Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không, bao lâu trước nội soi?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Nội soi dạ dày là thủ thuật đơn giản, an toàn giúp phát hiện tổn thương bên trong dạ dày và cơ quan khác thuộc đường tiêu hóa. Để kết quả nội soi được chính xác, dạ dày cần được ở trạng thái rỗng. Vậy, nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không, nên nhịn ăn bao lâu trước khi thực hiện? Thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài biết sau đây.

nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không
Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không, và nên nhịn ăn bao lâu trước khi thực hiện?

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày là thủ thuật dùng ống soi mềm, mỏng, đường kính khoảng 9mm, có nguồn sáng đèn và camara ở đầu, đưa qua miệng hoặc mũi đến dạ dày để quan sát trực tiếp các bộ phận bên trong cơ quan tiêu hóa (bao gồm thực quản, tá tràng, dạ dày). Kỹ thuật trên cho phép chuyên gia có thể chẩn đoán được một số bệnh lý như nhiễm khuẩn HP dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày, polyp dạ dày….

Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không? Nên nhịn ăn bao lâu trước khi nội soi?

Để đảm bảo kết quả nội soi được chính xác và khách quan, dạ dày cần rỗng. Ở trạng thái này, bác sĩ có thể quan sát rõ niêm mạc dạ dày, đồng thời tránh tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trong quá trình thực hiện. 

Các chuyên gia cho biết, trước khi thực hiện nội soi, bạn cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ đồng hồ và nhịn uống ít nhất 2 – 3 giờ đồng hồ. Việc dùng các loại sữa, nước có chất tạo màu như cà phê, nước ngọt, thậm chí là nước hoa quả cũng cần hạn chế tuyệt đối vì các loại thực phẩm trên có thể ảnh hưởng đến khả năng quan sát. Tốt nhất, bạn nên thực hiện nội soi dạ dày vào buổi sáng vì đây là thời điểm thức ăn đã được tiêu hóa hết sau một đêm dài.

Với các trường hợp người bị hẹp môn vị, người bệnh cần nhịn ăn từ 12  -24 tiếng hoặc phải đặt ống bơm rửa dạ dày trước khi thực hiện nội soi.

Một số lưu ý trong và sau khi thực hiện nội soi dạ dày

Trong quá trình nội soi dạ dày, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không ăn hoặc uống bất kỳ thực phẩm nào sau khi nội soi khoảng 1 –  2 giờ đồng hồ.
  • Nội soi có thể gây buồn nôn do ống nội soi luồn sâu vào bên trong dạ dày. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này chỉ mang tính chất tạm thời và biến mất nhanh chóng sau đó mà không cần đến sự hỗ trợ của thuốc.
  • Nội soi dạ dày có thể gây đau rát cổ họng trong hoặc sau khi thực hiện. Súc miệng bằng nước muối có thể giảm nhanh cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, cần chú ý bổ sung những thực phẩm có lợi, có khả năng làm dịu cổ họng như: sữa tươi, cháo lỏng, canh/ soup dễ tiêu hóa… và hạn chế đồ cay, nóng, có tính axit cao, đồ uống chứa chất kích thích để tránh phát sinh triệu chứng khó chịu. 
  • Nếu cảm thấy khó nuốt, nghẹn, bạn có thể ngưng ăn uống và nghỉ ngơi trong vòng 24 giờ. Trong trường hợp bệnh không tiến triển, nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra.
  • Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc xuất hiện các triệu chứng như xuất huyết, đi ngoài phân đen, nôn ra máu, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để tìm hướng khắc phục kịp thời.

Trên đây là giải đáp thắc mắc nội soi dạ dày có nên nhịn ăn không, nhịn ăn bao lâu và một số lưu ý khi thực hiện nội soi. Nhìn chung, đây là thủ thuật đơn giản và an toàn giúp kiểm tra tình hình sức khỏe dạ dày và bộ phận khác thuộc đường tiêu hóa. Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu trong quá trình thực hiện nhưng chúng thường biến mất nhanh sau đó vài giờ. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các biểu hiện khác như nhiễm trùng, đi ngoài phân đen, nôn ra máu, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để tìm cách xử lý phù hợp.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Bệnh sán chó: Dấu hiệu, Hình ảnh sán chó & Cách trị, Phòng ngừa
Bệnh sán chó là tình trạng nhiễm trùng do ký sinh trùng Toxocara canis gây ra. Bệnh lý này có mức độ nghiêm trọng và có thể gây ra các biến…
Bài thuốc dạ dày NS Trần Nhượng tin dùng Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc chữa dạ dày được NSND Trần Nhượng tin dùng

Ra đời cách đây gần 10 năm, Sơ can Bình vị tán là bài thuốc Đông y vô cùng hữu…

Tình trạng đau bụng sau khi ăn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân Đau bụng sau khi ăn: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Đau bụng sau khi ăn không chỉ khiến nhiều người khó chịu mà còn là nỗi lắng băn khoăn vì…

Bị tiêu chảy nên ăn gì & không nên ăn gì nhanh khỏi, phục hồi?

Bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của…

Viêm túi thừa đại tràng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm túi thừa đại tràng là tình trạng nhiễm trùng một túi nhô ra khỏi thành đại tràng. Viêm túi…

Đau bụng trên buồn nôn – Nguyên nhân và cách trị

Triệu chứng đau bụng trên kèm buồn nôn là dấu hiệu thường gặp ở người mắc bệnh viêm loét dạ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua