5 Cách Chữa Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu – Hiệu Quả + An Toàn
Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu từ bột nghệ, trà gừng, nước chanh và mật ong… có thể cải thiện cơn đau thượng vị, ợ hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên để kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng này, mẹ bầu nên phối hợp biện pháp điều trị với lối sống lành mạnh.
5 cách chữa đau dạ dày cho bà bầu an toàn và hiệu quả
Nồng độ hormone thay đổi, sự phát triển đột ngột của tử cung, thói quen ăn thực phẩm giàu acid, căng thẳng… là các yếu tố gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai.
Khác với người bình thường, phụ nữ mang thai không thể tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng H2… Vì vậy chỉ có thể cho bà bầu tận dụng các cách chữa đau dạ dày từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện triệu chứng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến thai nhi.
Tham khảo: Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Trứng Gà Cải Thiện Sức Khỏe
1. Nghệ
Nghệ vàng – chứa hợp chất chính là curcumin, nổi tiếng với đặc tính chống viêm và bảo vệ tế bào, có thể giúp giảm đau và viêm dạ dày cùng các triệu chứng khác như ợ hơi và đầy bụng khi mang thai.
Không chỉ có khả năng kháng khuẩn, nghệ còn ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp), hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Sử dụng nghệ trong thai kỳ cũng cung cấp vitamin C, A và các khoáng chất quan trọng, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Thực hiện:
- Hòa tan 2 thìa cà phê bột nghệ với 100ml nước ấm
- Có thể thêm 1 ít mật ong vào để tăng hương vị
- Ngày uống 2 lần trước khi ăn khoảng 30 phút
Bên cạnh đó mẹ bầu cũng có thể giảm đau thượng vị, buồn nôn, đầy bụng… bằng cách bổ sung các món ăn từ nghệ vào chế độ dinh dưỡng.
2. Dầu dừa
Dầu dừa, nổi tiếng trong việc chăm sóc da, cũng rất hữu ích trong việc giảm các triệu chứng viêm dạ dày ở bà bầu. Acid lauric trong dầu dừa có khả năng ức chế vi khuẩn và nấm Candida, giúp phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Ngoài ra, sử dụng dầu dừa còn thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng và giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tiêu hóa của mẹ bầu.
Thực hiện:
- Uống 1 thìa dầu dừa trước khi ăn khoảng 30 phút để acid béo từ dầu dừa bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hoặc có thể hòa tan 1 thìa dầu dừa với nước ấm và uống trực tiếp nếu cảm thấy khó chịu uống dầu dừa trực tiếp
Xem ngay: Cách Làm Nghệ Và Mật Ong Chữa Đau Dạ Dày Đúng Cách
3. Đậu bắp
Đậu bắp (mướp tây) thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và các chứng bệnh ở dạ dày. Với chất nhầy tự nhiên – pectin, đậu bắp có tác dụng làm dịu và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của các vi khuẩn gây hại.
Bên cạnh đó, hợp chất thực vật trong đậu bắp còn hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương và giảm sưng đau. Đặc biệt, thực phẩm này còn chứa hàm lượng Vitamin B9 dồi dào có thể giúp thai nhi phát triển thần kinh hoàn chỉnh và hạn chế các dị tật bẩm sinh như gai đôi cột sống.
Thực hiện:
- Rửa sạch 50 – 100g đậu bắp với nước muối
- Sau đó ăn trực tiếp hoặc chấm với nước tương
- Nên ăn ít nhất 1 bữa đậu bắp trong 1 tuần để giảm các triệu chứng ở dạ dày trong thời gian mang thai
4. Mật ong và chanh
Mật ong và chanh là công thức làm giảm đau dạ dày khá phổ biến. Mật ong với khả năng kháng khuẩn và làm dịu niêm mạc dạ dày, kết hợp với chanh giúp giảm buồn nôn và nôn mửa, là lựa chọn tốt cho mẹ bầu.
Ngoài ra, mật ong cung cấp năng lượng, giảm căng thẳng, mệt mỏi trong giai đoạn đầu của thai kỳ, góp phần vào sự thoải mái và sức khỏe cho mẹ.
Thực hiện:
- Pha 3 thìa mật ong với 300ml nước sôi
- Vắt ½ quả chanh lấy nước cốt và hòa với nước sôi
- Nên nhấp từng ngụm khi nước còn ấm để giảm đau dạ dày và cải thiện cảm giác buồn nôn
Tuy nhiên khi áp dụng mẹo này, bạn nên hạn chế cho quá nhiều chanh vì acid trong chanh có thể gây kích thích dạ dày và gây đau thượng vị sau khi uống.
Xem ngay: Lá Cây Vú Sữa Chữa Đau Dạ Dày – Bật Mí Cách Dùng Hay
5. Trà gừng
Trà gừng là phương pháp tự nhiên giảm đau dạ dày cho bà bầu, an toàn cho thai nhi. Hoạt chất Oleoresin và Tecpen trong gừng giúp tăng cường lưu thông máu và giảm viêm. Methadone và 6-Zingiberol trong gừng ức chế Prostaglandin, giảm viêm và hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn.
Thực hiện:
- Thái nhỏ ½ củ gừng sau đó thả vào 200ml nước sôi
- Hãm trong khoảng 15 phút và uống khi trà còn ấm
- Có thể thêm 1 ít đường phèn hoặc mật ong vào để tăng hương vị
Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu với thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu bạn áp dụng đều đặn trong ít nhất 15 – 30 ngày.
Cần lưu ý gì khi bị đau dạ dày trong thời gian mang thai?
Đau dạ dày khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến và hầu hết đều không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu kéo dài có thể làm giảm khả năng hấp thu vi chất dinh dưỡng, gây suy nhược cơ thể của người mẹ và làm giảm sự phát triển của thai nhi.
Vì vậy song song với việc áp dụng các biện pháp điều trị, bạn nên chú ý xây dựng thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý:
- Chia nhỏ bữa ăn: Ăn các bữa nhỏ và thường xuyên hơn thay vì ít bữa lớn.
- Tránh ăn quá no: Để tránh áp lực lên dạ dày, không nên ăn đến mức quá no.
- Hạn chế thực phẩm kích thích: Tránh các loại thực phẩm và thức uống có thể kích thích dạ dày như cay nóng, axit, caffein, và rượu bia.
- Nghỉ ngơi sau bữa ăn: Đợi ít nhất 30 phút sau khi ăn trước khi bắt đầu hoạt động.
- Uống đủ nước: Duy trì việc uống 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày.
- Giảm stress: Hạn chế căng thẳng, tránh thức khuya để tạo môi trường yên tĩnh, thoải mái cho sức khỏe tinh thần.
- Tránh làm việc quá sức: Cân nhắc sức khỏe và tránh gây áp lực không cần thiết lên cơ thể.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội và yoga để tăng cường sức khỏe xương chậu và hệ tiêu hóa.
Khi áp dụng các biện pháp chữa đau dạ dày cho bà bầu cần cẩn trọng và không nên lạm dụng để tránh xảy ra rủi ro. Việc tự điều trị có thể tạm thời giảm triệu chứng nhưng không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, thăm khám bác sĩ chuyên khoa là bước không thể thiếu, giúp mẹ bầu nhận được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối và những điều cần biết
- 9 cách giảm cơn đau dạ dày cấp tốc người bệnh cần nắm rõ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!