10 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Lâu Mà Đơn Giản

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Các cách trị sâu răng tại nhà thường được áp dụng để làm giảm đau do sâu răng tức thời, có hiệu quả với các trường hợp sâu răng vừa và nhẹ. Ưu điểm của các phương pháp này chính là an toàn, nguyên liệu đơn giản, dễ thực hiện mà lại có thể mang đến nhiều hiệu quả tích cực cho quá trình điều trị. Bạn có thể tham khảo một số cách trị sâu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả dưới đây. 

10 Cách trị sâu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả tốt

Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng thường gặp, có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, nhiều đối tượng. Sâu răng có nhiều dạng khác nhau, do nhiều nguyên nhân gây ra chủ yếu là do sự phát triển của các loại vi khuẩn gây sâu răng, nhất là Streptococcus Mutans. Sử dụng các biện pháp trị sâu răng tại nhà là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị được nhiều người biết đến và áp dụng.

Một số cách trị sâu răng tại nhà đơn giản, an toàn có thể kể đến như:

1. Dùng lá ổi chữa sâu răng

Chữa sâu răng bằng lá ổi là một trong những cách sâu răng tại nhà theo phương pháp dân gian được đánh giá cao về hiệu quả và mức độ an toàn. Trong lá ổi có chứa các thành phần như quercetin, avicularin, Beta-sitosterol, một số vitamin và khoáng chất có tác dụng tốt với sức khỏe. Đặc biệt, trong lá ổi có chứa nhiều tanin và hợp chất astringents, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, cải thiện tình trạng răng đau nhức, khó chịu do sâu răng gây ra.

Lá ổi là một trong những nguyên liệu trị sâu răng được đánh giá cao về hiệu quả
Lá ổi là một trong những nguyên liệu trị sâu răng được đánh giá cao về hiệu quả

Cách sử dụng:

  • Cách 1: Lấy 3 – 4 lá ổi non, rửa sạch với nước muối pha loãng, cho vào miệng nhai, nuốt nước lá ổi từ từ. Phần bã thì dùng để đắp vào vị trí sâu răng khoảng 5 – 10 phút rồi nhổ bỏ, súc lại miệng với nước sạch. 
  • Cách 2: Lấy 5 – 6 lá ổi non, giã nát cùng một ít muối hạt, thêm ít nước để chắt lấy nước cốt. Dùng nước này chấm vào vị trí răng bị sâu, sau 10 phút thì súc lại với nước sạch. Kiên trì thực hiện 3 – 4 lần/ngày để thấy cải thiện. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể đem lá ổi non xay mịn, trộn với kem đánh răng và nước cốt chanh để chải răng. Súc miệng bằng nước lá ổi tươi hoặc bột lá ổi khô đều cũng sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng sâu răng của bạn. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều lá ổi, đặc biệt là các đối tượng như người mắc bệnh dạ dày, người bị suy nhược, táo bón, phụ nữ mang thai… 

2. Cách chữa sâu răng bằng lá trầu không

Theo y học cổ truyền, lá trầu không vị cay, tính ấm, mùi thơm hắc, nổi bật với khả năng diệt khuẩn, khử mùi tốt, thường được sử dụng để hỗ trợ nhiều bên. Đặc biệt, trong lá trầu không có chứa một lượng lớn tinh dầu, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, diệt khuẩn mạnh. Có thể ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả vi khuẩn gây sâu răng. Đây cũng là lý do mà ngày nay có rất nhiều các sản phẩm sát khuẩn, kháng khuẩn, trị nấm chiết xuất từ lá trầu không được sản xuất và sử dụng phổ biến. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 2 – 3 lá trầu không, thêm ít muối, giã nhỏ rồi cho vào một chén rượu. Gạn lấy nước cốt, dùng nước này ngậm cho đến khi tình trạng đau nhức được cải thiện.
  • Cách 2: Củ nghệ vàng, búp bàng, lá trầu không mỗi vị 50g. Rửa sạch nguyên liệu, giã nhỏ, ngâm với rượu. Sau đó, dùng hỗn hợp này đun cách thủy cho sôi khoảng 30 phút rồi để nguội. Trong quá trình đun nên đậy kín chai/hũ ngâm rượu để tránh rượu bị bay hơi. Dùng nước này ngậm súc miệng trong 5 – 10 phút rồi súc lại với nước sạch. 

Bên cạnh các phương pháp kể trên, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp lá trầu không với lá bàng hoặc gừng tươi để làm nước súc miệng hỗ trợ điều trị sâu răng đều được. 

3. Dùng lá bàng chữa sâu răng

Một trong những cách trị sâu răng tại nhà mà bạn không nên bỏ qua đó chính là sử dụng lá bàng. Theo các nghiên cứu hiện đại, lá bàng có chứa các thành phần như saponin, phytosterol, flavonoid, tanin… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ giảm đau rất tốt. Đặc biệt, các thành phần có trong lá bàng khi tiếp xúc với enzyme trong nước bọt có thể hình thành một lớp màng bảo vệ. Từ đó giúp bảo vệ răng miệng, giúp răng nướu chắc khỏe, giảm hôi miệng, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sâu răng rất tốt. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 1 nắm lá bàn non rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước. Khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun thêm 20 – 30 phút. Khi thấy nước cô cạn còn 1 bát thì tắt bếp, đợi nguội thì dùng nước này ngậm, súc miệng trong 3 – 5 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ngày. 
  • Cách 2: Lấy 1 nắm lá bàng non rửa sạch với nước muối pha loãng, xay nhuyễn với 1/3 thìa muối. Cho hỗn hợp vào cốc có 250ml nước lọc, khuấy đều, lọc qua rây để lấy nước cốt. Dùng nước này ngậm súc miệng trong 3 – 5 phút rồi nhổ bỏ. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, cứ 4 tiếng 1 lần. 
  • Cách 3: Lấy 1 nắm lá bàng non rửa sạch, giã nát với một ít muối. Dùng hỗn hợp này đắp lên vị trí sâu răng, ngậm khoảng 15 phút rồi nhổ bỏ, không cần súc lại miệng với nước. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để thấy cải thiện. 

4. Chữa sâu răng bằng gừng 

Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc, được sử dụng phổ biến để tăng thêm hương vị của món ăn mà còn là một vị thuốc đa công dụng, được dùng nhiều trong Đông y và dân gian. Theo các nghiên cứu khoa học, trong gừng có chứa Cineol, một hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ, có thể ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn ở lỗ sâu răng.

Có rất nhiều cách sử dụng gừng để hỗ trợ điều trị sâu răng
Có rất nhiều cách sử dụng gừng để hỗ trợ điều trị sâu răng

Bên cạnh đó, gừng còn chứa các hoạt chất như Gingerol, Zingerol và nhất là hoạt chất 6-gingerol trong gừng. Có tác dụng kích thích tăng tiết nước bọt, loại bỏ vi khuẩn gây hại ở miệng và cải thiện đáng kể các bệnh lý về răng miệng, kể cả sâu răng. 

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn, sau khi súc miệng thì dùng gừng đắp trực tiếp lên vị trí lỗ sâu răng để diệt khuẩn, giảm đau hỗ trợ điều trị hôi miệng. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày để thấy cải thiện. 
  • Cách 2: Lấy 1 – 2 củ gừng tươi, rửa sạch, cắt thành lát mỏng, cho vào nồi sắc với 300ml nước. Khi thấy nước cô cạn còn khoảng 100 – 150ml thì tắt bếp, để nguội. Dùng nước này súc miệng 2 lần/ngày sau khi chải răng vào 2 buổi sáng tối. 
  • Cách 3: Lấy gừng và lá trầu không rửa sạch, cắt thành lát mỏng. Cho vào nồi sắc với 400ml nước, thấy cạn còn 200ml thì tắt bếp, chia làm 2 phần. Dùng nước này để súc miệng 2 lần/ngày để diệt khuẩn, giảm đau do sâu răng. 

5. Cách trị sâu răng tại nhà bằng lá tía tô

Dùng lá tía tô là một trong những cách chữa lỗ sâu răng tại nhà tương đối an toàn, nguyên liệu đơn giản, dễ tìm mà cách làm cũng vô cùng đơn giản. Trong lá tía tô có chứa các thành phần như a-pinene, Hydro cumin, Linalool perillaldehyd, Elsholtziaceton, Perillaldehyd… Đặc biệt, hàm lượng Perillaldehyd trong tía tô chiếm đến 55%, đây là hoạt chất được đánh giá cao bởi khả năng diệt khuẩn, kháng khuẩn, giảm viêm, giảm đau.  

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Lấy 1 nắm lá tía tô tươi rửa sạch với nước muối pha loãng. Đem xay nhuyễn hoặc giã nát rồi chắt lấy nước cốt. Dùng nước này chấm lên vị trị lỗ sâu răng, ngậm trong khoảng 20 – 30 phút. Kiên trì thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày để thấy cải thiện. 
  • Cách 2: Lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch với nước muối pha loãng. Cho vào nồi đun với 400ml nước sạch, sau khi sôi khoảng 10 phút thì thêm 1 thìa cà phê muối, khuấy đều. Tắt bếp, để nguội, dùng nước này để súc miệng 2 – 3 lần/ngày. 

6. Cách chữa sâu răng tại nhà bằng tỏi

Tỏi là một trong những gia vị thường được sử dụng để hỗ trợ chữa bệnh, nổi bật với khả năng hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên. Có rất nhiều nghiên cứu về dược học của tỏi, người ta phát hiện ra rằng, tỏi có chứa 3 hoạt chất chính là allin, dialyl disulfide và ajoene.

Trong đó, Allin là hoạt chất mạnh nhất, sau khi chúng ta đập dập hoặc cắt mỏng tỏi, dưới tác dụng của men allinase, hoạt chất allin trong tỏi biến thành allicin. Đây là một chất kháng sinh tự nhiên có dược tính mạnh, còn mạnh hơn cả penicillin, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, tăng cường hoạt tính của các tế bào. Đặc biệt, tỏi càng được đập nát hoặc cắt càng nhỏ thì hoạt tính sẽ càng cao. Tuy nhiên, nếu càng để lâu ở ngoài thì hoạt tính của allicin sẽ càng dễ mất đi. 

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Lấy 3 tép tỏi, lột bỏ vỏ, cho vào máy ép lấy nước. Dùng tăm bông thấm nước cốt tỏi chấm vào vị trí bị sâu răng. Áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng sâu răng. 
  • Cách 2: Lấy 2 – 3 tép tỏi, bóc vỏ, nghiền nhỏ rồi cho vào 50ml nước lọc. Dùng hỗn hợp này ngậm trong miệng 5  – 10 phút rồi nhổ ra, có thể súc lại miệng bằng nước sạch. 

7. Trị sâu răng bằng đinh hương

Có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả hỗ trợ điều trị sâu răng của đinh hương. Trong đinh hương có chứa eugenol, có tác dụng giảm đau, sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng xuống mức thấp nhất. Chiết xuất MeOH thô của đinh hương còn có khả năng ức chế sự phát triển của 2 loại vi khuẩn là Prevotella và Porphyromonas gingivalis.

Nụ đinh hương và tinh dầu đinh hương đều có thể sử dụng để trị sâu răng
Nụ đinh hương và tinh dầu đinh hương đều có thể sử dụng để trị sâu răng

Ngoài ra, theo một nghiên cứu, một nhóm 40 người đã thử nghiệm sử dụng nước súc miệng có thành phần từ đinh hương và húng quế. Sau 21 ngày, kết quả là số lượng vi khuẩn trong miệng của họ giảm đáng kể, sức khỏe răng miệng cũng được cải thiện theo hướng tích cực hơn. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 1 ít nụ đinh hương khô, cho vào miệng nhai và ngậm, đến khi các hoạt chất trong nụ đinh hương tiết ra bạn sẽ thấy giảm đau nhức răng nhanh chóng. 
  • Cách 2: Lấy tinh dầu đinh hương và dầu oliu trộn đều theo tỷ lệ 2:1, dùng bông gòn chấm hỗn hợp này lên vị trí sâu răng và vùng răng nướu xung quanh. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Lưu ý: Không sử dụng trực tiếp tinh dầu đinh hương vì đinh hương có tính sát khuẩn mạnh, có thể gây bỏng lợi. Không áp dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Không lạm dụng để tránh tác dụng không tốt đến nướu, tủy và niêm mạc miệng. Đặc biệt, không dùng đinh hương kết hợp với uất kim vì hai vị này kị nhau. 

8. Cách trị sâu răng tại nhà bằng muối

Muối là nguyên liệu quen thuộc, sử dụng muối cũng là cách trị sâu răng tại nhà an toàn, đơn giản mà bạn có thể áp dụng. Được biết, muối biển nổi tiếng với đặc tính sát khuẩn, kháng khuẩn, giảm viêm, có thể hỗ trợ làm sạch vết thương, diệt vi khuẩn trong khoang miệng và cổ họng. Ngoài ra, muối có chứa một lượng không nhỏ fluoride và các khoáng chất có thể giúp răng khỏe mạnh, ngăn ngừa sâu răng phát triển. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 1 ít muối hạt, cho vào 200ml nước ấm, khuấy đều cho tan, dùng nước này để súc miệng sau khi đánh răng để giảm sâu răng. 
  • Cách 2: Lấy 1 nhánh gừng, rửa sạch, giã nhỏ. Lấy 1 ít nước ấm, thêm muối rồi khuấy đều cho tan, đổ gừng đã giã nhỏ vào, khuấy lại lần nước rồi lọc lấy nước cốt. Dùng nước này chấm bôi lên vùng bị sâu răng 2 – 3 lần/ngày. 

Lưu ý: Khi sử dụng muối trị sâu răng, bạn không nên dùng quá nhiều muối, nên pha muối theo tỷ lệ 1 lít nước thì pha với 9g muối. Sử dụng nước muối đậm đặc, nước muối vẫn còn hạt muối chưa hòa tan sẽ ảnh hưởng đến men răng, khiến răng dễ bị hư tổn. 

9. Dùng lá lốt chữa sâu răng

Nhắc đến những cách trị sâu răng tại nhà an toàn, đơn giản mà không nhắc đến lá lốt thì quả là một thiếu sót lớn. Lá lốt vị cay, tính ấm, mùi thơm, là dược liệu được y học cổ truyền và dân gian sử dụng để điều trị nhiều bệnh, đặc bệnh là bệnh về răng miệng và chứng tay chân lạnh.

Dùng lá lốt cũng là một trong những cách chữa sâu răng tại nhà mà bạn có thể thử áp dụng
Dùng lá lốt cũng là một trong những cách chữa sâu răng tại nhà mà bạn có thể thử áp dụng

Theo các nghiên cứu khoa học, trong tinh dầu của lá lốt có chứa Bezylacetat, có khả năng kháng khuẩn tiêu viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng rất tốt. Ngoài ra, dùng lá lốt còn có thể hỗ trợ giảm đau nhức, ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng hiệu quả. Chữa sâu răng bằng lá lốt là phương pháp có thể áp dụng cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em và bà bầu.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 1 nắm lá lốt, rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã với nước, thêm một ít muối. Chắt lấy nước cốt, dùng nước này súc miệng nhiều lần trong ngày, kiên trì thực hiện nhiều ngày liền để thấy hiệu quả. 
  • Cách 2: Lấy rễ lá lốt, rửa sạch, giã nát với muối hạt, chắt lấy nước cốt. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi dùng tăm bông chấm nước này lên vị trí sâu răng. Ngậm 2 – 3 phút rồi súc lại miệng bằng nước muối sinh lý. Kiên trì thực hiện 3 – 5 lần/ngày để thấy tình trạng sâu răng được cải thiện.
  • Cách 3: Lấy 20g quả vải phơi khô, 20g rễ lá lốt cho vào nồi sắc với nước, thấy cô cạn còn 1 bát thì tắt bếp, dùng nước này ngậm súc miệng nhiều lần trong ngày. 

10. Cách chữa sâu răng bằng nghệ

Bạn cũng có thể sử dụng nghệ vàng để hỗ trợ điều trị sâu răng. Nghệ sẽ giúp giảm đau, giảm sưng, hạ nhiệt cho răng. Nghệ có chứa một lượng lớn curcumin, có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương, đặc biệt là sẹo. Ngoài ra, nghệ còn chứa nhiều hoạt chất giúp ngăn ngừa oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm. Sử dụng nghệ cũng là cách trị sâu răng tại nhà mà bạn có thể tham khảo. 

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Lấy 1/4 thìa bột nghệ nguyên chất, 1/2 thìa dầu dừa, 2 giọt dầu đinh hương và vài hạt muối trộn đều. Dùng tăm bông chấm hỗn hợp đã chuẩn bị vào vị trí sâu răng. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày để thấy tình trạng đau nhức do sâu răng được cải thiện.
  • Cách 2: Lấy búp bàng, củ nghệ vàng, lá trầu không mỗi thứ 50g, rửa sạch, ngâm với rượu rồi đun cách thủy. Sau 30 phút thì dùng hỗn hợp này để bôi vào vị trí sâu răng. 

Một số lưu ý khi áp dụng các cách trị sâu răng tại nhà

Khi áp dụng các phương pháp điều trị sâu răng tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Dùng các nguyên liệu tự nhiên chữa sâu răng là phương pháp an toàn, cách thực hiện đơn giản nhưng hiệu quả thường chậm, còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. 
  • Các phương pháp này chỉ có tác dụng với trường hợp bị sâu răng vừa và nhẹ. Hơn nữa, bạn chỉ nên áp dụng ở dạng hỗ trợ, không thể thay thế các loại thuốc đặc trị được. 
  • Khi có các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là sâu răng, tốt nhất bạn nên thăm khám nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, có phác đồ điều trị phù hợp. 
  • Song song với việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chúng ta cũng cần thay đổi thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt và vệ sinh răng miệng.
  • Tốt nhất nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chải lưỡi, chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trong miệng. 
  • Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp, nên chọn bàn chải lông mềm, dễ chải được 3 mặt của răng. Đặc biệt, cần thay bàn chải ít nhất 2  – 3 tháng 1 lần. 

Trên đây là một số cách trị sâu răng tại nhà đơn giản, dễ thực hiện với các nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính mà bạn có thể thử áp dụng. Đối với tình trạng sâu răng, các chuyên gia khuyến khích rằng người bệnh nên nhanh chóng thăm khám nha khoa để có phương pháp xử lý phù hợp, hiệu quả nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:31 - 18/05/2023 - Cập nhật lúc: 11:54 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Răng sâu bị vỡ Răng Sâu Bị Vỡ: Biểu Hiện và Cách Khắc Phục, Ngăn Ngừa

Răng sâu bị vỡ xảy ra do các yếu tố va đập, bị tác động mạnh hoặc cũng có thể…

Lá chanh chữa sâu răng Lá Chanh Chữa Sâu Răng – Cách Dùng Hay, Dễ Thực Hiện

Lá chanh chữa sâu răng là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và phản hồi tích cực. Cách…

Sâu răng có lây không Sâu Răng Có Lây Không? Nếu Có Thì Lây Qua Đường Nào?

Sâu răng có lây không? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sâu răng là một trong những bệnh…

Top 10 Thuốc Đặc Trị Sâu Răng Cho Bà Bầu Tốt Mà An Toàn

Trên thị trường có nhiều loại thuốc đặc trị sâu răng cho bà bầu có hiệu quả tốt và an…

Sâu răng nhẹ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị dứt điểm Sâu răng nhẹ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị dứt điểm

Sâu răng nhẹ là vấn đề thường gặp và có thể điều trị triệt để nếu được phát hiện sớm.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua