Răng Sâu Lồi Thịt Là Bị Gì? Tác Hại và Giải Pháp Chữa Trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Răng sâu lồi thịt là trường hợp sâu răng ở mức độ nặng, gây mẻ, vỡ răng và tác động đến tủy răng. Tình trạng này nếu không được kiểm soát kịp thời, nhiễm trùng răng có thể lan đến những cơ quan khác như xoang, hàm, não.

Răng sâu lồi thịt là gì? 

Răng sâu lồi thịt là tình trạng sâu răng cấp tính, lỗ sâu ở mức độ nặng. Khi đó, dưới nướu của người bệnh xuất hiện các cục thịt có màu đỏ hồng. Khi chạm vào thường có cảm giác đau nhức, khó chịu. Thậm chí một số trường hợp còn bị chảy mủ, máu từ phần thịt bị lồi và đi kèm với tình trạng sốt cao.

Sâu răng lồi thịt
Răng sâu lồi thịt là trường hợp sâu răng ở mức độ nặng, gây mẻ, vỡ răng và tác động đến tủy răng

Theo các chuyên gia Răng Hàm Mặt, răng sâu lồi thịt là tình trạng bệnh lý nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe răng miệng nói riêng. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động đến bệnh viện/ phòng khám Nha khoa để được kiểm tra và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây răng sâu lồi thịt 

Sâu răng bị lồi thịt có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân và yếu tố sau:

1. Sâu răng không được kiểm soát hoàn toàn 

Sâu răng thường tiến triển chậm, âm thầm và có thể được cải thiện thông qua các biện pháp điều trị cũng như chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp không được kiểm soát sớm có thể gây tổn thương đến ngà răng và tủy răng, từ đó gây viêm tủy răng, ảnh hưởng đến mạch máu, dây thần kinh.

Khi lỗ sâu đến tủy, răng có xu hướng bị kích ứng và sưng mô nướu và lồi thịt. Từ đó gây đau nhức dữ dội, ê buốt, ảnh hưởng đến những sinh hoạt thông thường của bệnh nhân.

2. Áp xe răng 

Khi sâu răng lan đến tủy, lúc này vi khuẩn sẽ tấn công vào mô nướu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tình trạng viêm nhiễm này có thể làm tăng và dẫn đến hình thành những túi mủ ở đáy răng hay còn gọi là áp xe răng. Sau vài này, xung quanh răng bị sâu có thể bị sưng to, đau nhức dữ dội và xuất hiện hiện tượng lồi thịt ra ngoài.

Áp xe răng có thể gây đau nhức dữ dội, cơn đau có lan xuống cổ, xương hàm và phía sau tai. Một số triệu chứng khác có thể đi kèm như sưng mặt, sưng lợi có mủ, hàm, sốt, sưng các hạch bạch huyết ở cổ.

Áp xe răng
Khi sâu răng lan đến tủy, lúc này vi khuẩn sẽ tấn công vào mô nướu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Theo đó, tình trạng áp xe răng do răng sâu lồi thịt cần được thăm khám sớm và điều trị đúng cách. Bởi nhiễm trùng có thể lây lan đến xương hàm và những cơ quan khác trên cơ thể như cổ, đầu. Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần nhổ bỏ răng để ngăn ngừa biến chứng phát sinh.

3. Răng chết 

Theo cấu tạo, răng được hình thành từ sự kết hợp giữa các mô mềm và cứng. Theo đó, răng là một trong những cơ quan sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bị sâu răng ở mức độ nặng hoặc chấn thương có thể khiến các dây thần kinh trong tủy bị tổn thương, ngừng cung cấp máu cho răng. Từ đó dẫn đến nhiễm trùng, các dây thần kinh dần chết đi.

Khi quan sát, răng sắp chết thường có màu khác hơn so với những răng còn lại, chẳng hạn như màu nâu nhạt, vàng, ngà, xám hoặc màu đen. Răng chết thường gây đau nhức hoặc không có cảm giác đau. Bên cạnh đó, nhiễm trùng dây thần kinh dẫn đến răng chế có thể gây ra một số dấu hiệu khác như:

  • Hơi thở có mùi hôi
  • Lồi thịt sau khi sâu răng
  • Cảm giác mùi vị khó chịu trong miệng
  • Sưng xung quanh đường viền nướu

Trường hợp bị răng sâu lồi thịt hoặc nhận thấy các dấu hiệu răng sắp chết khác, cần nhanh chóng đến bệnh viện/ phòng khám để được thăm khám và điều trị sớm, tránh phát sinh biến chứng.

Răng sâu lồi thịt có ảnh hưởng gì không? 

Sâu răng gây lồi thịt được đánh giá có mức độ nặng và có thể gây ra các biến chứng, ảnh hưởng nặng nề nếu không được thăm khám và điều trị sớm. Trường hợp chủ quan, không can thiệp điều trị có thể gây ra một số ảnh hưởng sau:

1. Đau nhói 

Trường hợp sâu răng nói chung và răng sâu lồi thịt nói riêng thường đặc trưng bởi tình trạng đau nhói, ê buốt ở lợi và xung quanh răng. Theo đó, sâu răng gây lồi thịt có thể khiến lớp thịt màu hồng, mềm bên trong răng lộ ra ngoài.

Răng sâu lồi thịt gây đau nhức
Trường hợp sâu răng nói chung và răng sâu lồi thịt nói riêng thường đặc trưng bởi tình trạng đau nhói, ê buốt

Tình trạng này khiến các mô, mạch máu và dây thần kinh bị kích thích, nhiễm trùng và dẫn đến đau nhói. Cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi vi khuẩn tấn công vào các mô cũng như không khí tiếp xúc với lớp thịt dưới răng.

Tình trạng răng sâu lồi thịt có thể dẫn đến cơn đau đặc trưng. Cụ thể:

  • Cơn đau âm ỉ, liên tục
  • Cảm giác đau nhói khi cắn, nhai
  • Đau nhức khi dùng thức ăn ngọt
  • Đau nhức ở hàm
  • Răng nhạy cảm, ê buốt
  • Sưng miệng hoặc nướu
  • Mùi vị khó chịu trong khoang miệng
  • Hôi miệng

2. Ảnh hưởng đến khả năng nhai 

Khó nhai, nghiền thức ăn là tình trạng xảy ra do một số thay đổi trong cấu trúc mô, răng, xương, mặt hoặc hàm. Những vấn đề liên quan đến tình trạng khó nhai, bao gồm chấn thương xương mặt hoặc hàm. Tuy nhiên, tình trạng răng sâu lồi thịt nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp nhiều khó khăn trong việc nhai, nghiền thức ăn.

Sâu răng đến tủy có thể gây lồi thịt và làm tăng sự nhạy cảm, đau đớn và gây nhiều khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng này, bạn cần đến bệnh viện hoặc phòng khám Nha khoa để được kiểm tra và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

3. Nhiễm trùng mô nướu 

Sâu răng bị lồi thịt có thể gây nhiễm trùng nướu răng cũng như các bệnh về mô nướu như viêm nha chu, viêm nướu. Bệnh nướu răng là một trong những nguyên nhân chính gây mất răng ở người trưởng thành.

Nhiễm trùng mô nướu do răng sâu lồi thịt
Sâu răng bị lồi thịt có thể gây nhiễm trùng nướu răng cũng như các bệnh về mô nướu như viêm nha chu, viêm nướu

Vi khuẩn gây sâu răng có thể tích tụ ở xung quanh chân răng, điều này khiến mô nướu bị tổn thương nặng nề và làm tăng nguy cơ đau răng. Tình trạng này có thể dẫn đến co nướu răng, từ đó khiến nướu tụt khỏi răng. Bên cạnh đó, đôi khi nhiễm trùng mô nướu còn có thể gây phá vỡ xương giữ răng, khiến răng trở nên lỏng lẻo, dễ gãy rụng.

4. Tác động xấu đến sàn miệng 

Răng sâu lồi thịt có thể xảy ra do vi khuẩn, khi túi mủ bị rỉ dịch ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến sàn miệng. Từ đó khiến niêm mạc dưới răng, lưỡi, hàm bị nhiễm trùng và hoại tử. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng sàn miệng có thể làm tăng nguy cơ ung thư sàn miệng.

Ung thư xảy ra khi những tế bào mỏng, phẳng nằm trong sàn miệng bị tổn thương nặng nề. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm xuất hiện những khối u, vết loét không thể lành lại. Những tế bào ung thư sẽ tấn công sang những mô lân cận và có xu hướng tách khỏi các khối u ban đầu, từ từ di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đặc trưng của ung thư sàn miệng.

5. Mất răng 

Mất răng đề cập đến tình trạng răng lỏng lẻo, lung lay và rụng. Mất răng được xem là quá trình bình thường xảy ở răng sữa, khi răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, tình trạng mất răng ở người lớn là biến chứng không mong muốn, liên quan đến một số chấn thương, bệnh lý, chẳng hạn như các vấn đề ở nướu răng, sâu răng nghiêm trọng gây lồi thịt không được kiểm soát.

Mất răng
Răng sâu lồi thịt nếu không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ mất răng

Ngoài ra, trong các trường hợp bị sâu răng không đáp ứng các biện pháp bảo tồn, lúc này nha sĩ có thể cân nhắc nhổ bỏ răng để phòng ngừa các rủi ro liên quan. Nhổ răng sâu có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của răng và tính thẩm mỹ. Do đó, sau khi nhổ răng bạn cần thực hiện những phương pháp phục hình răng để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ.

Chẩn đoán sâu răng gây lồi thịt 

Sâu răng bị lồi thịt cần được chẩn đoán bởi bác sĩ Nha khoa thông qua những thao tác khám răng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang để xác định mức độ tổn thương, tình trạng răng miệng. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Bệnh nhân có thể được kiểm tra mức độ nhạy cảm nhằm xác định cơn đau, khó chịu khi tiếp xúc với những chất kích thích lạnh, nóng hoặc ngọt. Mức độ cũng như thời gian phản ứng ở người bệnh giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh lý có ảnh hưởng đến tủy răng không.

Ngoài ra, bạn cũng có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác như gõ nhẹ vào răng hoặc đo độ cứng của răng để xác định mức độ viêm nhiễm. 

Bên cạnh đó, nha sĩ cũng có thể phân tích mức độ tổn thương của tủy răng thông qua máy thử tủy điện. Kỹ thuật này cung cấp lượng điện nhỏ đến tủy răng. Trường hợp cảm nhận được sự tích điện này, tủy răng có thể bị viêm và có thể phục hồi.

Các phương pháp điều trị răng sâu lồi thịt

Theo các chuyên gia đầu ngành, những phương pháp điều trị răng sâu lồi thịt phụ thuộc vào tủy răng có khả năng phục hồi không. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp điều trị sau:

1. Kiểm soát cơn đau 

Để kiểm soát cơn đau do răng sâu lồi thịt gây ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn. Thuốc có tác dụng giảm viêm và khắc phục cơn đau nhức khó chịu do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng trước và sau điều trị răng sâu lồi thịt để cải thiện các triệu chứng.

Thuốc giảm đau và chống viêm
Để kiểm soát cơn đau do răng sâu lồi thịt gây ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau, chống viêm

Cần trao đổi với bác sĩ về các loại NSAID phù hợp. Bên cạnh đó, tránh sử dụng thuốc quá liều lượng hoặc dùng trong thời gian dài để tránh phát sinh rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn.

2. Thuốc kháng sinh 

Trường hợp nhiễm trùng răng sâu lồi thịt ảnh hưởng đến những khu vực lân cận như xương hàm, cổ hoặc các cơ quan khác, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để phòng ngừa các rủi ro liên quan. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được đề nghị dùng kháng sinh nếu bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy yếu.

3. Hút dịch mủ 

Hút dịch mủ chân răng được áp dụng để dẫn lưu mủ, vi khuẩn ra khỏi răng bị ảnh hưởng. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách rạch một đường nhỏ vào ổ áp xe và dẫn lưu dịch mủ thoát ra ngoài. Sau đó vệ sinh sạch khu vực tổn thương bằng nước muối để tránh nhiễm trùng.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đặt ống cao su nhỏ để giúp nướu răng thông thoáng đến khi mô nướu giảm sưng.

4. Điều trị tủy 

Phương pháp này giúp loại bỏ nhiễm trùng, ngăn ngừa nguy cơ mất răng. Để tiến hành lấy tủy răng, bác sĩ sẽ khoan sâu vào răng để loại bỏ tủy răng, dẫn lưu ổ áp xe. Kế đến, răng bị tổn thương có thể được trám lại, bọc mão răng nhằm hạn chế các tổn thương liên quan trong tương lai.

Nếu răng được chăm sóc đúng cách, có thể bảo tồn đến suốt đời mà không gây ra bất kỳ cơn đau nhức, ê buốt nào.

5. Nhổ bỏ răng 

Trường hợp răng sâu lồi thịt không thể phục hồi, lúc này bác sĩ sẽ đề nghị loại bỏ 1 phần hoặc nhổ răng để kiểm soát bệnh lý. Nhổ răng thường được chỉ định khi răng không thể phục hồi và răng chết.

Nhổ bỏ răng
Trường hợp răng sâu lồi thịt không thể phục hồi, lúc này bác sĩ sẽ đề nghị loại bỏ 1 phần hoặc nhổ răng để kiểm soát bệnh lý

Nhổ bỏ răng sâu là thủ tục phổ biến, đơn giản và ít khi gây ra các rủi ro nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thông báo cho nha sĩ nếu có những tình trạng y tế khác như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Khuyết tật tim bẩm sinh
  • Bệnh gan
  • Bệnh thận
  • Bệnh tuyến giáp
  • Tăng huyết áp
  • Sử dụng khớp nhân tạo
  • Van tim bị hỏng
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Có bệnh tuyến thượng thận
  • Tiền sử viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Bên cạnh đó, cần thông báo cho bác sĩ khi răng nhổ có các dấu hiệu sau:

  • Đau nhức dữ dội hoặc đau nói liên tục
  • Bị sưng bên trong hoặc bên ngoài miệng
  • Cảm giác áp lực bên trong hoặc ngoài miệng
  • Các biểu hiện sâu răng tái phát và có xu hướng tiến triển nặng nề hơn.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị răng sâu lồi thịt 

Kiểm soát sâu răng là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa răng sâu lồi thịt cũng như các vấn đề răng miệng khác. Theo đó, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp chăm sóc, vệ sinh răng miệng như:

  • Mỗi ngày chải răng 2 – 3 lần/ ngày với kem đánh răng chứa fluoride.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn để làm tăng tác dụng làm sạch răng miệng.
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ từ 2 – 3 tháng/ lần hoặc khi lông bàn chải bị sờn
  • Nên dùng nước uống có chứa hoạt chất fluoride
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đồng thời hạn chế thức ăn, nước uống chứa nhiều đường, tinh bột.
  • Thăm khám sức khỏe răng miệng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa răng sâu lồi thịt cũng như các vấn đề răng miệng khác.

Răng sâu lồi thịt có thể gây ra các biến chứng và ảnh hưởng nặng nề nếu không được kiểm soát tốt. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ Nha khoa để được kiểm tra và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 10:21 - 18/05/2023 - Cập nhật lúc: 11:56 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Chữa sâu răng bằng rượu cau là mẹo dân gian được nhiều người biết đến Chữa Sâu Răng Bằng Rượu Cau Hiệu Quả Như Thế Nào?

Chữa sâu răng bằng rượu cau là một trong những mẹo dân gian được nhiều người biết đến. Được cho…

Em bé ăn kẹo bị sâu răng: Nguyên nhân, giải pháp điều trị và phòng ngừa Em bé ăn kẹo bị sâu răng: Nguyên nhân, giải pháp điều trị và phòng ngừa

Thực trạng các em bé ăn kẹo bị sâu răng đang có xu hướng gia tăng trong thời gian qua.…

Cách làm răng sâu nhanh rụng Cách Làm Răng Sâu Nhanh Rụng và Một Số Tác Hại Gây Ra

Cách làm răng sâu nhanh rụng sẽ khiến chân răng lỏng lẻo, khi đó răng có thể gãy khi có…

Lá ổi trị sâu răng 6 Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Ổi Dễ Dùng Ngay Tại Nhà

Cách chữa sâu răng bằng lá ổi giúp cải thiện một số triệu chứng do bệnh lý gây ra, giúp…

Lá bàng có thể kết hợp với muối để chữa sâu răng Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Bàng Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị sâu răng chuyên khoa, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua