Các biến chứng sau thay khớp háng có thể gặp và phòng ngừa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Mặc dù 90% các trường hợp thay khớp háng đều thành công nhưng tình trạng biến chứng sau thay khớp háng có thể xảy ra và gây nguy hiểm cho người bệnh. Trước khi thực hiện, nên tham khảo rủi ro và biện pháp phòng ngừa để biết cách khắc phục khi cần thiết.

Ưu và nhược điểm khi thay khớp háng

Phẫu thuật thay khớp háng thường chỉ được đề xuất cho các trường hợp viêm khớp nghiêm trọng, gãy xương hông hoặc khi các biện pháp khác không hiệu quả. 

biến chứng sau thay khớp háng
Tham khảo một số biến chứng sau khi thay khớp háng để có cách khắc phục đúng đắn

Tuổi tác không là rào cản, nhưng người cao tuổi thường phải đối mặt với các biến chứng sau thay khớp háng nhiều hơn, cần xem xét kỹ lưỡng trước quyết định tiến hành.

1. Ưu điểm

Phẫu thuật thay khớp háng có thể gây đau đớn trong thời gian nhất định, nhưng mang lại lợi ích như giảm đau hiệu quả do viêm khớp, đồng thời tăng cường khả năng vận động, cải thiện chất lượng cuộc sống.

2. Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất là khớp nhân tạo không thể so sánh với khớp tự nhiên về sự linh hoạt. Sau phẫu thuật, người bệnh cần cẩn thận trong một số hành động như ngồi xổm, ngồi chéo chân… để tránh trật khớp.

Ngoài ra, có 0,1% trường hợp không giảm đau sau phẫu thuật, sự không đồng đều về chiều dài của hai chân có thể gây mất thẩm mỹ và cảm giác khập khiễng khi di chuyển.

nhược điểm của thay khớp nhân tạo
Bệnh nhân có thể di chuyển khập khểnh sau thay khớp háng do chiều dài hai chân không đồng đều

Tham khảo thêm: Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải dấu hiệu sắp sinh?

Biến chứng sau thay khớp háng

Thay khớp háng là phẫu thuật có tỷ lệ thành công cao, giúp người bệnh có thể tự do vận động và giảm đau khớp. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích đó, phương pháp này cũng đi kèm với một số rủi ro nhất định như:

1. Xuất hiện máu đông

Máu đông có thể xuất hiện sau phẫu thuật thay khớp háng và không gây nguy hiểm cho đến khi nó vỡ ra. Khi máu đông vỡ, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng tới tới tim, phổi, não và một số bệnh lý.

Do đó, sau phẫu thuật, bác sĩ thường cho người bệnh sử dụng thuốc chống đông để ngăn chặn quá trình này.

bị đông máu
Bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng có thể gặp biến chứng máu đông

2. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng thường xảy ra sau phẫu thuật, có thể ảnh hưởng đến các mô sâu và kết nối các khớp nhân tạo.

Đa số được điều trị bằng kháng sinh, nhưng các trường hợp nghiêm trọng có thể đòi hỏi phẫu thuật thứ hai để loại bỏ vi khuẩn, ngăn chặn sự hoại tử xương và viêm tủy xương.

3. Gãy xương

Gãy xương có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật thay khớp háng khi các khớp xương gần nơi phẫu thuật bị tổn thương, nứt hoặc gãy. 

Các tổn thương nhẹ có thể tự phục hồi, nhưng gãy xương là biến chứng nghiêm trọng và đôi khi cần các biện pháp điều trị chuyên sâu, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc bị loãng xương.

Gãy xương sau khi thay khớp háng
Gãy xương hoặc tổn thương xương là biến chứng sau thay khớp háng có thể xảy ra

4. Trật khớp

Trật khớp là biến chứng phổ biến sau phẫu thuật thay khớp háng, thường xảy ra sau vài tháng do vận động không đúng hoặc tác động mạnh lên khớp.

Bác sĩ thường sử dụng nẹp để cố định khớp trong một thời gian. Những người trên 80 tuổi, phụ nữ, những người thường ngồi xổm hoặc ngồi bắt chéo chân, người sử dụng nhiều rượu bia… có nguy cơ trật khớp cap hơn.

Tham khảo thêm: Làm sao để giảm đau khớp háng khi mang bầu?

5. Các biến chứng khác

Một số biến chứng không phổ biến sau phẫu thuật khác bao gồm:

  • Không đồng đều độ dài hai chân.
  • Xuất hiện dị ứng.
  • Mảnh vỡ trong tủy xương có thể xâm nhập vào máu, gây ra các vấn đề về phổi và hô hấp.
  • Tổn thương dây thần kinh ở hông, gây tê liệt mông, hông, chân…
  • Nhiễm ion kim loại.
  • Các vùng xung quanh bị nhiễm trùng.
  • Lỏng khớp nhân tạo.

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn nhận thấy có dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật. Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ khi các thay đổi khớp làm bạn lo lắng, căng thẳng.

Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật khớp háng
Thực hiện các bài tập phục hồi khớp háng để ngăn ngừa các biến chứng

Biện pháp phòng ngừa biến chứng sau thay khớp háng

Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn các biến chứng sau phẫu thuật, nhưng có một số biện pháp đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện để giảm thiểu các rủi ro như:

  • Hạn chế leo cầu thang và di chuyển chậm rãi, cẩn thận.
  • Ngồi trên một mặt phẳng vững chắc và giữ cho cột sống thẳng, không khom hoặc cong lưng.
  • Tránh té ngã và va chạm có thể làm trật khớp háng.
  • Sử dụng ghế vệ sinh chuyên dụng để tránh tạo áp lực lên hông khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế đùa giỡn với thú cưng và thể dục thể thao tiêu tốn nhiều thể lực.
  • Cẩn thận khi lái xe, tập thể hình và hoạt động tình dục.
  • Sử dụng vòi sen hoặc ghế cao có tay vịn khi tắm, tránh ngồi xổm hoặc tắm bồn.
  • Sử dụng tư thế đúng đắn trong sinh hoạt hàng ngày, tránh gấp khớp quá 90 độ hoặc cúi người quá sâu.
  • Thực hiện luyện tập vật lý trị liệu để phục hồi cơ mông và khớp háng.

Biến chứng sau thay khớp háng là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, bằng cách nghỉ ngơi đúng cách và tuân thủ các chỉ đạo của bác sĩ, bệnh nhân có thể giảm thiểu nguy cơ và tăng cường sức khỏe của khớp. 

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Bà bầu bị đau khớp háng do đâu? Mang thai cần biết
Bà bầu bị đau khớp háng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng cân quá mức trong thai kỳ, chấn thương, ít vận động... Đôi khi, hiện tượng này…
Bệnh thoái hóa khớp háng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh thoái hóa khớp háng thường gây đau nhức và làm biến đổi cấu trúc của khớp, lâu dần bệnh…

5 địa chỉ thay khớp háng tốt nhất hiện nay ở Việt Nam

Các địa chỉ thay khớp háng tốt nhất được đánh giá cao không chỉ về kỹ thuật mổ mà còn…

Các biến chứng sau thay khớp háng có thể gặp và phòng ngừa

Mặc dù 90% các trường hợp thay khớp háng đều thành công nhưng tình trạng biến chứng sau thay khớp…

Bình luận (1)

  1. Tạ Thư
    Tạ Thư says: Trả lời

    Xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp ạ ! mẹ em năm nay đã 70 tuổi thay khớp hán năm 65 tuổi do bị tai nạn gãy cổ xương đùi nên phải thai khớp hán . Nay đã được 5 năm bây giờ phát hiện là bị xút con ốc bây giờ mình phải điều trị như thế nào ạ ? xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp ạ !

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua