Ung Thư Ruột Non

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ung thư ruột non là dạng ung thư khá hiếm gặp và khó phát hiện, xảy ra tại ruột non - một cơ quan quan trọng trong đường tiêu hóa. Bệnh có nhiều giai đoạn ung thư được phân loại dựa theo sự phát triển của khối u. Hầu hết các trường hợp ung thư nói chúng và ung thư ruột non nói riêng thường có tiên lượng sống sau 5 năm khá cao nhờ phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng phẫu thuật hoặc hóa - xạ trị. 

Tổng quan

Ruột non là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, nằm giữa dày dày và đại tràng. Chiều dài ruột non khoảng 6 mét với cấu trúc gồm 3 đoạn là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Ruột non có nhiệm vụ chính là tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Ung thư ruột non xảy ra khi các tế bào ác tính được hình thành trong ruột non

Ung thư ruột non (Small Intestine Cancer/ Small Bowel Cancer) là tình trạng các mô tế bào trong ruột non phát triển tăng sinh bất thường, vượt ngoài khả năng kiểm soát của cơ thể và hình thành khối u. Tá tràng và hồi tràng là 2 vị trí dễ phát triển tế bào ung thư nhất.

So với các dạng ung thư ở đường tiêu hóa khác như: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư thực quản..., ung thư ruột non thường ít phổ biến hơn. Ước tính chỉ khoảng 3% trên tổng số các ca mắc ung thư đường tiêu hóa.

Phân loại

Ung thư ruột non được chia làm 5 loại dựa vào vị trí phát sinh tế bào ung thư. Bao gồm:

Ung thư ruột non gồm các dạng chính là khối u carcinoid, ung thư biểu mô tuyến, sarcoma, ung thư hạch và khối u GIST

  • Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinomas): Đây là loại thể ung thư phổ biến nhất ở ruột non. Các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào tuyến lót trong ruột non, gần về phía dạ dày. Tỷ lệ ung thư ruột non gây tắc ruột non khá cao nếu khối u phát triển lớn.
  • Khối u Carcinoid: Dạng ung thư này có thể tìm thấy trong khắp cơ thể, bao gồm ruột non. Chúng là những tế bào thần kinh nội tiết, có nhiệm vụ sản sinh ra các kích thích tố cần thiết cho quá trình tiêu hóa.
  • Sarcoma: Loại sarcoma phổ biến trong ung thư ruột non là leiomyosarcoma. Đây là những tế bào cơ trơn giúp di chuyển thức ăn xuống ruột bằng cách co thắt liên tục. Dạng ung thư này thường xảy ra ở phần cuối ruột non và đầu ruột già.
  • U mô đệm đường tiêu hóa (GIST): Dạng ung thư này rất hiếm khi xảy ra, khởi phát từ trong các tế bào ruột non có tên Cajal. Những tế bào này có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến các cơ trong hệ thống tiêu hóa.
  • Ung thư hạch (Lymphoma): Khối u ung thư phát triển từ các tế bào lympho. Đây là tế bào bạch cầu thuộc sự kiểm soát của hệ thống hạch bạch huyết.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Bản chất của ung thư trong ruột non là sự tăng sinh quá mức của các tế bào, chúng nhân lên và phát triển nhanh chóng, tích tụ thành khối u ác tính. Từ những khối u này, chúng có thể tách ra khỏi tế bào nguyên phát và di chuyển sang hạch bạch huyết và các cơ quan xa/ gần trong cơ thể theo thời gian. Đây được gọi là quá trình di căn.

Sự thay đổi DNA của tế bào hoặc đột biến gen được xác định là cơ chế dẫn đến mọi loại ung thư, kể cả ung thư ruột non. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi bất thường này.

Yếu tố nguy cơ

Một vài yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ khởi phát ung thư ruột non như:

Các bệnh liên quan đến tình trạng viêm mãn tính như Celiac, Crohn làm tăng nguy cơ khởi phát ung thư ruột non

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi (> 65 tuổi) có khả năng cao mắc loại ung thư này.
  • Nghiện rượu: Thói quen sử dụng nhiều rượu là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư ác tính trong ruột non.
  • Hút thuốc: Nguy cơ mắc ung thư ruột non ở những người hút thuốc cao hơn ở những người không hút thuốc.
  • Chủng tộc: Chủng tộc người da đen có nguy cơ mắc ung thư ruột non cao hơn người da trắng.
  • Giới tính: Tỷ lệ nam giới mắc ung thư ruột non cao hơn so với nữ giới.
  • Ảnh hưởng từ bệnh lý: Một số bệnh viêm mãn tính đường ruột có thể gây ung thư ruột non như:
    • Bệnh Crohn: Những người được chẩn đoán mắc bệnh Crohn thường tăng nguy cơ bị ung thư ruột non sau khoảng 10 năm.
    • Bệnh Celiac: Bệnh nhân Celiac thường có nguy cơ hình thành u lympho tế bào T, xảy ra do gluten gây viêm đường ruột. Tình trạng này kéo dài tạo thành những thay đổi tiền ung thư tế bào trong ruột non.
  • Các rối loạn di truyền: Một số điều kiện di truyền thúc đẩy sự phát triển quá mức của các tế bào ung thư ruột non như:
    • Hội chứng Peutz - Jeghers;
    • Hội chứng Lynch;
    • Hội chứng đa u nội tiết type 1;
    • Hội chứng u xơ thần kinh type 1;
    • Bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP);
    • Bệnh ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (HNPCC);
  • Chế độ ăn uống: Một người có chế độ ăn dư thừa chất béo, thịt đỏ, thực phẩm nhiều đường, muối, đồ đóng hộp, thịt hun khói và ít chất xơ có nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột non cao.
  • Suy giảm miễn dịch: Bất kỳ yếu tố nào gây suy giảm miễn dịch cũng có thể khiến bạn dễ mắc ung thư ruột non hơn. Chẳng hạn như mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh Celiac, Crohn, xạ trị, dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc sau cấy ghép nội tạng...

Triệu chứng và chẩn đoán

Tùy theo vị trí và loại khối u, các triệu chứng ung thư ruột non có thể biểu hiện khác nhau. Có thể kể đến một vài triệu chứng chung như:

Bệnh nhân ung thư ruột non thường gặp các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, chuột rút, sụt cân, vàng da, thiếu máu...

  • Đau bụng;
  • Chuột rút;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Đại tiện phân đỏ hoặc đen;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Sờ thấy khối u gồ lên ở bụng;
  • Vàng da, vàng mắt;
  • Thiếu máu;
  • Da ửng đỏ, nhất là phần thân trên;

Chẩn đoán

Để chẩn đoán ung thư ruột non, trước tiên bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng chung do bệnh nhân cung cấp, khám thể chất, đặt các câu hỏi về thời gian xảy ra và mức độ triệu chứng... Sau đó, chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm cận lâm sàng sau:

Thăm khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm máu, các kiểm tra hình ảnh giúp chẩn đoán chính xác bệnh ung thư ruột non

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ chất thải được các cơ quan thải vào máu, kiểm tra chức năng gan phát hiện ung thư di căn, đo nồng độ số lượng hồng cầu, đánh giá khối u ruột non có gây chảy máu, thiếu máu hay không...
  • Xét nghiệm hình ảnh: Bao gồm các kỹ thuật sau:
    • Chụp nội soi, kết hợp lấy mẫu mô sinh thiết;
    • Chụp tia X bari;
    • Chụp X quang bụng hoặc chụp X quang bari;
    • Chụp cắt lớp vi tính CT (CTA scan);
    • Chụp cộng hưởng từ MRI;
    • Nội soi mật tụy ngược dòng;

Biến chứng và tiên lượng

Ung thư ruột non là bệnh lý nằm trong danh sách những căn bệnh nguy hiểm nhất. Bệnh có tiến triển nhanh chóng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của bệnh nhân do khối u di căn.

Tiên lượng ung thư ruột non dựa vào tỷ lệ sống sau 5 năm cao hay thấp

Tiên lượng ung thư ruột non phụ thuộc vào giai đoạn ung thư được chẩn đoán và đặc biệt là dựa vào tỷ lệ sống sót sau 5 năm. Qua nhiều nghiên cứu, thống kê, tiên lượng này cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đầu: Khối u vừa hình thành, khu trú và chưa lây lan. Tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 86%;
  • Giai đoạn giữa: Khối u đã lây sang các mô, cơ quan, hạch bạch huyết xung quanh. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 78%;
  • Giai đoạn cuối: Khối u di căn xa đến nhiều cơ quan ở xa trong cơ thể như gan, thận, não, xương... Tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 42%;

Điều trị

Phác đồ điều trị ung thư ruột non tương tự như nhiều loại ung thư khác. Quá trình điều trị phụ thuộc vào các yếu tố sức khỏe, thể trạng, giai đoạn bệnh...

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị tốt nhất đối với hầu hết các trường hợp ung thư ruột non. Nhằm loại bỏ các khối u khu trú trong ruột non hoặc khối u lây lan sang các mô cơ khác, phục hồi sự lưu thông trơn tru của đường tiêu hóa. Những phần ruột non khỏe mạnh sẽ được nối thông lại với nhau.

Phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư khu trú hoặc cắt bỏ một phần tạng quanh khối u

Trường hợp ung thư ruột non phức tạp hơn, tế bào ung thư lây lan sang các cơ quan khác như dạ dày, túi mật, một phần tuyến tụy, tá tràng, ống mật chủ và các hạch bạch huyết xung quanh... sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật Whipple.

Hóa trị

Sử dụng các loại thuốc, hóa chất mạnh nhằm ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư hoặc ức chế việc chúng phân chia, nhân lên ngày càng nhiều. Tùy từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ, tế bào ung thư khu trú hoặc lây lan, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện hóa trị từng vùng hoặc hóa trị toàn thân.

Bệnh nhân có thể thực hiện hóa trị sau phẫu thuật ung thư ruột non để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại. Hoặc hóa trị toàn thân nếu ung thư tiến triển nặng, đã di căn.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X hoặc các tia bức xạ năng lượng cao khác có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư hoặc bất hoạt chúng. Bệnh nhân có thể tiến hành xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại, cải thiện triệu chứng.

Một số phương pháp điều trị hỗ trợ khác

Đối với ung thư ruột non, ngoài các biện pháp điều trị chính trên, còn một số phương pháp điều trị hỗ trợ khác như:

Điều trị hỗ trợ ung thư ruột non bằng liệu pháp trúng đích, liệu pháp miễn dịch hoặc hormone

  • Liệu pháp hormone somatostatin: Phương pháp này được chỉ định nhằm điều trị khối u carcinoid phát triển trong ruột non. Somatostatin là loại hormone quan trọng có tác dụng ức chế giải phóng các loại hormone khác, nhăm điều chỉnh các chức năng của cơ thể, trong đó có đường tiêu hóa, thúc đẩy sự tái tạo nhanh chóng của các tế bào. Các chất somatostatin được dùng phổ biến như lanreotide và octreotide.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Sử dụng các loại thuốc có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư ruột non ác tính. Liệu pháp này thường được áp dụng trong điều trị ung thư biểu mô tuyến, u lympho, ung thư GIST;
  • Liệu pháp miễn dịch: Là phương pháp dùng thuốc để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, nhờ đó nâng cao khả năng chống lại các tế bào ung thư và cải thiện triệu chứng. Đồng thời, nhạy cảm hơn với sự phát triển bất thường của các tế bào bất thường và tiêu diệt ngay từ sớm.

Phòng ngừa

Không có biện pháp đặc hiệu nào có khả năng phòng ngừa được bệnh ung thư ruột non. Tuy nhiên, mỗi người có thể tự bảo vệ sức khỏe, tính mạng bằng cách quản lý tốt lối sống, sinh hoạt, chăm sóc tích cực để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Lối sống & sinh hoạt khoa học, lành mạnh là giải pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa bệnh ung thư ruột non

  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đa dạng thực phẩm, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Chẳng hạn như rau xanh, ngũ cốc, sữa, trái cây... Tránh thực phẩm chiên, xào, nướng nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, lên men, ủ muối chua...
  • Đối với bệnh nhân mắc Celiac nên thực hiện chế độ ăn uống không chứa gluten.
  • Nói không với thuốc lá hoặc cai thuốc lá ngay từ bay giờ.
  • Vận động tích cực hàng ngày, tăng cường đề kháng và miễn dịch tự nhiên cho cơ thể chống lại mọi bệnh tật.
  • Những người có tiền sử gia đình mắc các hội chứng di truyền liên quan đến ung thư ruột non nên định kỳ tầm soát ung thư để sớm phát hiện bệnh, điều trị sớm trong giai đoạn đầu ngăn bệnh phát triển biến chứng nặng.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân tại sao tôi mắc bệnh ung thư ruột non?

2. Tôi mắc loại khối u nào?

3. Tôi bị ung thư ruột non giai đoạn nào?

4. Tôi còn sống được bao lâu?

5. Những ảnh hưởng của ung thư ruột non đến sức khỏe của tôi?

6. Bệnh ung thư ruột non có điều trị khỏi được không?

7. Điều trị ung thư ruột non bằng phương pháp nào tốt nhất?

8. Những rủi ro và lợi ích liên quan đến các phương pháp điều trị này?

9. Kế hoạch điều trị của tôi như thế nào? Quá trình điều trị và phục hồi mất bao lâu?

10. Tôi nên chăm sóc sức khỏe như thế nào để hỗ trợ điều trị bệnh.

Ung thư ruột non được cảnh báo là bệnh lý ung thư ác tính nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Khuyến cáo bệnh nhân không được chủ quan, tốt nhất nên tích cực điều trị theo phác đồ chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả khả quan, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Nhiễm Ấu Trùng Sán Lợn
Nhiễm ấu trùng sán lợn xảy ra khi bạn ăn hoặc uống thực phẩm chứa ấu trùng sán dây lợn. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng tổn thương hệ…
Bệnh Viêm gan nhiễm độc
Viêm gan nhiễm độc là một trong những bệnh lý…
Bệnh Nhiễm khuẩn Hp dạ dày
Nhiễm khuẩn Hp dạ dày xảy ra vô cùng phổ…
Hội chứng không dung nạp lactose
Hội chứng không dung nạp lactose là một trong những…
Bệnh U Gan

U gan là một trong những bệnh lý phổ biến ở gan. Có 2 dạng u gan là u lành…

Bệnh Viêm Gan C

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do virus HCV gây ra. Hầu hết người bệnh thường không biết bản…

Bệnh Viêm Gan A

Viêm gan A là bệnh nhiễm trùng gan cấp tính khá phổ biến do virus HAV gây ra. Bệnh này…

Bệnh Lao ruột

Lao ruột là một trong những bệnh lao ít gặp. Tuy nhiên nếu mắc phải lại rất nguy hiểm vì…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua