Cách uống thuốc tẩy giun đúng cách – Ai cũng phải biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tẩy giun là việc làm cần thiết, cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh, tránh các rắc rối do giun sán gây ra. Thế nhưng, có rất nhiều trường hợp mặc dù tẩy giun đúng định kỳ mà vẫn bị nhiễm giun. Vậy nguyên nhân do đâu xảy ra vấn đề này, đâu mới là cách uống thuốc tẩy giun đúng cách?

Thuốc tẩy giun cần được uống đúng cách, định kỳ thì mới mang lại hiệu quả
Thuốc tẩy giun cần được uống đúng cách, định kỳ thì mới mang lại hiệu quả

Đối tượng dễ bị nhiễm giun

Tẩy giun là việc cần làm ở mỗi người, đặc biệt là trẻ em do ăn thức ăn, dùng nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc nuốt phải trứng giun trên nền đất khi cầm nắm, ngậm đồ chơi. Khi bị giun ký sinh, trẻ thường trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng trầm trọng. 

Đa phần, những người sống ở khu vực thành phố chủ yếu nhiễm giun đũa, ở nông thôn là giun móc. Do thường sử dụng thức ăn sống có lẫn trứng giun, thất ăn bị ruồi nhặng, gián bám vào… Không chỉ gây thiếu máu, suy dinh dưỡng, giun còn có thể ký sinh vào phổi gây ho kéo dài, ở ruột gây tắc ruột hoặc gây tắc ống mật… Ngoài ra, có thể ký sinh ở tai, gan, cơ, não… gây ra nhiều bệnh lý và thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Uống thuốc tẩy giun đúng cách

Ý thức được tầm quan trọng của việc tẩy giun, nhiều gia đình luôn tẩy giun định kỳ. Tuy nhiên, có một số trường hợp mặc dù thường xuyên tẩy giun vẫn mắc bệnh là do cách uống thuốc tẩy giun chưa đúng cách. 

Nguyên tắc tẩy giun cụ thể như sau:

  • Việc tẩy giun giúp làm sạch hoặc làm giảm lượng giun sán trong cơ thể.
  • Nên tẩy giun theo định kỳ 4 – 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
  • Đối tượng cần tẩy giun là cả người lớn và trẻ em 2 tuổi trở lên. Nếu trẻ dưới 2 tuổi nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa trẻ thăm khám, không tự ý dùng thuốc cho trẻ. 
  • Nên tẩy giun cho mọi thành viên trong gia đình nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo. 

Cách uống thuốc tẩy giun đúng cách

Để việc sử dụng thuốc tẩy giun mang lại hiệu quả tốt, cần nắm được đối tượng sử dụng, loại thuốc tẩy giun phù hợp và thời gian sử dụng tốt nhất. Cụ thể:

Đối tượng dùng thuốc tẩy giun

Như đã nói, cả người lớn và trẻ em 2 tuổi trở lên đều được khuyến nghị uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm. Với phụ nữ có ý định có thai thì nên tẩy giun ít nhất một tháng trước thời điểm sẵn sàng mang thai. Không tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nên tẩy giun cho cả gia đình để tránh tình trạng nhiễm giun chéo
Nên tẩy giun cho cả gia đình để tránh tình trạng nhiễm giun chéo

Chọn thuốc tẩy giun phù hợp

Có 3 nhóm thuốc tẩy giun được sử dụng phổ biến hiện nay là Mebendazole, Albendazole và Pyrantel pamoat. Trong đó:

Nhóm Albendazol

  • Có tác dụng diệt trứng, ấu trùng, giun trưởng thành, điều trị sán dải heo, sán dải bò. 
  • Không dùng cho người bị suy gan, bệnh máu, bệnh tủy xương, phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra như choáng váng, đau đầu, nôn ói…
  • Cách dùng: Người lớn dùng 400mg uống 1 liều duy nhất trong 1 ngày, có thể điều trị lại sau 3 tuần. Trẻ em dùng 200mg, uống liều duy nhất trong 1 ngày, sau 3 tuần có thể dùng 5mg trong 3 ngày đối với trường hợp giun lươn. 

Nhóm Pyrantel pamoat

  • Có tác dụng diệt giun đũa, giun móc, giun kim, không áp dụng cho giun móc.
  • Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai 2 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú, người bệnh gan.
  • Tác dụng phụ thường gặp là có thể gây choáng váng, hiểm xảy ra tình trạng buồn nôn, đau bụng, mất cảm  ngon miệng.
  • Cách dùng: Uống lúc no hoặc đói, liều dùng 10mg/kg cho một liều duy nhất trong 1 ngày.

Nhóm Mebendazol

  • Có tác dụng trị giun tóc, giun móc, giun đũa, giun lươn, giun kim. 
  • Không dùng cho trẻ dưới mang thai, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho bú.
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra như chóng mặt, nổi mề đay, tiêu chảy, đau dạ dày.
  • Cách dùng: Có thể nuốt, nhai, nghiền hoặc uống cùng thức ăn. Sử dụng 100mg liều duy nhất trong một ngày hoặc 100mg chia làm 2 lần sáng và tối trong ngày.

Thời gian sử dụng

Nhiều người cho rằng thuốc tẩy giun nên sử dụng lúc đói là tốt nhất. Tuy nhiên hiện nay, có thể sử dụng thuốc ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất nên áp dụng cách sử dụng thuốc tẩy giun trên là buổi tối trước khi đi ngủ.

Những lưu ý khi uống thuốc tẩy giun

Khi đã nắm được cách tẩy giun, cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi thấy trẻ có biểu hiện như bụng đau, to căng cứng bất thường, đầy bụng khó tiêu, chán ăn, ngứa hậu môn vào ban đêm… thì nên nhanh chóng tẩy giun cho bé. 
  • Sau khi tẩy giun, cần rửa tay sạch sẽ, ăn thức ăn được rửa sạch, nấu kỹ, bảo quản tốt, chế biến sạch sẽ.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, tránh dùng các thức ăn sống như tiết canh, rau sống, nem… 
  • Hạn chế dùng đồ ăn bên ngoài, chế biến sẵn vì dễ nhiễm khuẩn, kém vệ sinh.
  • Không để trẻ bò lên dưới đất, nên rửa đồ chơi sạch sẽ.
Luôn rửa tay sạch sẽ sau khi tẩy giun, trước và sau khi ăn để tránh nhiễm lại
Luôn rửa tay sạch sẽ sau khi tẩy giun, trước và sau khi ăn để tránh nhiễm lại

Trên đây là cách uống thuốc tẩy giun đúng cách và một số lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ tốt cho việc bảo vệ sức khỏe của cá nhân và gia đình bạn.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 15:00 - 13/06/2022 - Cập nhật lúc: 09:13 - 29/05/2024
Chia sẻ:
Bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không, ăn loại nào?
Sữa chua là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn và giá trị dinh dưỡng thiết yếu, có khả năng hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, bị tiêu chảy…
Xuất huyết dạ dày có ăn trứng được không?

Giàu protein, sắt, canxi, folate, vitamin A và nhiều chất dinh dưỡng quý, trứng luôn được xem là thực phẩm…

Ngày Tết phải tránh xa những món này nếu không muốn đau dạ dày “hỏi thăm”

Trong những ngày Tết, người bị đau dạ dày nên kiêng ăn nhiều đồ muối chua, các món cay, mứt,…

5 loại lá chữa bệnh trĩ hiệu quả hơn dùng thuốc tây

Có rất nhiều loại dược liệu giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Trong đó, nổi bật nhất…

Thói quen mút tay ở trẻ sơ sinh có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn và viêm ruột Viêm ruột ở trẻ sơ sinh – Triệu chứng, điều trị và lưu ý

Viêm ruột ở trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở giai đoạn…

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón phải làm sao?

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón có thể do sử dụng sản phẩm có công thức không…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua