Bệnh Xuất Huyết Dạ Dày

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xuất huyết dạ dày là một dạng rối loạn tiêu hóa khá nguy hiểm. Đây cũng là biến chứng của các bệnh lý dạ dày ở giai đoạn nghiêm trọng. Tình trạng xuất huyết nhẹ hay nặng quyết định sự ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng. 

Tổng quan

Xuất huyết dạ dày (Gastrointestinal Bleeding) là thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ tình trạng dạ dày bị chảy máu, thuộc nhóm xuất huyết tiêu hóa trên. Một số trường hợp còn kèm theo đi ngoài ra máu, nôn ra máu... Đây là vấn đề sức khỏe về đường tiêu hóa cấp tính cần được cấp cứu ngay để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng sức khỏe nghiêm trọng từ các bệnh lý dạ dày

Bản chất của xuất huyết dạ dày không tự phát, mà thường là hậu quả của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày trong thời gian dài không được điều trị. Do đó, đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, cần được xử lý điều trị sớm để giảm nguy cơ tử vong.

Theo thống kê, nam giới có tỷ lệ bị xuất huyết dạ dày cao hơn so với nữ giới. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh, trong đó phổ biến nhất là người trưởng thành từ 20 - 50 tuổi. Ngoài ra, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể bị xuất huyết dạ dày sớm do các tác nhân về vi khuẩn, virus.

Phân loại

Dựa theo diễn tiến, thời gian phát bệnh và mức độ tổn thương, xuất huyết dạ dày được phân làm 2 loại chính gồm:

  • Xuất huyết cấp tính: Là hiện tượng chảy máu đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Tùy mức độ nặng hay nhẹ mà lượng máu có thể chảy ra nhiều hoặc ít, khó cầm, cần được cấp cứu ngay để tránh đe dọa tính mạng.
  • Xuất huyết mạn tính: Là tình trạng tổn thương dai dẳng, tiến triển từ từ theo thời gian, khi chảy máu thường ở mức độ nhẹ, cầm được hoặc tự hết khi được chăm sóc tích cực. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát liên tục do bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý đường tiêu hóa mạn tính...

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây xuất huyết dạ dày, bao gồm:

1. Nguyên nhân bệnh lý 

Tình trạng chảy máu dạ dày không tự hình thành, nó là hệ lụy của các bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến như:

Xuất huyết dạ dày
Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu dạ dày

  • Loét dạ dày tá tràng: Các vết loét xuất hiện, ăn sâu lớp cơ dạ dày và gây tổn thương mạch máu. Trường hợp vết loét nhỏ, lượng máu chảy ít, nhưng nếu ổ loét sâu, lớn, xơ chai sẽ khiến máu chảy ồ ạt, cần được cấp cứu ngay. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng thường là do nhiễm vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc giảm đau, sinh hoạt, ăn uống kém lành mạnh...
  • Viêm loét dạ dày: Xuất huyết dạ dày do viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính là nguyên nhân phổ biến nhiều người gặp phải. Trong đó, dạng cấp tính xuất hiện đột ngột gây loét dạ dày chảy máu, thường xảy ra sau khi dùng thuốc chống viêm, giảm đau, chống đông máu, stress, căng thẳng, lạm dụng rượu bia...
  • Polyp dạ dày tá tràng: Sự xuất hiện của các khối polyp trong dạ dày tá tràng bị viêm nhiễm cũng là nguyên nhân gây tổn thương các mạch máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Bệnh nhân ung thư dạ dày bị chảy máu thường xuyên, lượng nhiều và rất khó cầm.
  • Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Xảy ra do chỉ số huyết áp tại tĩnh mạch cửa tăng cao đột ngột, làm giãn vỡ các tĩnh mạch thực quản.
  • Hội chứng Mallory Weiss: Hay còn được gọi là vết rách Mallory Weiss, là một vết rách lớn, dài tại dạ dày thực quản. Hội chứng này đặc trưng bởi tình trạng xuất huyết tiêu hóa cấp tính.

2. Yếu tố nguy cơ

  • Lạm dụng rượu bia;
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây (thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm...);
  • Căng thẳng, stress trong thời gian dài;
  • ...

Triệu chứng và chẩn đoán

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý nguy hiểm nên thường được biểu hiện thông qua các triệu chứng rất đặc trưng bao gồm:

Xuất huyết dạ dày
Nôn, đại tiện ra máu, đau bụng, đau thượng vị... là những triệu chứng điển hình ở bệnh nhân xuất huyết dạ dày

  • Nôn ra máu: Đây là dấu hiệu cơ bản hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải. Khi nôn ra máu kèm theo cảm giác buồn nôn khó chịu, đầy hơi, chướng bụng, có mùi tanh trong miệng, máu nôn ra có màu đen hoặc màu đỏ tươi, có thể lẫn thức ăn, dịch nhầy...
  • Đi ngoài ra máu: Máu chảy từ dạ dày lẫn vào trong phân sẽ chuyển thành màu đen do tương tác với các enzyme trong quá trình tiêu hóa. Hầu hết bệnh nhân xuất huyết dạ dày thường sẽ đi ngoài phân màu đen, có mùi tanh hôi khó chịu.
  • Đau dạ dày, đau thượng vị: Những cơn đau nhức dạ dày và đau thượng vị thường đi kèm với chảy máu dạ dày. Bệnh nhân đau dữ dội, căng cứng bụng, người mệt lã sau cơn đau, vã mồ hôi, kiệt sức...
  • Thiếu máu: Nôn hoặc đi ngoài ra máu quá mức khiến cơ thể bị thiếu máu. Đặc trưng với các triệu chứng như tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng đầu óc, mệt mỏi. hay ớn lạnh...

Ngoài chẩn đoán xuất huyết dạ dày thông qua các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm thu thập các cơ sở dữ liệu quan trọng để đưa ra chẩn đoán chính xác. Bao gồm:

  • Nội soi dạ dày
  • Nội soi ruột
  • Nội soi viêm nang
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân

Tham khảo thêm: Xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu – Nguy hiểm chớ xem thường

Biến chứng và tiên lượng

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý tiêu hóa hết sức nguy hiểm, dù xảy ra ở đường tiêu hóa nhưng nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào, kèm theo nhiều hệ lụy biến chứng khác như: suy hô hấp, nhiễm trùng tiêu hóa, sốc mất máu, nhồi máu cơ tim... Do đó, đây được xem là một trong những biến chứng khó lường của các bệnh lý dạ dày.

Những trường hợp nhẹ, máu chảy ít nhưng dai dẳng nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh càng sớm càng tốt, ngăn ngừa biến chứng. Còn với trường hợp xuất huyết dạ dày nặng, máu chảy nhiều và khó cầm cần được đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay.

Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày không điều trị kịp thời gây biến chứng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao

Thời gian nằm viện của bệnh nhân xuất huyết dạ dày không cố định, thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương, chảy máu và khả năng đáp ứng điều trị. Nếu chỉ xuất huyết nhẹ, lượng máu ít, dễ cầm thường chỉ lưu lại viện tối đa 1 tuần. Nhưng nếu xuất huyết nặng, máu chảy nhiều, ồ ạt kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác, phải điều trị nội soi cầm máu, thời gian phục hồi sẽ lâu hơn nên bệnh nhân thường phải ở viện từ 10 - 15 ngày.

Điều trị

Tùy theo mức độ xuất huyết dạ dày nặng hay nhẹ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các y lệnh điều trị phù hợp. Mục tiêu điều trị xuất huyết dạ dày là cầm máu, kiểm soát các triệu chứng kèm theo, bảo vệ đường thở để duy trì tính mạng cho bệnh nhân. Sau đó, tùy theo nguyên nhân gây chảy máu dạ dày để áp dụng phương pháp điều trị xử lý nguyên nhân phù hợp và dự phòng tái phát.

1. Điều trị bằng thuốc 

Các loại thuốc trị xuất huyết dạ dày được bác sĩ chỉ định sử dụng dựa trên kết quả chẩn đoán nguyên nhân và mức độ chảy máu. Việc dùng thuốc nhằm mục đích cầm máu và hỗ trợ xử lý nguyên nhân gây bệnh.

Các loại được sử dụng phổ biến như:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc thường được dùng dưới dạng tiêm trực tiếp qua đường tĩnh mạch nhằm ức chế sản sinh acid dạ dày, ngăn chặn tiến triển bệnh và cải thiện các triệu chứng xuất huyết liên quan;
  • Thuốc Octreotide: Được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát tình trạng xuất huyết dạ dày do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản dạ dày. Liều dùng khuyến cáo khoảng 50mcg và duy trì liên tục trong vài giờ để kiểm soát hoàn toàn triệu chứng.
  • Một số loại thuốc khác: như thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng acid có tác dụng điều trị các nguyên nhân như nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét... gây xuất huyết dạ dày.

Xem thêm: Các Loại Thuốc Điều Trị Xuất Huyết Dạ Dày Mới Nhất

2. Can thiệp ngoại khoa 

Sau khi cầm máu kịp thời, bác sĩ sẽ đánh giá thể trạng sức khỏe và xử lý các hệ lụy sau đó thông qua các biện pháp can thiệp tích cực, bao gồm:

Xuất huyết dạ dày
Cầm máu và truyền máu là 2 bước cấp cứu cơ bản đối với bệnh nhân xuất huyết dạ dày cấp

  • Truyền máu: Bệnh nhân xuất huyết ồ ạt gây thiếu máu, mạch yếu, tim đập nhanh, da dẻ xanh xao, suy nhược... sẽ được truyền máu cho đến khi bù đắp đủ lượng hồng cầu đã mất. Đối với người lớn tuổi, chỉ số truyền máu Hct khoảng 30%. Riêng với trẻ nhỏ hoặc thiếu máu mạn tính thường không được chỉ định truyền máu, trừ khi chỉ số Hct < 23%.
  • Truyền dịch: Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày kèm theo tụt huyết áp đột ngột sẽ được chỉ định truyền dịch qua tĩnh mạch để kiểm soát bệnh. Đối với người trưởng thành lượng dịch cần truyền ở mức khoảng 500 - 1000ml, trẻ em tối đa mức 2000ml. Loại dịch truyền được dùng phổ biến là nước muối sinh lý.
  • Cầm máu có can thiệp: Ngoài dùng thuốc, cầm máu còn được thực hiện thông qua các biện pháp ngoại khoa khác tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh như:
    • Trường hợp xuất huyết dạ dày do viêm loét: dùng laser, tiêm chích xơ, đốt điện, kẹp clip hoặc đốt bằng nhiệt. Tùy từng trường hợp để thực hiện nội soi hoặc mổ hở khâu cầm máu;
    • Trường hợp xuất huyết dạ dày do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản dạ dày: điều trị bằng phương pháp tiêm chích xơ, thắt thun hoặc kỹ thuật TIPS (kỹ thuật nối thông 2 hệ thống tĩnh mạch cửa chủ);
    • Trường hợp xuất huyết dạ dày do polyp, khối u: cắt bỏ khối u hoặc khâu vá vết loét, kèm theo sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm sau đó, ngăn ngừa nhiễm trùng;
  • Phẫu thuật: Bệnh xuất huyết dạ dày được chỉ định phẫu thuật trong trường hợp bùng phát đợt cấp nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được truyền trên 6 đơn vị máu (1 đơn vị ≈ 250ml máu). Sau đó, xác định vị trí chảy máu và tiến hành loại bỏ tổn thương trong dạ dày. Tuy nhiên, cần hết sức cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp này vì tỷ lệ thành công không cao, tỷ lệ tái phát lên đến 40%, dễ xảy ra rủi ro trong quá trình phẫu thuật và gây tốn kém.

3. Kết hợp chăm sóc tích cực

Một chế độ chăm sóc sức khỏe tích cực trong và sau khi điều trị xuất huyết dạ dày sẽ đem lại kết quả điều cao, hỗ trợ bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Quá trình này đòi hỏi bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp sau:

Xuất huyết dạ dày
Bệnh nhân xuất huyết dạ dày cần được chăm sóc tích cực tại bệnh viện và cả sau khi về nhà

  • Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian;
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau khi xuất viện, tránh đi lại quá nhiều, theo dõi sát sao các triệu chứng, màu sắc phân và tái khám đúng lịch hẹn;
  • Duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan và tránh những suy nghĩ tiêu cực, không làm việc quá sức cả về thể chất lẫn đầu óc;
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh kiêng khem quá mức, nên ưu tiên ăn uống đủ chất dinh dưỡng để giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
  • Trong giai đoạn bùng phát triệu chứng, bệnh nhân nên ưu tiên những món chế biến dễ tiêu hóa như cháo, canh hầm, súp, sữa hoặc các loại rau củ quả nấu chín nhừ;
  • Ăn chậm nhai kỹ, ăn vừa đủ, tránh ăn quá no hoặc nhịn đói để tránh tạo áp lực cho dạ dày, khiến bệnh trở nên nặng hơn;
  • Ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc, hạn chế thức ăn cay nóng, chua, lên men, nhiều dầu mỡ;
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, trà đặc...;
  • Chườm lạnh thường xuyên để giảm cơn đau do xuất huyết dạ dày;
  • Vận động tích cực, đi lại nhẹ nhàng để tránh gây ra những ảnh hưởng khó lường cho sức khỏe;

Phòng ngừa

Chủ động phòng ngừa xuất huyết dạ dày là cách bảo vệ sức khỏe và tính mạng tốt nhất. Để làm được điều này, mỗi người cần tự nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe và điều chỉnh lối sống sinh hoạt khoa học bằng những cách sau:

  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đủ chất từ các loại thực phẩm lành mạnh, tươi mát, tránh thực phẩm chua, cay, nóng, dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp...
  • Duy trì thói quen ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giảm bớt áp lực, stress, căng thẳng, thư giãn đầu óc để duy trì cuộc sống nhiều năng lượng, phòng ngừa bệnh tật.
  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày, vận động thể chất tăng cường sức đề kháng, tăng miễn dịch cơ thể.
  • Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị xuất huyết dạ dày do nguyên nhân gì?

2. Xuất huyết dạ dày có phải dấu hiệu của bệnh ung thư không?

3. Tình trạng bệnh của tôi có nặng và nguy hiểm không? Tiên lượng về việc điều trị tốt hay xấu?

4. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm cần thiết nào để chẩn đoán xuất huyết dạ dày?

5. Tình trạng bệnh của tôi nên điều trị bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Quá trình điều trị thường kéo dài bao lâu?

7. Những rủi ro và lợi ích xoay quanh phác đồ điều trị?

8. Dùng thuốc trị xuất huyết dạ dày đem lại tác dụng tạm thời hay vĩnh viễn?

9. Nếu tôi không điều trị xuất huyết dạ dày, điều gì sẽ xảy ra?

10. Bị xuất huyết dạ dày có cần phải phẫu thuật không?

Xuất huyết dạ dày là vấn đề sức khỏe tiêu hóa nguy hiểm và cần được phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp thời. Do đó, ngay từ những triệu chứng bất thường đầu tiên, bệnh nhân nên chủ động thăm khám chẩn đoán chuyên khoa và điều trị theo phác đồ phù hợp, phòng ngừa các biến chứng rủi ro khó lường cho sức khỏe và tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa được mô tả là tình trạng bất ổn về hoạt động tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra như thói quen ăn uống kém lành…
Bệnh Viêm Gan B
Viêm gan B được xem là mối hiểm họa khôn…
Bệnh Viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt xảy ra khi một hoặc nhiều…
Hội chứng Lynch
Lynch là một dạng rối loạn di truyền có liên…
Bệnh Viêm Gan Tự Miễn

Viêm gan tự miễn là một trong những bệnh lý tự miễn có tỷ lệ mắc cao hiện nay. Đây…

Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là tình trạng sưng viêm thực quản mãn tính do tích tụ dư thừa các tế bào bạch cầu ái toan Bệnh Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan

Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là một dạng rối loạn viêm mãn tính của thực quản. Bệnh…

Viêm hang vị dạ dày Bệnh Viêm Hang Vị Dạ Dày

Viêm hang vị dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở người lớn tuổi, người trung niên.…

Bệnh trĩ Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của hơn 45% dân số Việt Nam. Phần lớn nguyên nhân gây trĩ là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua