Bệnh Viêm Mào Tinh Hoàn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Viêm mào tinh hoàn là bệnh nam khoa thường gặp ở nam giới. Bệnh đặc trưng với tình trạng viêm nhiễm gây sưng đau, khó chịu. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, đời sống tình dục mà còn làm suy giảm khả năng sinh sản nếu không điều trị kịp thời. Điều trị viêm mào tinh hoàn càng sớm, tỷ lệ chữa khỏi càng cao. 

Tổng quan

Viêm mào tinh hoàn (Epididymitis) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống tinh hoàn. Đây là ống cuộn có nhiệm vụ kết nối tinh hoàn với ống dẫn tinh, có chức năng cung cấp không gian lưu trữ và tạo môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng phát triển tinh trùng.

Đây là bệnh lý cấp tính, xảy ra đột ngột do viêm nhiễm và sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Nhưng cũng có không ít trường hợp bệnh chuyển sang mạn tính, tái phát thường xuyên và kéo dài dai dẳng.

Viêm mào tinh hoàn là bệnh lý nam khoa phổ biến ở nam giới

Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nam giới nào, nhưng phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 19 - 35 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn thông qua các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) hoặc bệnh lậu, Chlamydia. Một số trường hợp viêm mào tinh hoàn xảy ra ở trẻ em nhưng khá hiếm. Thường là nhiễm trùng lây lan từ các cơ quan khác, chấn thương tinh hoàn hoặc chứng xoắn tinh hoàn bẩm sinh.

Phân loại

Viêm mào tinh hoàn được chia làm 2 dạng cơ bản dựa trên tiến triển và triệu chứng bệnh:

  • Viêm mào tinh hoàn cấp tính: Là tình trạng viêm nhiễm xảy ra đột ngột, các triệu chứng bệnh xuất hiện bất chợt và tiến triển nhanh nhưng cũng thuyên giảm chóng vánh. Khoảng thời gian từ lúc phát bệnh đến khỏi bệnh thường < 6 tuần. Thường xảy ra do ảnh hưởng từ các bệnh tuyến tiền liệt và nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Viêm mào tinh hoàn mạn tính: Tình trạng viêm nhiễm có tiến triển chậm, xảy ra trong thời gian dài, thường hơn 1 - 2 năm mới có những biểu hiện rõ rệt, mức độ triệu chứng nhẹ, nhưng lại dễ tái phát và kéo dài dai dẳng > 6 tuần. Thông thường, ở thể mạn tính rất khó để xác định nguyên nhân gây bệnh, nhưng về cơ bản vẫn là do ảnh hưởng từ những đợt viêm mào tinh hoàn cấp nhưng không thăm khám và điều trị kịp thời.

Một số trường hợp tinh hoàn cũng xuất hiện triệu chứng sưng viêm và đau nhức, xảy ra đồng thời với viêm mào tinh hoàn thì được gọi là viêm mào tinh hoàn - tinh hoàn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân chính gây ra viêm mào tinh hoàn là do nhiễm trùng. Hiện tượng nhiễm trùng tại mào tinh hoàn thường được khởi phát từ tuyến tiền liệt, niệu đạo hoặc bàng quang.

Nhiễm trùng do các bệnh lây qua đường tình dục hoặc viêm đường tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm mào tinh hoàn

Nguyên nhân 

  • Mắc các bệnh lây qua đường tình dục (STIs): Theo một thống kê mới nhất, tỷ lệ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn ở giới trẻ đang ngày càng tăng cao do bị ảnh hưởng từ các bệnh lây qua đường tình dục. Điển hình là bệnh lậu và Chlamydia, do quan hệ không an toàn, không dùng bao cao su và quan hệ đồng giới;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Những trường hợp còn lại của viêm mào tinh hoàn thường xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu. Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng tại cơ quan này là do tuyến tiền liệt sưng to gây chèn ép lên bàng quang, quan hệ tình dục đồng giới nam hoặc đã từng thực hiện phẫu thuật bàng quang, vùng bẹn, tuyến tiền liệt...;
  • Một số nguyên nhân khác: Một vài trường hợp bị viêm mào tinh hoàn với các nguyên nhân ít gặp hơn như:
    • Bệnh quai bị;
    • Bệnh lao;
    • Bệnh Behcet;
    • Nhiễm các loại vi sinh vật khác như vi khuẩn Escherichia coli, trực khuẩn lao, lậu cầu, sán lá, Neisseria gonorrhoeae, siêu vi, nấm...;
    • Lạm dụng thuốc amiodarone liều cao (thường dùng để điều trị rối loạn nhịp tim);
    • Cấu trúc dị dạng bất thường của đường tiết niệu;
    • Chấn thương nặng ở vùng háng;
    • Các vấn đề bẩm sinh xảy ra tại thận và bàng quang;

Yếu tố nguy cơ 

Ngoài những nguyên nhân trên, còn rất nhiều yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ viêm mào tinh hoàn như:

  • Thường xuyên thực hiện các hành vi tình dục không an toàn hoặc với bạn tình mắc các bệnh có khả năng lây qua đường tình dục;
  • Tiền sử bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm tuyến tiền liệt;
  • Đã từng thực hiện các thủ thuật y khoa đưa ống thông tiểu hoặc ống nội soi vào trong dương vật;
  • Phì đại tuyến tiền liệt hoặc chưa cắt bao quy đầu;

Triệu chứng và chẩn đoán

Nam giới bị viêm mào tinh hoàn thường có các triệu chứng đặc trưng sau:

Sốt, sưng tấy tinh hoàn, tiểu rát buốt, rỉ dịch dương vật... là những triệu chứng đặc trưng của viêm mào tinh hoàn

  • Sốt cao > 39 - 40 độ C, ớn lạnh, rét run;
  • Tinh hoàn sưng đỏ, ấm nóng, xơ cứng và sung huyết;
  • Vùng da bìu sưng phù, mào tinh hoàn to hơn;
  • Đau vùng háng, có cảm giác nặng trĩu tại cơ quan sinh dục;
  • Đầu dương vật rỉ dịch;
  • Buồn tiểu liên tục, tiểu rắt, tiểu rát buốt đau nhức, tiểu ra máu;
  • Đau khi giao hợp hoặc xuất tinh;
  • Đau bụng hoặc đau vùng chậu;
  • Xuất hiện khối u trên tinh hoàn (biến chứng áp xe);
  • ...

Đây là những triệu chứng dễ thấy ở nam giới bị viêm mào tinh hoàn. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các dạng triệu chứng sẽ được biểu hiện ở mức độ khác nhau. Chẳng hạn như, nếu viêm do nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ gây tiểu rát, tiểu liên tục, tiểu máu, còn nếu có dịch tiết ra ở đầu dương vật rất có thể là do các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục...

Dựa vào đánh giá các triệu chứng lâm sàng này, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá sơ bộ về bệnh viêm mào tinh hoàn. Chẩn đoán phân biệt với bệnh xoắn tinh hoàn, do triệu chứng của cả 2 bệnh tương đối giống nhau.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục gây viêm mào tinh hoàn

Để đưa ra kết luận chính xác nhất, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện kết hợp một số xét nghiệm cần thiết khác như:

  • Thăm khám hậu môn trực tràng;
  • Xét nghiệm máu;
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Siêu âm Doppler màu cơ quan sinh dục;
  • Xét nghiệm lậu và Chlamydia thông qua nuôi cấy nước tiểu;
  • Soi dịch niệu đạo;
  • ...

Biến chứng và tiên lượng

Viêm mào tinh hoàn là bệnh lý nam khoa tương đối phổ biến và được đánh giá không quá nguy hiểm. Nhưng tiến triển bệnh lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, đời sống tình dục, sức khỏe sinh lý và khả năng sinh sản của bệnh nhân.

Nhiễm trùng nặng gây biến chứng áp xe bìu, teo tinh hoàn, nặng hơn là giảm khả năng sinh sản

Đặc biệt, trong những đợt cấp nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, bệnh có thể kéo theo nhiều biến chứng khó lường như:

  • Nhiễm trùng lây lan: sang các bộ phận khác, gây viêm ống dẫn tinh, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt...
  • Áp xe bìu: Hình thành ổ áp xe ở bìu, gây bội nhiễm nghiêm trọng, hoại tử, nặng nề hơn là biến chứng vỡ tinh hoàn, dịch tràn khắp các cơ quan lân cận và đe dọa tính mạng.
  • Ảnh hưởng đời sống tình dục: Viêm mào tinh hoàn khiến cậu nhỏ trở nên nhạy cảm, cộng với cảm giác đau nhức khiến các quý ông không thể quan hệ tình dục như mong muốn. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, tăng nguy cơ yếu sinh lý và gián tiếp gây tác động đến hạnh phúc gia đình.
  • Vô sinh - hiếm muộn: Đây là biến chứng nghiêm trọng của viêm mào tinh hoàn nói riêng và các bệnh nam khoa nói chung. Do ảnh hưởng từ biến chứng teo tinh hoàn, giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, suy giảm nội tiết tố Testosterone. Tuy nhiên, tình trạng này thường hiếm gặp do sự phát triển của y học hiện đại.

Điều trị

Phác đồ điều trị viêm mào tinh hoàn còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ triệu chứng. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến là nội khoa và ngoại khoa.

1. Điều trị nội khoa 

Dùng thuốc là biện pháp điều trị viêm mào tinh hoàn được ưu tiên áp dụng hàng đầu. Một số thuốc được dùng phổ biến như:

  • Thuốc kháng sinh: là phương pháp điều trị chính nhằm loại tiêu diệt các vi sinh vật gây nhiễm trùng, kiểm soát viêm nhiễm;
  • Thuốc chống viêm, giảm đau: hỗ trợ cải thiện các triệu chứng liên quan do viêm nhiễm gây ra, giúp bệnh nhân giảm bớt sự khó chịu;

Phác đồ dùng thuốc phải do bác sĩ chỉ định sau thăm khám. Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định dùng thuốc này, không tự ý tăng giảm liều theo cảm tính hay lạm dụng trong thời gian dài để tránh gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, rút ngắn thời gian điều trị, bệnh nhân cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc tích cực tại nhà sau đây:

Dùng thuốc và nghỉ ngơi nhiều, vệ sinh cơ quan sinh dục kỹ lưỡng là cách điều trị viêm mào tinh hoàn cơ bản đem lại hiệu quả tốt nhất

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế đi lại hoặc vận động mạnh trong giai đoạn này;
  • Sử dụng quần lót chuyên dụng giữ dương vật đứng thẳng hoặc đeo dụng cụ nâng đỡ tinh hoàn, giúp bìu ở vị trí cao, giảm thiểu tối đa sự ma sát, bớt đau nhức;
  • Chườm lạnh ngoài da tại vùng da bìu, tinh hoàn bị sưng tấy, phù nề và đau nhức nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng;
  • Tắm nước ấm thường xuyên để vệ sinh làm sạch cơ quan sinh dục và hỗ trợ giảm triệu chứng;
  • Tuyệt đối không được sờ nắn tinh hoàn hoặc có những hành vi tình dục tác động mạnh đến dương vật, gây tổn thương niệu đạo;
  • Kiêng quan hệ tình dục, thủ dâm trong thời gian điều trị bệnh;
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là các thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng như cam, quýt, bưởi, khoai tây, đậu hà lan, bắp cải, hành, tỏi,... chống lại vi khuẩn;
  • Tăng cường chất xơ, vitamin, khoáng chất, giảm chất đạm và chất béo, ăn nhiều sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa;

Thông thường, sau khoảng 1 - 3 ngày dùng thuốc và chăm sóc tích cực, cơn đau tại tinh hoàn sẽ dần thuyên giảm. Sau đó vài tuần, vài tháng khi tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát, các triệu chứng khác cũng sẽ dần biến mất theo và khỏi hẳn.

2. Điều trị ngoại khoa 

Trường hợp viêm mào tinh hoàn gây biến chứng áp xe mưng mủ, có nguy cơ nhiễm trùng lây cao, bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện thủ thuật dẫn lưu mủ khỏi ổ áp xe. Hoặc với những trường hợp nặng hơn phải phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tinh hoàn để dứt điểm viêm nhiễm.

Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật cũng được cân nhắc chỉ định cho những trường hợp viêm mào tinh hoàn do các bất thường về cấu trúc hoặc dị dạng bẩm sinh vật lý tại tinh hoàn, dương vật.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa viêm mào tinh hoàn, nam giới cần nâng cao ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe khoa học, bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.

Quan hệ tình dục an toàn, nhẹ nhàng tình cảm và chung thủy để phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội, giảm nguy cơ mắc viêm mào tinh hoàn

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo không để bất kỳ tác nhân viêm nhiễm nào phát triển.
  • Duy trì thói quen tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ bừa bãi với những người không biết rõ về tình trạng sức khỏe, quan hệ nhẹ nhàng, tránh thô bạo.
  • Tiêm phòng vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị đối với trẻ em theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
  • Xử lý và kiểm soát dứt điểm tình trạng nhiễm trùng vừa khởi phát trong giai đoạn đầu như khuẩn Chlamydia, bệnh lậu, bệnh quai bị... để phòng ngừa viêm mào tinh hoàn.
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh và ăn uống khoa học để cải thiện thể trạng, nâng cao miễn dịch, đề kháng chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Đảm bảo môi trường sống an toàn, chất lượng vệ sinh tốt để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị đau rát tinh hoàn là do bệnh gì?

2. Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn đối với tình trạng bệnh của tôi?

3. Bệnh viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không?

4. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm nào để chẩn đoán viêm mào tinh hoàn?

5. Viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không?

6. Phương pháp điều trị viêm mào tinh hoàn tốt nhất dành cho trường hợp của tôi?

7. Dùng kháng sinh trị viêm mào tinh hoàn có hết bệnh không? Mất thời gian bao lâu?

8. Dùng thuốc lâu dài có gây tác dụng phụ không? Tôi cần làm gì để xử lý chúng?

9. Tôi cần làm gì và tránh làm gì trong quá trình điều trị viêm mào tinh hoàn?

10. Bị viêm mào tinh hoàn có ảnh hưởng sinh sản không?

Viêm mào tinh hoàn rất dễ xảy ra do nhiễm trùng, nhất là thông qua các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bản chất của nhiễm trùng có thể tự khỏi nhờ hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhưng tốt nhất vẫn nên điều trị tích cực bằng kháng sinh và chăm sóc, vệ sinh cơ quan sinh dục kỹ lưỡng để sớm chữa khỏi bệnh, ngăn ngừa biến chứng khó lường.

ĐỌC NGAY:

Chia sẻ:
Suy thận Bệnh Suy Thận
Bệnh suy thận hay còn được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD). Là  tình trạng tổn thương thận khiến chức năng hoạt động của thận bị suy giảm.…
Bệnh Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư phổ…
Bệnh Tinh Hoàn Ẩn
Tinh hoàn ẩn là một trong những dị tật phổ…
Yếu sinh lý Bệnh Yếu Sinh Lý
Yếu sinh lý là một dạng rối loạn các chức…
Xuất tinh sớm Bệnh Xuất Tinh Sớm

Xuất tinh sớm là một dạng rối loạn tình dục phổ biến ở nam giới. Một số trường hợp còn…

Bệnh Xuất Tinh Ngược Dòng

Xuất tinh ngược dòng là một trong những dạng rối loạn xuất tinh thường gặp ở nam giới. Phần lớn…

Bệnh Ung Thư Tinh Hoàn

Ung thư tinh hoàn là bệnh lý nam khoa hiếm gặp. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân gây suy…

Bệnh Viêm Túi Tinh

Viêm túi tinh có liên quan đến tình trạng viêm niệu đạo và viêm tuyến tiền liệt. Đây là tình…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua