Chế độ ăn tốt nhất dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa
Trong chế độ ăn dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa nên có các món dễ tiêu và có khả năng làm lành tổn thương như cháo, mật ong, rau củ non, trái cây không chua. Tránh ăn đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn hoặc uống bia rượu làm bệnh thêm trầm trọng.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị xuất huyết tiêu hóa
Khi xây dựng chế độ ăn cho người bị xuất huyết tiêu hóa, việc chọn thực phẩm và cách chế biến phải được thực hiện cẩn thận để không làm tổn thương thêm lớp niêm mạc đường ruột.
Dưới đây là những lưu ý quan trọng:
- Tránh ăn khi đang có xuất huyết: Chờ đến khi xuất huyết được kiểm soát.
- Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu: Bắt đầu với thức ăn lỏng, sau đó chuyển dần sang thức ăn có độ đặc hơn như cháo, cơm mềm.
- Thực phẩm giàu đạm: Thêm thịt bò, thịt nạc lợn vào cháo, đảm bảo thịt được băm nhỏ và nấu nhừ.
- Hạn chế chất xơ: Giảm lượng chất xơ từ rau củ để tránh kích thích niêm mạc ruột.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Sử dụng trái cây để cung cấp dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng.
- Phương pháp chế biến: Ưu tiên các món luộc, hầm nhừ hoặc hấp.
- Bữa ăn nhỏ, đều đặn: Ăn nhỏ giọt, mỗi 2-3 tiếng một lần, tránh để bụng quá no hoặc quá đói.
- Chú ý nhiệt độ thức ăn: Tránh thức ăn quá lạnh dưới 5 độ hoặc quá nóng trên 60 độ để không kích thích niêm mạc ruột.
Tham khảo: Cách chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa tại nhà
Thực phẩm tốt cho người bị xuất huyết tiêu hóa
Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa được khuyến khích sử dụng các thực phẩm, đồ ăn dưới đây:
- Mật ong:
Mật ong không chỉ giúp trung hòa axit dạ dày mà còn có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn và thúc đẩy quá trình lành vết loét trong đường ruột.
Đồng thời, nó cung cấp các vitamin A, C, E, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Bệnh nhân có thể dùng 2 – 3 thìa mật ong mỗi ngày hoặc pha với nước ấm uống vào buổi sáng để cải thiện tiêu hóa.
- Cháo:
Cháo là món ăn thân thiện với dạ dày. Nó đảm bảo cung cấp đầy đủ nước, tinh bột, chất đạm đường và chất xơ cho người bệnh nhanh chóng khôi phục sức khỏe nhưng không làm tăng gánh nặng cho đường ruột. Nhờ đó các tế bào ở niêm mạc ống tiêu hóa sẽ có khả năng tái tạo tốt hơn.
Cháo hạt sen, cháo hoa hay cháo gạo lứt là những gợi ý hữu ích cần có trong chế độ ăn cho người bị xuất huyết tiêu hóa.
Tham khảo: Cách phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên và dưới đúng nhất
- Sữa:
Sữa là thức uống vô cùng cần thiết cho người bị xuất huyết tiêu hóa. Các thành phần thiết yếu cho sức khỏe như vitamin K, D, canxi, E, selen, kẽm, magie, photpho đều được tìm thấy ở sữa.
Trong những ngày đầu mới bị bệnh, sữa chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu để duy trì sự sống cho người bệnh.
- Thực phẩm có khả năng thấm hút axit dạ dày:
Bao gồm bánh mì hay cơm nhão. Chúng có khả năng thẩm thấu và làm giảm axit trong dạ dày, ngăn ngừa viêm loét cục bộ. Tuy nhiên, chỉ nên cho người bệnh ăn những món này khi sức khỏe đã ổn định và dạ dày không còn chảy máu.
- Rau củ ít chất xơ:
Lựa chọn các loại rau củ non là thích hợp bởi chất xơ trong những thực phẩm này rất dễ tiêu hóa, không gây ma sát với đường ruột. Ngoài ra, chất xơ còn đóng vai trò giảm tiết dịch vị, thúc đẩy tiêu hóa và tạo ra môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển.
- Gừng:
Ăn gừng có thể giúp giảm đau, chống tiêu, giảm chướng bụng, ăn không tiêu, làm lành vết loét trong đường ruột. Hãy cho người bệnh tiêu thụ gừng dưới dạng trà pha với mật ong hoặc thêm một chút gừng vào trong cháo hay các món ăn của bệnh nhân.
- Hoa quả mềm:
Chẳng hạn như táo, chuối, lê hay đu đủ. Chúng là những loại trái cây dễ tiêu hóa, thân thiện với đường ruột và có khả năng bổ sung chất xơ hòa tan, cùng nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể.
- Dầu cá:
Dầu cá chứa nhiều omega 3 – một chất kháng viêm tự nhiên có thể giúp bảo vệ các tế bào ở niêm mạc ruột, thúc đẩy khả năng tự chữa lành tổn thương của cơ thể.
Người bị xuất huyết tiêu hóa nên kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm dù có thể tốt đối với người bình thường nhưng lại làm tăng triệu chứng bệnh. Bao gồm:
- Thực phẩm chua:
Các món chua như dưa muối, gỏi hay một số loại trái cây như xoài, chanh chứa nhiều axit. Sau khi sử dụng chúng có thể làm lượng axit trong dạ dày tăng lên đột biến và khiến các vết loét trong đường tiêu hóa lan rộng, ăn sâu vào trong. Điều này hoàn toàn gây bất lợi cho người bệnh.
- Thức ăn nhanh:
Các loại đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích hay thịt xông khói mặc dù có thể rất ngon miệng và tiện lợi khi sử dụng song lại không tốt cho người bị xuất huyết dạ dày. Lý do bởi những món này có giá trị dinh dưỡng thấp, chứa nhiều chất bảo quản gây hại cho đường ruột.
- Đồ béo:
Các món chiên rán, xào, chẳng hạn như gà rán, thịt chiên, khoai tây chiên… không chỉ làm tăng nguy cơ bị mỡ máu, xơ vữa động mạch mà chúng còn gây khó tiêu, đầy bụng và gây cản trở quá trình phục hồi tổn thương trong đường ruột.
- Thức ăn cay:
Đồ ăn chứa nhiều ớt, cà ri, tiêu sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa và ảnh hưởng không tốt đến những khu vực bị viêm loét. Vì vậy, trong chế độ ăn cho người bị xuất huyết tiêu hóa cần tránh nêm các gia vị này.
- Rau sống:
Ăn rau sống làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Hậu quả là người bệnh có thể bị tiêu chảy và viêm loét nghiêm trọng hơn, từ đó làm nặng thêm tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
- Nước ngọt và các chất kích thích
Nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê đều có thể gây kích thích nhu động ruột co bóp khiến người bệnh bị đau bụng, chảy máu nhiều hơn.
Xem ngay: Xuất huyết tiêu hóa dưới là gì? Cách nhận biết và điều trị
Món ăn bài thuốc nên có trong chế độ ăn dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa
Một số món ăn bổ dưỡng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa được các chuyên gia khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bệnh.
1. Quả lộn xộn hấp cách thủy với thịt lợn
- Chuẩn bị: 1 lạng thịt lạc lợn, 60g quả lộn xộn
- Cách chế biến: Thịt lợn rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi, thái lát mỏng vừa ăn. Cho thịt cùng với quả lộn xộn vào xửng hấp chín, rồi nêm thêm vài hạt muối vào. Dọn ăn kèm với cơm.
- Tác dụng: Món ăn này có tác dụng giải độc, cầm máu, kháng khuẩn, bổ tỳ vị, cải thiện chức năng của đường ruột.
2. Cháo gạo nếp với nho khô
- Chuẩn bị: 300g gạo nếp, 50g nho khô
- Cách chế biến: Vô gạo nếp rồi đem hầm nhừ thành cháo. Tiếp tục cho nho khô vào nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Dùng món này trong các bữa ăn nhẹ như buổi sáng hoặc xế chiều.
- Tác dụng: Bổ tì, trung hòa axit dạ dày, làm lành vết loét trong đường tiêu hóa.
3. Món bao tử heo hầm thịt rùa
- Chuẩn bị: 2 lạng dạ dày lợn, 2 lạng thịt rùa
- Cách chế biến: Sơ chế cả hai nguyên liệu cho sạch rồi thái miếng vừa ăn. Sau đó cho hết vào nồi, đổ nước vào nấu cho chín nhừ. Nêm thêm chút muối. Chia ăn 3 lần trong ngày.
- Tác dụng: Bồi bổ khí huyết, giảm đau bụng, cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
4. Món sứa biển nấu táo tàu
- Chuẩn bị: 500g sứa biển, 250g đường đỏ, 500g táo tàu
- Cách chế biến: Đem cả ba nguyên liệu nấu trong nhiều giờ đồng hồ cho đến khi cô đặc lại thành cao. Mỗi lần uống 1 thìa x 2 lần/ngày.
- Tác dụng: Giảm đau, chống chảy máu đường ruột, làm vết loét nhanh lành.
5. Món trứng gà hấp ngó sen và tam thất
- Chuẩn bị: 1 quả trứng gà ta, 3g bột tam thất và ngó sen
- Cách chế biến: Ngó sen ép lấy 30ml nước sau đó trộn chung với trứng gà và bột tam thất. Trộn đều hỗn hợp cho đến khi không còn vón cục. Cho vào chén thủy tinh hấp cách thủy đến khi chín.
- Tác dụng: Cầm máu, tiêu thũng, giảm đau, đánh tan máu bầm trong dạ dày và các bộ phận khác của đường ruột.
Trên đây là chế độ ăn dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối cho đến khi bệnh được chữa lành hoàn toàn. Tránh ăn uống bừa bãi ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc điều trị và làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
- Xuất huyết tiêu hóa trên là gì? Điều trị như thế nào?
- Các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa cần biết để tránh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!