Sâu răng số 7: Nguyên nhân và giải pháp điều trị, phòng ngừa sâu răng

Tình trạng sâu răng vô cùng phổ biến hiện nay, gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt mỗi người. Hơn nữa, răng số 7 lại nằm ở vị trí vô cùng quan trọng nhưng cũng tương đối nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Vậy trong trường hợp sâu răng số 7 phải điều trị như nào hay có cách để phòng ngừa căn bệnh này không?

Những thông tin cần biết về răng số 7

Thông tin cho ai chưa biết, một hàm răng cơ bản của người trưởng thành bao gồm 32 chiếc răng, chia ra làm 3 nhóm là: Răng cửa, răng nanh và răng hàm. Trên sơ đồ răng, răng số 7 sẽ là răng cối thứ 2 trên khung hàm, tức nếu đếm từ răng cửa chính giữa vào thì răng này là răng thứ 7.

Răng số 7 nằm giữa răng số 6 và răng số 8 (hay gọi là răng khôn), trong trường hợp mà răng khôn chưa mọc thì nó sẽ nằm ở vị trí trong cùng của hàm răng. Mỗi người sẽ sở hữu 4 chiếc răng số 7 tính cả hàm trên và hàm dưới, và đây cũng là răng sở hữu nhiều chân răng nhất (2-3 chân răng) trong hàm.

Trên sơ đồ răng, răng số bảy sẽ là răng cối thứ 2 trên khung hàm, thực hiện chức năng ăn, nhai
Trên sơ đồ răng, răng số bảy sẽ là răng cối thứ 2 trên khung hàm, thực hiện chức năng ăn, nhai

Nhiệm vụ chính của răng số 7 đó là thực hiện việc ăn, nhai thực phẩm. Chính vì vậy, nó sở hữu kích thước lớn nhất và cũng có khả năng chịu lực lớn nhất. Cũng chính vì thường xuyên phải tiếp xúc với các loại thực phẩm, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, tình trạng sâu răng số 7 rất dễ xảy ra.

Hơn nữa, ở một khía cạnh khác, răng số 7 cũng được xem là ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của hàm răng. Bởi răng số 7 sẽ mọc song song với chiều dài của khuôn mặt, cũng có nghĩa chúng đảm bảo cho việc cố định chiều dài khuôn mặt, giúp gương mặt trở nên cân đối hơn. Răng số 7 chính là răng vĩnh viễn chỉ mọc duy nhất 1 lần, chính vì vậy, mỗi người nên chăm sóc răng miệng của mình cẩn thận hơn, để bảo vệ cho chiếc răng quan trọng này.  

Nguyên nhân gây sâu răng số 7

Có rất nhiều nguyên do dẫn đến sâu răng số 7, một vài trong số đó là:

  • Do chức năng chính của răng: Răng số 7 nằm ở vị trí đặc biệt, là răng chính dùng để nhai, cắn xé thức ăn. Chính vì vậy, thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều mảng bám khó chịu, lâu dần sản sinh ra vi khuẩn dẫn đến sâu răng.
  • Do thói quen vệ sinh răng miệng: Nếu không vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, răng rất dễ bị vướng lại những mảng bám thức ăn. Hơn nữa, do vị trí răng nằm trong cùng, rất khó để vệ sinh đúng cách.
  • Do thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến sâu răng số 7. Các thực phẩm không tốt cho răng miệng là đồ ngọt như bánh kẹo, socola, các loại đồ ăn bám dính,…
Răng sâu hình thành do rất nhiều nguyên nhân từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày
Răng sâu hình thành do rất nhiều nguyên nhân từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày

Sâu răng số 7 có ảnh hưởng nguy hiểm không?

Sâu răng số 7 dù là hàm trên hay dưới đều rất nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng nói chung. Những trở ngại bạn sẽ thường xuyên gặp phải nhất đó là:

  • Ảnh hưởng đến chức năng nhai: Nắm giữ vị trí nhai chính, nên trong trường hợp sâu răng, các loại thức ăn sẽ chạm vào những lỗ sâu, gây nên cơn đau khó chịu. Đây cũng chính là lý do tại sao những người sâu răng về lâu dài sẽ có biểu hiện chán ăn, về lâu dần khiến cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến răng lân cận: Khi bị sâu răng mức độ nặng, vi khuẩn phát triển mạnh, chúng có thể lây lan sang những răng bên cạnh, gây nên nhiều biến chứng xấu như viêm nha chu, viêm lợi,…

Khi bị sâu răng số 7 cần xử lý như nào? Có nên nhổ không?

Thông thường, tình trạng sâu răng số 6, số 7 rất phổ biến, bởi đây là răng vĩnh viễn chỉ mọc 1 lần, mà khi nhỏ chúng ta sẽ chưa biết cách chăm sóc tốt. Vậy trong trường hợp đang bị sâu răng số 7 thì chúng ta nên giải quyết thế nào?

Sâu răng số 7 ở mức độ nhẹ

Nếu bạn chỉ mới đang sâu răng số 7 ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị ngay tại nhà. Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc có thể ngăn chặn mức độ sâu răng mà bạn có thể tham khảo, như là:

  • Pha hỗn hợp nước chanh và muối với nhau, dùng để bôi trực tiếp lên vị trí bị sâu răng.
  • Dùng gel của lô hội bôi lên vị trí sâu.
  • Giã nát gừng và tỏi, cộng thêm một chút muối bôi lên lỗ sâu răng.
  • Ngâm rượu cùng cánh hoa cúc vàng rửa sạch, mỗi sáng đem ra súc miệng.
  • Nước trà xanh giúp giảm đau răng hiệu quả.

Đọc thêm:

Trường hợp răng bị sâu ở vị trí số 7 không nhất thiết phải nhổ bỏ
Trường hợp răng bị sâu ở vị trí số 7 không nhất thiết phải nhổ bỏ

Ngoài ra cũng còn rất nhiều cách điều trị sâu răng mức độ nhẹ tại nhà, bạn có thể áp dụng hàng ngày.

Sâu răng số 7 mức độ nghiêm trọng

Trong trường hợp bạn phát hiện ra sâu răng muộn hoặc không có những bước điều trị sớm thì tình trạng này rất khó giải quyết. Lúc này, tốt nhất bạn nên đến những cơ sở nha khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị cho phù hợp. Trong trường hợp xấu nhất thì bạn có thể phải nhổ bỏ răng số 7 để tránh lây lan.

Những dịch vụ nha khoa phổ biến để điều trị sâu răng số 7 có thể kể đến là:

  • Nạo bỏ mô răng sâu nếu vết sâu chưa lan rộng.
  • Hàn trám răng nếu răng sâu nhẹ chưa bị vỡ.
  • Bọc sứ cho răng sâu nếu tình trạng nặng, bị thủng nhiều chỗ nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng.
  • Nhổ răng sâu trong trường hợp quá nặng, ảnh hưởng đến chân răng. Nếu không nhổ kịp thời dễ mắc phải các bệnh viêm nha chu, viêm răng,… Sau khi nhổ răng sâu, để tránh bị tiêu xương hàm, bạn có thể sử dụng thêm dịch vụ cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant.
Nên chọn phương pháp trồng răng Implant khi phải nhổ bỏ răng bị sâu
Nên chọn phương pháp trồng răng Implant khi phải nhổ bỏ răng bị sâu

Giải pháp và hướng phòng ngừa sâu răng hàm số 7

Lượng đường của thức ăn và vi khuẩn trong miệng là 2 thứ chính gây nên tình trạng sâu răng. Các mảng bám thức ăn tích tụ lại, dưới hoạt động của vi khuẩn, chuyển hóa đường thành axit, phá vỡ lớp men răng bảo vệ, tạo thành các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng. Lâu dần các lỗ nhỏ này to dần, ăn sâu vào tủy nếu không điều trị kịp thời.

Ngay từ thời xa xưa ông bà ta đã có câu “phòng hơn chữa”, chính vì vậy, mỗi người hãy có ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Một vài biện pháp phòng ngừa sâu răng số 7 mà bạn có thể áp dụng đó là:

Thói quen ăn uống lành mạnh hơn

Xây dựng được một chế độ ăn khoa học không chỉ giúp ích cho sức khỏe răng miệng, mà nó còn cải thiện được sức khỏe cơ thể nói chung. Đặc biệt, để phòng ngừa sâu răng, bạn hãy hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường và axit phytic – chất làm giảm quá trình hấp thụ canxi của răng.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh sử dụng các hải sản giàu canxi và vitamin D (như cá hồi, tôm, ốc,…), các loại vitamin B, sắt, magie, các loại rau củ quả nhiều chất xơ, các loại hạt hay các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,…

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Mỗi ngày đánh răng 2 lần, đánh đúng cách thực hiện theo quy trình như sau:

  • Rửa sạch bàn chải, lấy lượng kem đánh răng vừa đủ.
  • Súc miệng trước khoảng 30 giây, loại bỏ qua các mảng bám dễ trôi.
  • Đánh răng xoay tròn hoặc đánh theo chiều dọc.
  • Đánh mặt trong của răng, chải lưỡi.
  • Súc miệng với nước cho đến khi sạch hoàn toàn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn gây tổn thương răng hữu hiệu
Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn gây tổn thương răng hữu hiệu

Mỗi lần đánh răng tốt nhất trong khoảng từ 2 đến 3 phút đồng hồ, không nên chải răng theo chiều ngang vì gây ảnh hưởng đến men răng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay bàn chải đánh răng theo định kỳ 3 tháng/ lần, lưu ý nên chọn loại có kích cỡ phù hợp với khoang miệng, có lông đầu tròn, chạm tới các kẽ răng.

Bên cạnh việc đánh răng thường xuyên, bạn cũng nên sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Loại chỉ nha khoa này sẽ giúp bạn lấy sạch được các mảnh vụn thức ăn còn sót lại mà không ảnh hưởng đến kẽ răng. Nếu không quen sử dụng chỉ nha khoa bạn cũng có thể dùng nước súc miệng.

Cạo vôi răng thường xuyên

Điều cuối cùng để phòng tránh sâu răng số 7 đó chính là lấy cao răng theo định kỳ. Cao răng xuất hiện là do những mảng bám thức ăn thừa còn sót lại, bị vôi hóa bởi calcium phosphate trong nước bọt. Sự tồn tại của cao răng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu nghiêm trọng bởi đó là ổ chứa những vi khuẩn có hại.

Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần để phòng ngừa bệnh lý răng miệng
Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần để phòng ngừa bệnh lý răng miệng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để phòng ngừa cách bệnh lý về răng miệng.

Trên đây chúng tôi đã thông tin cho bạn về tình trạng sâu răng số 7, các nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng tránh kịp thời. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn hơn trong quá trình chăm sóc răng miệng.

Tham khảo ngay:

Chia sẻ:
Sâu răng nhẹ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị dứt điểm Sâu răng nhẹ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị dứt điểm
Sâu răng nhẹ là vấn đề thường gặp và có thể điều trị triệt để nếu được phát hiện sớm.…
thuốc trị sâu răng cho trẻ 10 Thuốc Trị Sâu Răng Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả Nhanh
Trẻ em bị sâu răng là tình trạng phổ biến khó tránh khỏi. Trong những trường hợp trẻ bị sâu…
Cách làm răng sâu nhanh rụng Cách Làm Răng Sâu Nhanh Rụng và Một Số Tác Hại Gây Ra
Cách làm răng sâu nhanh rụng sẽ khiến chân răng lỏng lẻo, khi đó răng có thể gãy khi có…
Sâu răng số 8 Sâu Răng Số 8 (Răng Khôn): Nguyên Nhân và Cách Chữa
Sâu răng số 8 là tình trạng sâu răng tại chiếc răng mọc trong cùng và muộn nhất trên cung…
Răng sâu bị vỡ Răng Sâu Bị Vỡ: Biểu Hiện và Cách Khắc Phục, Ngăn Ngừa

Răng sâu bị vỡ xảy ra do các yếu tố va đập, bị tác động mạnh hoặc cũng có thể…

Con sâu răng Con Sâu Răng Là Gì? Hình Dạng Thế Nào? Có Thật Không?

"Con sâu răng là gì? Hình dạng thế nào?" là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi hiện nay…

Lá trầu không thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị sâu răng Chữa Sâu Răng Bằng Lá Trầu Không – Mẹo Dùng Hay Nhất

Chữa sâu răng bằng lá trầu không là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người biết đến…

Lá lốt trị sâu răng 5 Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Lốt Hiệu Quả Đến Bất Ngờ

Các cách chữa sâu răng bằng lá lốt được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian và mang…

Sâu răng mặt nhai Sâu Răng Mặt Nhai: Biểu Hiện và Cách Khắc Phục, Điều Trị

Sâu răng mặt nhai thường là hệ quả của việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ ăn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua