Xuất huyết tiêu hóa dưới là gì? Cách nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xuất huyết tiêu hóa dưới chiếm khoảng 20 – 25% các trường hợp xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng này thường được xem là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm túi thừa, bệnh trĩ, viêm đại tràng hoặc các khối u đại tràng.

điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới
Xuất huyết tiêu hóa dưới thường không phổ biến và có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý bao gồm trĩ hoặc viêm đại tràng

Xuất huyết tiêu hóa dưới là gì?

Xuất huyết đường tiêu hóa dưới (hay LGIB) là tình trạng chảy máu ở đường tiêu hóa dưới, cần được điều trị cấp cứu để tránh biến chứng nguy hiểm. Khoảng 85% các trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa dưới xuất phát từ đại tràng, 10% do chảy máu từ tiêu hóa trên và 5% liên quan đến ruột non, đôi khi nguyên nhân không rõ. 

Chảy máu đường tiêu hóa dưới là trường hợp ít gặp hơn xuất huyết tiêu hóa trên. Bệnh thường phổ biến ở nam giới và nguy cơ mắc bệnh tăng theo thời gian. Một số trường hợp có thể liên quan đến bệnh lý túi thừa hoặc các bệnh lý mạch máu, rối loạn chảy máu ở nam giới cao tuổi.

Đọc thêm: Chế độ ăn cho người bị xuất huyết tiêu hóa tốt nhất

Dấu hiệu nhận biết chảy máu đường tiêu hóa dưới

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chảy máu đường tiêu hóa dưới là có máu trong phân. Máu có thể có màu nâu sẫm hoặc đỏ tươi (không có màu đen hoặc giống hắc ín). Mất máu nghiêm trọng có thể dẫn đến một số triệu chứng kèm theo như:

  • Mệt mỏi
  • Giảm huyết áp
  • Da nhợt nhạt, xanh xao
  • Đau bụng
  • Giảm cảm giác thèm ăn
xuất huyết tiêu hóa dưới là bệnh gì
Xuất huyết đường tiêu hóa có thể dẫn đến mệt mỏi, đau bụng, giảm huyết áp

Một số triệu chứng nghiêm trọng khác bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh
  • Đau thắt ngực
  • Rối loạn ý thức, hôn mê
  • Nhồi máu cơ tim
  • Sốc mất máu
  • Đột quỵ

Tham khảo: Cách phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên và dưới đúng nhất

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân và yếu tố rủi ro gây xuất huyết đường tiêu hóa dưới bao gồm:

  • Bệnh lý túi thừa
  • Viêm đại tràng
  • Rối loạn máu hoặc loạn sản mạch máu
  • Khối u đại tràng và ruột non (lành tính hoặc ác tính)
  • Bệnh lý hậu môn (nứt kẽ, táo bón, bệnh trĩ)
  • Giãn tĩnh mạch đại tràng
  • Thiếu máu cục bộ và loét tĩnh mạch
  • Ung thư đại trực tràng
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
  • Nguyên nhân hiếm gặp: Hẹp động mạch chủ, phình động mạch chủ bụng, suy giảm chức năng tiểu cầu, suy thận mạn, thuốc chống đông máu…

Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dưới

Đánh giá, chẩn đoán cần được thực hiện càng sớm càng tốt để hạn chế biến chứng và nguy cơ tử vong. Một số xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hóa dưới bao gồm:

  • Nội soi đại tràng là lựa chọn chính, thích hợp với các trường hợp chảy máu từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, chảy máu nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng quan sát.
  • Nội soi ruột non thường được sử dụng cho trẻ em để xác định nguồn chảy máu ở ruột non.
  • Nội soi viên nang được chỉ định khi cần kiểm tra những vùng khó tiếp cận, giúp tìm vị trí xuất huyết mà nội soi thông thường không thể.
  • Chụp mạch máu được áp dụng cho những trường hợp còn đang chảy máu, đặc biệt hữu ích trong việc chẩn đoán loạn sản mạch và bệnh lý túi thừa.
  • Nội soi mở là biện pháp cuối cùng, thực hiện qua phẫu thuật để trực tiếp xác định và can thiệp vào vị trí chảy máu.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới

Điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây chảy máu. Việc cần ưu tiên trong quá trình điều trị là cầm máu và hồi sức nội khoa. Một số biện pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:

1. Điều trị nội soi

Nội soi được chỉ định để điều trị trong hầu hết các tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Nội soi thường mang lại kết quả cao khi điều trị xuất huyết dạ dày do polyp đại tràng, trường hợp các khối u lành tính có thể cần phẫu thuật để loại bỏ. Trường hợp viêm túi thừa, bác sĩ có thể đề nghị tiêm Epinephrine, đông máu hoặc đông tĩnh mạch để điều trị.

xuất huyết tiêu hóa dưới
Hầu hết các trường hợp xuất huyết tiêu hóa đều được điều trị thông qua nội soi

Điều trị xuất huyết đường tiêu hóa dưới bằng phương pháp nội soi an toàn, hiệu quả và tỷ lệ tái phát thấp. Việc lựa chọn điều trị phụ thuộc vào vị trí chảy máu và nhu cầu điều trị của người bệnh.

2. Thuyên tắc mạch máu chọn lọc

Tương tự như nội soi, thuyên tắc mạch máu chọn lọc có thể làm co mạch máu và giảm lưu lượng máu lưu thông. Tỷ lệ ngưng xuất huyết là 59 – 90% các trường hợp.

Sau khi xác định được mạch máu, bác sĩ có thể tiêm Vasopressin để làm tắc mạch máu để cầm máu và ngăn ngừa các biến chứng.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật cho xuất huyết đường tiêu hóa dưới thường dành cho trường hợp khẩn, khi bệnh nhân cần truyền nhiều máu và có huyết động không ổn định. Khoảng 18-25% bệnh nhân cần phẫu thuật, đặc biệt trong các tình huống như:

  • Chảy máu do ung thư hoặc khối u
  • Viêm ruột nặng
  • Chảy máu không kiểm soát được bằng điều trị nội khoa
  • Cần truyền trên 6 đơn vị máu
  • Chảy máu tái phát
  • Sốc do mất máu

Phẫu thuật thường được tiến hành qua nội soi, giảm rủi ro và tăng khả năng phục hồi.

4. Điều trị các bệnh lý liên quan

Sau khi xác định nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa dưới, các phương pháp điều trị bệnh lý liên quan bao gồm:

  • Viêm túi thừa: Tiêm Epinephrine, đông mạch máu, hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng nếu nghiêm trọng.
  • Loạn sản mạch máu: Thường gặp ở người trên 50, điều trị bằng chích xơ, đốt điện, hoặc thuốc co mạch.
  • Khối u đại tràng/Polyp: Cần phẫu thuật loại bỏ.
  • Nứt hậu môn và trĩ: Điều trị bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.
  • Bệnh viêm loét đại tràng, Crohn, viêm hậu môn: Chủ yếu điều trị nội khoa bằng thuốc.

Xuất huyết đường tiêu hóa dưới thường không quá phổ biến nhưng trường hợp chảy máu nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, hãy gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viên ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 08:33 - 25/03/2024 - Cập nhật lúc: 14:31 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Xuất huyết tiêu hóa trên là gì? Điều trị như thế nào?

Xuất huyết tiêu hóa trên là những trường hợp chảy máu đường tiêu hóa xuất phát từ thực quản, dạ…

Xuất huyết dạ dày có ăn trứng được không?

Giàu protein, sắt, canxi, folate, vitamin A và nhiều chất dinh dưỡng quý, trứng luôn được xem là thực phẩm…

phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa của bộ y tế

Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng, nếu không được can…

xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì Bị xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì?

Khi bị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân nên uống thuốc gì? Các loại thuốc thường được khuyến nghị bao…

Hội chứng Mallory Weiss là gì? Biểu hiện, Chẩn đoán và Điều trị

Hội chứng Mallory-Weiss, còn được biết đến với tên gọi loét dạ dày-thực quản, là tình trạng chảy máu do…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua