Bệnh Brucella

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh Brucella là bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người do nhiễm vi khuẩn Brucella. Chúng có khả năng lây qua nhiều con đường như thực phẩm, vết thương hở hoặc qua không khí. Bệnh nhân Brucella thường không có triệu chứng đặc hiệu gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. Chữa trị Brucella bằng thuốc kháng sinh càng sớm càng đạt hiệu quả cao, giảm nguy cơ biến chứng. 

Tổng quan

Brucella (Brucellosis) là bệnh truyền nhiễm do nhiễm vi khuẩn Brucella. Đây là chủng vi khuẩn lây từ động vật sang người. Bệnh gây ra các triệu chứng mờ nhạt và không đặc hiệu như sốt, đau nhức khớp, đổ mồ hôi kéo dài...

Brucella là bệnh truyền nhiễm cấp và mạn tính do nhiễm vi khuẩn Brucella lây truyền từ bò, dê, cừu, chó...

Bệnh Brucella còn được gọi với nhiều tên gọi khác như sốt Malta, sốt Địa Trung Hải, sốt làn sóng, sốt nhấp nhô... So với các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh Brucella có tỷ lệ mắc khá thấp, ước tính khoảng 500.000 ca trên toàn thế giới và phổ biến ở những quốc gia kém phát triển.

Các chuyên gia cảnh báo Brucella là căn bệnh khá nguy hiểm, gây tổn thương đến nhiều cơ quan và hệ thống nội tạng trong cơ thể nếu không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân 

Vi khuẩn Brucella là nguyên nhân gây bệnh Brucella. Đây là chủng vi khuẩn gram âm, thuộc lớp Proteobacteria, hình que, không có khả năng di động. Loại vi khuẩn này được phát hiện vào năm 1886, thế kỷ 19 bởi nhà khoa học D.Bruce. Một số loại vi khuẩn Brucella được phát hiện như:

Các chủng vi khuẩn B.canis, B.melitensis và B.abortus là tác nhân chính gây bệnh Brucella ở người

  • Melitensis ở cừu, dê;
  • Ovis ở cừu;
  • Suis ở lợn;
  • Abortus ở bò;
  • Canis ở chó;
  • Cetaceae ở các loài động vật giáp xác;
  • B pinnipediae ở các loài động vật có vú dưới nước;

Trong đó, canis, abortus và melitensis đã được chứng minh có khả năng lây nhiễm và khởi phát bệnh Brucella ở người. Các chuyên gia nhân định, nhóm vi khuẩn này không có khả năng nhân lên hình thành bào tử. Nhưng chúng có khả năng tạo thành những viên nang và tồn tại trong những điều kiện thuận lợi như thức ăn thô, xanh, đất ấm, phân chuồng... Chúng có thể sống đến vài tháng và chết đi nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bệnh Brucella chỉ khởi phát khi con người bị nhiễm chủng vi khuẩn này. Có nhiều con đường gây lây nhiễm Brucella như vết thương hở ngoài da, tổn thương mô niêm mạc đường tiêu hóa hoặc trên đường hô hấp (mắt, mũi, miệng), vết cắn do chuột hoặc các loài côn trùng hút máu. Nguồn gây bệnh có thể là máu, dịch tiết từ đường sinh dục, phân, nước tiểu, sữa... của động vật.

Yếu tố nguy cơ

Bệnh Brucella được tìm thấy trên toàn thế giới và được ghi nhận là căn bệnh lây truyền từ động vật sang người phổ biến nhất. Bệnh ngày càng tăng tỷ lệ mắc do sự phát triển của đô thị hóa và nganh công nghiệp chăn nuôi nhưng công tác chăm sóc, vệ sinh, xử lý thực phẩm, chất thải còn yếu kém.

Ăn uống thực phẩm từ sữa, phô mai chưa tiệt trùng hoặc thịt sống rất dễ bị nhiễm vi khuẩn Brucella

Cụ thể như:

  • Sử dụng thực phẩm chưa được nấu chín hoặc sữa, phô mai tươi chưa tiệt trùng;
  • Bác sĩ thú ý hoặc nhân viên làm việc trong các trang trại nuôi bò, dê, cừu, tiếp xúc với chất dịch tiết hoặc chất thải sống của động vật;
  • Người làm công việc giết mổ gia súc hoặc xử lý thịt sống;
  • Hít phải vi khuẩn Brucella từ không khí;
  • Kỹ thuật viên làm xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng, thường xuyên tiếp xúc với các mẫu phẩm chứa vi khuẩn Brucella sống;

Ngoài ra, một số trường hợp hiếm rất ít khi xảy ra được ghi nhận mắc Brucella thông qua quan hệ tình dục, phụ nữ mang thai truyền vi khuẩn từ mẹ sang con hoặc khi cho con bú.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng Brucella khá giống với triệu chứng cúm do cơ chế phản ứng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Bao gồm:

Vi khuẩn Brucella gây ra các triệu chứng nhiễm trùng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, vã mồ hôi, đau khớp...

  • Sốt;
  • Đau khớp vùng hông, đầu gối, lưng dưới;
  • Vã mồ hôi nhiều, có mùi ẩm mốc;
  • Đau bụng;
  • Đau đầu;
  • Sưng đau hạch bạch huyết lớn;
  • Chán ăn, sụt cân;
  • Mệt mỏi
  • Trầm cảm;

Chẩn đoán

Qua đánh giá các triệu chứng lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh, đời sống sinh hoạt, tính chất công việc... để xác định bệnh nhiễm trùng. Sau đó, kết hợp thực hiện các xét nghiệm phát hiện vi khuẩn và xác định chủng vi khuẩn gây bệnh, trong trường hợp này là vi khuẩn Brucella.

Chẩn đoán Brucella thông qua xét nghiệm mẫu máu hoặc dịch tiết, mô sinh thiết

  • Xét nghiệm máu: Mẫu máu của bệnh nhân cho phép kiểm tra các dấu hiệu tồn tại vi khuẩn Brucella như kháng thể, kháng nguyên hoặc DNA.
  • Xét nghiệm dịch tiết/ mô: Mẫu dịch tiết, chất lỏng được lấy từ ống khớp, ống sống hoặc các bộ phận khác trên cơ thể nhằm phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn Brucella.
  • Sinh thiết mô: Kiểm tra mẫu mô hoặc mẫu tủy xương để tìm dấu hiệu của Brucella hoặc xác định mức độ phát triển của nó.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Thường áp dụng cho những giai đoạn nhiễm trùng Brucella nặng. Tùy theo vị trí bị tổn thương trên cơ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm hình ảnh phù hợp như X quang, CT scan, MRI cộng hưởng từ, chụp xương, siêu âm hoặc siêu âm tim... nhằm phát hiện những thay đổi bất thường trong các cơ quan nội tạng.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh Brucella nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Vi khuẩn Brucella tấn công phá hủy các cơ quan nội tạng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho gan, lách, tim, não, khớp...

  • Viêm khớp tiến triển;
  • Tổn thương gan, lách to hơn bình thường;
  • Chứng Brucella gan lách mãn tính (CHSB) đặc trưng với tổn thương nhiễm trùng, hình thành áp xe trong gan và lá lách, thường xảy ra sau nhiều năm nhiễm bệnh;
  • Biến chứng nhiễm trùng đa tạng:
  • Tăng nguy cơ sảy thai;

Bệnh nhiễm trùng Brucella ở người được cảnh báo với mức nguy hiểm cao trong cộng đồng. Hiện nay, với sự phát triển và tiến bộ của y học, bệnh Brucella có thể chữa khỏi được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu bệnh đã gây ra các biến chứng vĩnh viễn sẽ rất khó phục hồi.

Tiên lượng bệnh Brucella khá tốt nếu được điều trị sớm và tích cực. Rất hiếm trường hợp tử vong do bệnh Brucella, chỉ khoảng 1 - 2% trong tổng số các trường hợp.

Điều trị

Bệnh Brucella có thể chữa khỏi nhờ các biện pháp sau:

Dùng thuốc kháng sinh 

Kháng sinh là phương pháp điều trị chính đối với bệnh Brucella. Thuốc có tác dụng chống khuẩn, tiêu diệt và ức chế sự sinh sản của vi khuẩn gây bệnh. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau để đạt hiệu quả cao, tránh làm giảm độ nhạy của mầm bệnh đối với hoạt chất trong thuốc.

Kháng sinh đồ là phương pháp điều trị hiệu quả bệnh Brucella

Một số loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến trong điều trị Brucella gồm:

  • Tetracyclin
  • Streptomycin
  • Ciprofloxacin
  • Rifampin
  • Doxycycline
  • Gentamicin
  • Netilmicin

Bệnh nhân được khuyến cáo sử dụng thuốc kháng sinh theo phác đồ, ít nhất vài tuần cho đến vài tháng. Kết hợp theo dõi định kỳ nhằm đảm bảo vi khuẩn Brucella đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể. Tránh tự ý ngưng thuốc hoặc giảm liều, vì nếu dùng kháng sinh không đủ liều có thể khiến bệnh Brucella tái phát trở lại.

Các biện pháp hỗ trợ khác

Ngoài dùng kháng sinh, bệnh nhân nhiễm Brucella cũng sẽ được chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc hoặc liệu pháp khác nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng và tiến triển bệnh. Chẳng hạn như:

  • Dùng thuốc chống viêm không steroid hỗ trợ cải thiện viêm nhiễm, giảm đau nhức;
  • Thuốc kháng histamine nhằm cải thiện phản ứng dị ứng do dùng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn;
  • Liệu pháp điều hòa miễn dịch hoặc vitamin B trong giai đoạn phục hồi;
  • Một số trường hợp cần can thiệp phẫu thuật nếu Brucella có biến chứng tim, não...;

Phòng ngừa

Để giảm nguy cơ mắc bệnh Brucella hoặc giảm thiểu thấp nhất nguy cơ lây lan bệnh, bạn cần thực hiện ngay các biện pháp sau:

Không nên uống hoặc ăn thực phẩm chế biến từ sữa tươi chưa tiệt trùng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh Brucella

  • Tuân thủ các quy định về xử lý thực phẩm và chất thải, mặc quần áo bảo hộ lao động nếu phải tiếp xúc với nguồn chứa vi khuẩn sống.
  • Không nên uống hoặc ăn thực phẩm được chế biến từ sữa bò, dê chưa được tiệt trùng.
  • Luôn nấu chín thức ăn, không ăn thịt sống, tái.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn và thường xuyên vệ sinh các về mặt, đồ dùng trong nhà.
  • Thường xuyên xịt thuốc khử khuẩn, tiêu độc và vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, xử lý chất thải, nuôi nhốt, giao phối động vật...
  • Định kỳ kiểm tra huyết thanh cho chó hoặc gia súc để sớm phát hiện vi khuẩn Brucella, tiến hành điều trị kịp thời.
  • Đối với con người, nên xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh trong ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ giấc... giúp nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Brucella nói riêng và các bệnh lây truyền từ động vật nói chung nhằm cung cấp kháng thể miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị nhiễm vi khuẩn Brucella do đâu?

2. Brucella có phải bệnh truyền nhiễm không?

3. Tôi cần làm xét nghiệm nào để chắc chắn đã mắc bệnh Brucella?

4. Bệnh Brucella có nguy hiểm không?

5. Bệnh Brucella có chữa khỏi được không?

6. Tiên lượng mức độ bệnh Brucella của tôi có nghiêm trọng không?

7. Điều trị bệnh Brucella bằng phương pháp nào tốt nhất?

8. Dùng thuốc kháng sinh trị Brucella lâu ngày có gây tác dụng phụ không?

9. Tôi cần làm những gì để chăm sóc sức khỏe trong quá trình điều trị Brucella?

10. Bệnh Brucella có tái phát sau điều trị không?

Bệnh Brucella được các chuyên gia cảnh báo là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm do truyền từ động vật sang người. Nếu đã mắc phải, cần thăm khám sớm để được kê toa thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Brucella, ngăn ngừa biến chứng. Nếu chưa mắc bệnh hãy chú ý tuân thủ các nguyên tắc về chăn nuôi và xử lý thực phẩm để giảm nguy cơ mắc bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Bệnh Dị Ứng Thực Phẩm
Dị ứng thực phẩm xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Bệnh liên quan đến hiện tượng hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường với…
Bệnh Viêm hạch mạc treo
Viêm hạch mạc treo là một trong những bệnh lý…
Xuất huyết dạ dày Bệnh Xuất Huyết Dạ Dày
Xuất huyết dạ dày là một dạng rối loạn tiêu…
Chứng Đại tiện không tự chủ
Đại tiện không tự chủ là tình trạng sức khỏe…
Bệnh Tiểu Đường

Tiểu đường là bệnh lý mạn tính phổ biến có tỷ lệ mắc cao hiện nay. Bệnh có thể kiểm…

Bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày là vấn đề tiêu hóa nhiều người gặp phải. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân.…

Bệnh Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa được mô tả là tình trạng bất ổn về hoạt động tiêu hóa do nhiều nguyên…

Hội chứng Boerhaave

Hội chứng Boerhaave là tình trạng vỡ tự phát của thực quản do chịu áp lực và căng thẳng quá…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua