độ linh hoạt cho khớp và cơ.

phục hồi chức năng
Tiền hành luyện tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng sau khi thay khớp háng là điều cần thiết

Khoảng 6 tuần sau phẫu thuật, người bệnh thực hiện các bài tập vật lý như:

  • Ép cơ đùi để nâng đỡ và kiểm soát khớp hông.
  • Siết cơ hông phía sau để kiểm soát lực tác động lên khớp hông mà không gây áp lực lên khớp mới.
  • Luyện tập sức mạnh mắt cá chân để cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực cho khớp mới.
  • Mở rộng đầu gối để tăng cường linh hoạt của khớp gối và khớp mới, cũng như cải thiện tư thế ngồi.

Tuy nhiên, việc thực hiện các bài tập này cần được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn cụ thể. Không nên tự tiến hành các bài tập phục hồi mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn.

4. Tăng sức mạnh cơ bắp

Sau phẫu thuật thay khớp háng, bệnh nhân cần phục hồi sức mạnh cơ bắp thông qua việc duỗi thẳng chân dưới sự hướng dẫn của bác sĩ trị liệu. Việc này giúp tăng cường khả năng hồi phục.

Bên cạnh đó, việc tập luyện cơ chân, nâng chân, mở rộng đầu gối và hoạt động như đi bộ hay dưỡng sinh cũng góp phần cải thiện sức khỏe, tốc độ phục hồi sau phẫu thuật.

Vật lý trị liệu
Quá trình phục hồi sau phẫu thuật thay khớp háng cần được giám sát bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm

5. Phục hồi các chức năng

Thời gian phục hồi chức năng sau thay khớp háng thường kéo dài 6 – 8 tuần, phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Sau giai đoạn này, bệnh nhân có thể trở lại với cuộc sống hàng ngày.

Khớp háng nhân tạo thường không linh hoạt như khớp tự nhiên, người bệnh cần thận trọng với các hoạt động nặng và liên hệ bác sĩ khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Tham khảo thêm: Viêm màng hoạt dịch khớp háng và cách điều trị

Chăm sóc bệnh nhân thay khớp háng

Sau phẫu thuật, việc chăm sóc cần tập trung vào phòng ngừa tổn thương, bao gồm các biện pháp, lưu ý cụ thể cho bệnh nhân và cả người nhà:

  • Chăm sóc vết mổ: Giữ vết mổ sạch và khô, báo cáo dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung sắt, vitamin, uống đủ nước…
  • Hoạt động hạn chế: Thực hiện hoạt động nhẹ nhàng, tránh tác động lên khu vực phẫu thuật.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định: Dùng đúng thuốc giảm đau, chống đông máu, theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Luyện tập và vật lý trị liệu: Thực hiện đúng lịch trình luyện tập và vật lý trị liệu.
  • Duy trì cân nặng và massage: Duy trì cân nặng, massage để tăng lưu lượng máu và giảm máu đông.

Phục hồi chức năng sau thay khớp háng là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực không ngừng. Bằng việc tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn vật lý trị liệu và tập luyện, bệnh nhân có thể dần dần trở lại cuộc sống hàng ngày với đầy đủ khả năng vận động, thoải mái hơn trong mọi việc.

Có thể bạn quan tâm:

 

Ngày đăng 07:32 - 14/03/2024 - Cập nhật lúc: 15:17 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Các biến chứng sau thay khớp háng có thể gặp và phòng ngừa
Mặc dù 90% các trường hợp thay khớp háng đều thành công nhưng tình trạng biến chứng sau thay khớp háng có thể xảy ra và gây nguy hiểm cho…
Bệnh thoái hóa khớp háng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh thoái hóa khớp háng thường gây đau nhức và làm biến đổi cấu trúc của khớp, lâu dần bệnh…

5 địa chỉ thay khớp háng tốt nhất hiện nay ở Việt Nam

Các địa chỉ thay khớp háng tốt nhất được đánh giá cao không chỉ về kỹ thuật mổ mà còn…

Bà bầu bị đau khớp háng do đâu? Mang thai cần biết

Bà bầu bị đau khớp háng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng cân quá mức trong thai kỳ,…

Phục hồi chức năng sau thay khớp háng & chăm sóc cho bệnh nhân

Phục hồi chức năng sau thay khớp háng là bước không thể thiếu để tối ưu hóa kết quả sau…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua