Chữa bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng như thế nào cho đúng
Chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng như thế nào cho đúng luôn là vấn đề đáng quan tâm của nhiều người. Đây không chỉ là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi mà còn ảnh hưởng tới cả những người trẻ tuổi do lối sống ít vận động. Điều trị đúng cách không chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng mà còn ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Theo các chuyên gia, thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng những tế bào sụn xung quanh vùng cột sống của thắt lưng bị thoái hóa.
Theo thời gian, khả năng tái tạo, sản sinh ra tế bào sụn này dần mất dần, khiến tính đàn hồi của thắt lưng kém. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực, gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
Với hơn 80% người mắc thoái hóa trong tổng số những người mắc xương khớp, do đó, các bác sĩ cảnh báo căn bệnh này, đặc biệt là ở người tuổi trung niên và cao niên.
Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm tuổi tác, hoạt động hàng ngày, di truyền và chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Tham khảo thêm: Đau thắt lưng là bệnh gì? Chẩn đoán bệnh qua biểu hiện và vị trí đau
Chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng như thế nào?
Ngày nay, có nhiều phương pháp để điều trị, cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống. Tùy theo mức độ bệnh mà lựa chọn biện pháp phù hợp.
Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng Tây y
Thực tế, có vô số cách chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, tuy nhiên trong Tây y chỉ phổ biến với 3 cách sau:
Dùng thuốc giảm đau
Phương pháp này phổ biến vì giảm đau nhanh chóng và làm người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc giảm đau có thể gây nghiện và người bệnh có thể trở nên phụ thuộc.
Ngoài ra, sử dụng nhiều thuốc giảm đau cũng có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.
Thuốc chống viêm, giảm đau không chứa steroid
Các loại thuốc giảm đau không steroid như Diclofenac, Aspirin, Indomethacin, Ibuprofen… giúp giảm viêm và đau từ các vấn đề như đau lưng, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng…
Tuy nhiên, sử dụng quá mức có thể gây viêm loét đường tiêu hóa và tổn thương dạ dày. Đối với người có tiền sử bệnh dạ dày, huyết áp, tim mạch, tiểu đường, hen suyễn… không nên sử dụng loại thuốc này.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được coi là giải pháp hữu hiệu trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng nhờ khả năng chấm dứt cơn đau hiệu quả.
Tuy nhiên, phẫu thuật có chi phí cao và có nguy cơ phát sinh biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu… có thể đe dọa tính mạng.
Tham khảo thêm: Đau cột sống thắt lưng ở người trẻ – Cảnh báo nguy cơ bệnh khớp
Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng theo Đông y
Trong Đông y, việc chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng này tập trung vào việc tăng cường chất dịch nhầy cho khớp và thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi một cách tự nhiên.
Các bài thuốc Đông y nhằm lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng xương khớp, điều này giúp giảm đau, cung cấp dưỡng chất cho các vùng đĩa đệm bị thoái hóa, làm mềm và phục hồi đĩa đệm.
Đây được coi là phương pháp an toàn, chi phí thấp và hạn chế tái phát, tuy nhiên cần phải có sự kiên nhẫn và thời gian. Người bênh thoái hóa có thể áp dụng một số bài thuốc sau:
Bài thuốc 1
Nguyên liệu bao gồm:
- Ý dĩ, đại táo, cát căn: 16g
- Quế chi, thược dược: 12g
- Ma hoàng, hoàng kỳ, đẳng sâm: 8g
Đem tất cả, sắc lấy nước uống, ngày uống 3 lần sẽ giúp chữa đau nhức, cứng vùng thắt lưng. Đồng thời, bài thuốc còn giúp cải thiện khả năng vận động, di chuyển.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu:
- Tơ hồng xanh
- Phòng phong
- Vương cốt đằng
- Xuyên khung
- Gối hạc
- Cẩu tích
- Dâu đau xương
- Ngưu tất
- Độc hoạt
- Hy thiêm
Bài thuốc này có tác dụng giảm đau, khu phong, sơ thông kinh lạc, củng cố hệ xương khớp, dây chằng dọc trước và sau.
Tham khảo thêm: Đau thắt lưng ở nam giới– Coi chừng bệnh nguy hiểm!
Bài thuốc 3
Thành phần: Hạnh phúc, xích hồng, tơ hồng xanh, cà gai, bồ công anh, hoàng kỳ, bách bộ.
Với những thành phần thảo dược này, bài thuốc có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng gan thận, trừ thấp, ích tủy sinh huyết từ đó giúp gân cốt khỏe mạnh.
Các cách phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng
Phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng chủ yếu tập trung vào việc duy trì sức khỏe của cột sống và lối sống lành mạnh. Dưới đây là một số cách:
- Tập thể dục đều đặn: Tập các bài tập nhẹ như đi bộ, bơi lội, yoga… giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp xung quanh cột sống, giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm.
- Duy trì tư thế tốt: Ý thức về tư thế khi đứng, ngồi và nâng vật nặng. Tránh gập lưng hay xoay cơ thể một cách đột ngột.
- Giảm cân nếu cần: Trọng lượng cơ thể quá mức có thể tăng áp lực lên cột sống, dẫn đến thoái hóa nhanh chóng.
- Dinh dưỡng cân đối: Một chế độ ăn giàu canxi và vitamin D giúp tăng cường sức khỏe xương. Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày cũng quan trọng để duy trì tính đàn hồi của đĩa đệm.
- Tránh hút thuốc lá: Hút thuốc có thể làm giảm lưu lượng máu đến xương, dẫn đến tình trạng xương yếu và tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
- Thực hiện các động tác duỗi cơ định kỳ: Việc căng cơ định kỳ giúp giảm căng thẳng và áp lực lên cột sống, đặc biệt khi bạn phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
- Kiểm soát tư thế ngủ: Ngủ trên một nệm vững chắc và sử dụng gối phù hợp để hỗ trợ cột sống lưng và cổ.
- Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên cột sống: Tránh các hoạt động nặng như nâng vật nặng hoặc những động tác làm tăng áp lực lên cột sống.
- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ khi cần: Đeo đai lưng khi làm việc nặng giúp bảo vệ phần lưng dưới khỏi chấn thương và áp lực không cần thiết.
- Thăm khám định kỳ: Điều này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu thoái hóa và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Như vậy, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, việc điều trị bằng Tây y sẽ xuất hiện nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh nên thực hiện việc điều trị bằng Đông y để đảm bảo lâu dài, tránh tái phát.
Có thể bạn quan tâm:
- Bài tập thoái hóa cột sống thắt lưng – Giúp giảm đau tốt nhất
- Cách chăm sóc bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!