Bệnh Tinh Trùng Yếu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Sự khỏe mạnh và khả năng phát triển của tinh trùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đánh giá như hình thái cấu trúc, khả năng di chuyển và số lượng. Nam giới được đánh giá là có tinh trùng yếu khi các yếu tố này đều ở mức thấp. Tinh trùng yếu gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới, có thể gây vô sinh hiếm muộn nếu không điều trị kịp thời. 

Tinh trùng yếu là tình trạng suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới

Tổng quan

Theo các quy ước về sức khỏe và sinh lý nam giới, tinh trùng của một người đàn ông khỏe mạnh thường phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Mật độ: Thể tích tinh dịch sẽ đạt khoảng 2 - 5ml, trong đó mật độ tinh trùng chiếm khoảng 60 - 80%, tương đương khoảng 15 triệu tinh trùng trong mỗi ml tinh dịch;
  • Khả năng di động: Đây là tiêu chuẩn đánh giá khả năng di chuyển (luồn lách hoặc tốc độ bơi) của tinh trùng nhằm tiếp cận trứng để thụ tinh thành phôi thai. Chỉ số này phải đạt > 75%, trong đó có ít nhất 25% số lượng tinh trùng di chuyển nhanh và ít nhất 30% tinh trùng di chuyển tốc độ bình thường;
  • Hình thái cấu trúc: Tinh trùng khỏe mạnh bình thường sẽ có phần đầu hinh oval, đuôi dài nhằm đảm bảo đạt khả năng di chuyển nhanh và linh hoạt. Chỉ số này đạt mức > 4% tinh trùng bình thường sẽ có tỷ lệ cao thụ thai tự nhiên thành công;
  • Ngoài ra, tinh dịch không được chứa hồng cầu và số lượng ít bạch cầu (< 1 triệu bạch cầu/ 1 ml) mới được tính là tinh trùng khỏe mạnh;

Dựa vào các tiêu chuẩn trên, có thể đưa ra khái niệm cơ bản về tinh trùng yếu (Weak Sperm) là tình trạng suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Được biểu hiện thông qua các chỉ số kém bất thường như:

  • Số lượng tinh dịch < 2ml;
  • Có > 25% tinh trùng bất động hoặc chết;
  • Khả năng di động kém > 75% và > 50% số lượng di chuyển ít, < 25% số lượng chuyển động nhanh, thẳng;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Có 2 nhóm nguyên nhân khiến tinh trùng yếu là nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý:

Các bệnh lý nhiễm trùng, tổn thương cơ quan sinh dục là nguyên nhân hàng đầu khiến tinh trùng yếu

Nguyên nhân bệnh lý 

  • Các bệnh nhiễm trùng: Một số bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm niệu đạo, viêm bàng quang...), nhiễm trùng cơ quan sinh dục (viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt...) hoặc các bệnh lý xã hội lây qua đường tình dục (bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/ AIDS...) đều có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng tinh trùng hoặc sau tổn viêm nhiễm hình thành vết sẹo gây cản trở khả năng di chuyển của tinh trùng, khiến tinh trùng ngày càng yếu dần đi.
  • Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là một trong những bệnh lý hàng đầu gây vô sinh, hiếm muộn nam. Hiện nay y học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng có một điều chắc chắn là nam giới mắc mắc bệnh lý này sẽ bị suy giảm chất lượng tinh trùng.
  • Tổn thương thực thể: Một số tổn thương thực thể tại cơ quan sinh sản như tinh hoàn lạc chỗ, chấn thương va chạm mạnh cơ học, tổn thương ống dẫn tinh trùng do biến chứng phẫu thuật... cũng có thể khiến tinh trùng yếu.
  • Các bệnh tự miễn: Tinh trùng yếu xảy ra do hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể tấn công đến tinh hoàn và mào tinh hoàn, tiêu diệt tinh trùng. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường hiếm gặp.
  • Các bệnh gây u bướu: Sự xuất hiện của các khối u bướu bất thường trong cơ thể gây rối loạn nội tiết tố, cản trở tuần hoàn máu gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan sinh dục và sinh sản nam giới, trong đó có cả tình trạng tinh trùng yếu.
  • Rối loạn di truyền: Điển hình như hội chứng Klinefelte hoặc một số dị tật bẩm sinh khác có khả năng khiến tinh trùng suy yếu, giảm khả năng thụ thai.

Nguyên nhân sinh lý

  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc tân dược có khả năng ức chế sự phát triển của tinh trùng như thuốc trị cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc kháng ký sinh trùng, thuốc điều trị gout, thuốc chẹn ion canxi, thuốc kích thích nội tiết tố, thuốc chống trầm cảm... khiến chất lượng và số lượng tinh trùng yếu kém.
  • Lối sống kém lành mạnh: Nam giới nghiện thuốc lá, rượu bia, thừa cân béo phì quá mức do lười vận động, ăn uống không phù hợp, mặc quần quá chật, tắm nước nóng,... gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh tinh, kèm theo rối loạn nội tiết khiến tinh trùng yếu hơn so với những người có lối sống lành mạnh.
  • Stress, căng thẳng: Tâm lý bất ổn, áp lực quá lớn trong thời gian dài cũng có thể tác động tiêu cực đến chất lượng tinh trùng.
  • Môi trường ô nhiễm: Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn nước, dung môi hữu cơ, các loại kim loại nặng hoặc phơi nhiễm với tia xạ... gây ảnh hưởng xấu đến tinh trùng, ức chế sinh tinh, tăng nguy cơ vô sinh.

Yếu tố nguy cơ

  • Nam giới thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia;
  • Mặc quần quá chật hoặc để laptop trên đùi làm việc gây tăng nhiệt độ vùng kín, nóng tinh hoàn;
  • Tập thể dục quá mức gây giảm hormone sinh dục nam và giảm số lượng tinh trùng;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Nam giới có tinh trùng yếu thường có những biểu hiện đặc trưng sau:

Tinh trùng yếu thường dễ bị vón cục, hóa lỏng sau xuất tinh, loãng ít và màu sắc bất thường

  • Tinh dịch ít, không dính nhớt như bình thường mà loãng như nước vo gạo;
  • Tinh dịch có xu hướng bị vón cục sau khi xuất ra ngoài, bóp nát sẽ thấy mịn như bột;
  • Tinh dịch hóa lỏng sau 15 - 30 phút;
  • Tinh dịch bị đông đặc khi ở nhiệt độ 37 độ C khiến tinh trùng khó di chuyển trong môi trường âm đạo;
  • Tinh dịch yếu có mùi hăng, nồng bất thường;
  • Màu sắc tinh dịch bất thường, không trắng như bình thường mà hơi chuyển sang màu vàng, xanh hoặc trắng đục, nâu... Đây là dấu hiệu của các bệnh lý viêm nhiễm cơ quan sinh dục hoặc viêm đường tiết niệu...;

Chẩn đoán 

Sau khi thăm khám lâm sàng, thu thập các triệu chứng do bệnh nhân cung cấp, khai thác hết tiền sử bệnh cá nhân, đặt các câu hỏi về thói quen sinh hoạt tình dục... để đưa ra những phán đoán ban đầu về vấn đề sức khỏe mà bệnh nhân đang mắc phải.

Sau đó, tiến hành thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ thông qua mẫu tinh dịch được thu thập. Mẫu tinh dịch đạt điều kiện xét nghiệm khi nam giới đã kiêng xuất tinh ít nhất 2 ngày nhưng không quá 11 ngày và không sử dụng chất bôi trơn để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

Xét nghiệm tinh dịch đồ nhằm đánh giá mật độ, cấu trúc hình thái, khả năng di chuyển của tinh trùng

Cụ thể một số xét nghiệm chẩn đoán tinh trùng yếu như:

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ: Nhằm xác định các chỉ số về số lượng, mật độ, chất lượng, cấu trúc, hình thái, khả năng di động của tinh trùng... Ngoài ra, dựa vào xét nghiệm này còn giúp tìm ra nguyên nhân gây tinh trùng yếu như tổn thương, viêm nhiễm, xuất tinh ra máu... Hỗ trợ quá trình điều trị vô sinh, hiếm muộn đơn giản hơn.
  • Một số xét nghiệm cần thiết khác:
    • Siêu âm tinh hoàn, mào tinh hoàn, bìu, dương vật...;
    • Siêu âm tuyến tiền liệt;
    • Sinh thiết tinh hoàn;
    • Xét nghiệm mẫu nước tiểu được lấy sau khi xuất tinh;
    • Xét nghiệm đo định lượng nồng độ hormone tuyến yên và các loại hormone nam giới khác;
    • Phân tích gen;

Biến chứng và tiên lượng

Tinh trùng yếu thực chất không quá ảnh hưởng đến đời sống tình dục, tuy nhiên nó lại là nguyên nhân hàng đầu gây ra vô sinh - hiếm muộn ở nam giới. Bởi để thụ thai tự nhiên đòi hỏi tinh trùng phải thật khỏe mạnh, không dị dạng, có cấu trúc hình thái bình thường. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ thai vẫn có nhưng khá thấp, tốt nhất nam giới bị tinh trùng yếu nên thăm khám sớm để có hướng điều trị kịp thời.

Tinh trùng yếu là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh hiếm muộn

Ngoài vô sinh - hiếm muộn, tinh trùng yếu còn gây nhiều hệ lụy khó lường khác như:

  • Biến chứng dị tật: Trường hợp tinh trùng chất lượng kém nhưng vẫn được thụ thai có thể gây ra:
    • Thai nhi kém phát triển: Tinh trùng yếu dù được thụ thai thành công nhưng tỷ lệ thai phát triển khỏe mạnh là rất thấp. Mẹ rất dễ bị sẩy thai, thai chết lưu... gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe của người mẹ;
    • Tăng nguy cơ dị tật: Nguyên nhân là do bộ nhiễm sắc thể của trẻ mang mầm bệnh do tinh trùng được thụ thai bị dị dạng. Loại dị tật thường gặp nhất là hội chứng Down bẩm sinh;
    • Trẻ chậm phát triển, không khỏe mạnh: Một đứa trẻ chào đời từ tinh trùng yếu kém ngoài dễ bị dị tật bẩm sinh còn bị chậm phát triển trí tuệ, thể chất, còi xương, vàng da, bệnh tật triền miên...;
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh nam khoa: Tinh trùng yếu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nam khoa viêm nhiễm như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn và nghiêm trọng nhất là ung thư tinh hoàn. Đây đều là những bệnh lý đáng lo ngại, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời.
  • Ảnh hưởng tâm lý & hạnh phúc gia đình: Tinh trùng yếu khiến nam giới mất sự tự tin, bản lĩnh, thay vào đó là nỗi lo lắng về sinh sản, tự ti, mặc cảm, stress kéo dài làm tăng nguy cơ trầm cảm. Những yếu tố này càng khiến chất lượng tinh trùng ngày càng kém đi, khả năng sinh sản càng giảm thấp và khó điều trị, gây tốn kém, tốn công sức và thời gian, không những vậy còn là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng, dễ rạn nứt không hạnh phúc.

Điều trị

Tùy vào kết quả chẩn đoán mức độ tinh trùng yếu nặng hay nhẹ, nguyên nhân và thể trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng cùng phác đồ điều phù hợp với từng bệnh nhân.

1. Điều chỉnh sinh hoạt & ăn uống

Với những trường hợp tinh trùng yếu mức độ nhẹ do lối sống sinh hoạt không điều độ thì việc điều trị khá đơn giản, thông qua biện pháp sau:

Cải thiện chất lượng tinh trùng bằng một chế độ sinh hoạt khoa học và ăn uống hợp lý

Về lối sống sinh hoạt

Một lối sống sinh hoạt khoa học là cách tốt nhất để tạo điều kiện cho tinh trùng tự phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.

  • Tập thể dục điều độ mỗi ngày để vừa giúp tăng cường thể trạng, nâng cao sức đề kháng vừa tạo môi trường thuận lợi để tinh trùng phát triển khỏe mạnh. Ưu tiên những bộ môn đơn giản như kegel, yoga, chạy bộ, bơi lội, nâng tạ...;
  • Duy trì cân nặng phù hợp trong mức ổn định;
  • Nói không với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá;
  • Tránh xông hơi hoặc tắm nước nóng quá mức;
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh stress, căng thẳng quá mức;
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, luôn khô ráo, thoáng mát;
  • Quan hệ tình dục điều độ, với tần suất vừa phải, không quá nhiều cũng không quá ít, quan hệ an toàn sử dụng bao cao su và không nên lạm dụng thủ dâm;

Về chế độ ăn uống

Thực phẩm là nguồn dưỡng chất dồi dào tốt cho sức khỏe toàn diện, đặc biệt là sức khỏe tinh trùng, cải thiện sức khỏe sinh lý và sinh sản.

Thực phẩm nên ăn

  • Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi giàu kẽm, vitamin E, C như bông cải xanh, rau cải xoong, lá hẹ, cà chua, kiwi, dâu tây, chuối, măng tây...;
  • Các loại quả hạch, cá tươi, thịt dê... vì có chứa acid béo omega-3 và lysine tốt cho quá trình sản sinh tinh trùng;
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm như hàu, thịt gà, trứng gà, thịt lợn, gan gà, đậu phộng...;
  • Sữa chua, socola cũng rất tốt cho tinh trùng nam giới;

Thực phẩm cần kiêng

  • Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ;
  • Chất kích thích như rượu bia, thức uống chứa cồn, lên men;
  • Đậu nành và các chế phẩm liên quan như đậu hũ, sữa đậu nành, tào phớ...;
  • Những món ăn nóng được đựng trong túi nilong bóng hoặc hộp xốp vì hoạt chất BPA ngấm vào thức ăn không tốt cho tinh trùng;

Tham khảo thêm: Hiếm muộn ở nam giới – Nên ăn gì để khắc phục?

2. Điều trị bằng thuốc 

Dùng thuốc tân dược nhằm mục đích kiểm soát các yếu tố nguy cơ như viêm nhiễm, phục hồi tổn thương và bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp cải thiện chất lượng & số lượng tinh trùng, tăng khả năng thụ thai.

Dùng thuốc cân bằng nội tiết, bổ sung hormone giúp cải thiện chất lượng tinh trùng và hỗ trợ điều trị vô sinh hiệu quả

Một loại thuốc thường dùng như:

# Thuốc bổ sung hormone và cân bằng nội tiết 

Đây là liệu pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề về sức khỏe sinh lý và sinh sản ở nam giới. Trong đó có tình trạng tinh trùng yếu do thiếu hụt hormone nội tiết. Một số loại phổ biến gồm:

  • Clomiphene: Thuộc nhóm thuốc không steroid, kích thích tuyến yên sản sinh hormone sinh dục nam testosterone nhằm cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng. Đồng thời, hỗ trợ điều trị vô sinh nam khá tốt;
  • Esterolon (Provironum): Giúp kích thích Androgen và tăng nồng độ Testosterone. Có tác dụng tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, tăng khả năng thụ thai và điều trị vô sinh;
  • Gonadotrophins: Có tác dụng điều hòa chức năng sản sinh hormone của tuyến sinh dục nam, tăng cường sinh tinh, điều trị tinh trùng yếu, chứng vô sinh và cả bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ nhỏ;
  • Anastrozole: Thuốc có khả năng ức chế hormone testosterone chuyển hóa thành estradiol nhằm tăng cường ham muốn, điều trị rối loạn cương dương, cải thiện chất lượng tinh trùng đối với nam giới bị tinh trùng yếu;
  • Bromocriptine: Loại thuốc này thường dùng để cải thiện sản sinh insulin, kiểm soát đường huyết chống đột quỵ và hỗ trợ cải thiện chất lượng tinh trùng, xử lý các vấn đề về tình dục và điều trị vô sinh hiếm muộn;

# Thuốc kháng sinh, chống nấm

Trường hợp nam giới có tinh trùng yếu xuất phát từ những tác nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm... gây tổn thương viêm nhiễm cơ quan sinh dục, đường tiết niệu ... sẽ được chỉ định sử dụng toa thuốc kháng sinh hoặc chống nấm với liều dùng phù hợp.

  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn và cải thiện chất lượng tinh trùng. Tuy đem lại hiệu quả tốt nhưng cần chú ý liều dùng và cách dùng, vì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn, đau bụng... Các loại thường dùng như:
    • Nitrofurantoin
    • Aminoglycoside
    • Fosfomycin
    • Fluoroquinolones
  • Thuốc chống nấm: Được sử dụng nhằm loại bỏ các loại nấm ký sinh tại cơ quan sinh dục nam giới, qua đó giúp cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm nấm và phục hồi chất lượng tinh trùng. Thuốc có thể sử dụng dưới dạng ướng hoặc bôi tùy chỉ định. Cân nhắc trước khi sử dụng vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như đau bụng, ngứa rát da, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn... Một số loại phổ biến như:
    • Nhóm thuốc chứa Corticosteroid dạng bôi hoặc thuốc mỡ như Prednisolon, Hydrocortison, Betamethason...;
    • Nhóm thuốc giảm ngứa ngáy, khô rát da, kích thích se da như glycerin, bơ ca cao, oxit kẽm, calamine...;
    • Thuốc kháng nấm Clotrimazole hoặc Nizora;

Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng phối hợp thêm một số loại thuốc hỗ trợ như:

  • Viên kẽm bổ sung giúp tinh trùng khỏe mạnh, tăng mật độ và khả năng di chuyển;
  • Thuốc giảm đau;
  • Thuốc giãn cơ tuyến tiền liệt;
  • Thuốc ức chế alpha;
  • ...

3. Can thiệp ngoại khoa 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tinh trùng yếu, trong đó những trường hợp nam giới mắc các bệnh lý như tắc ống dẫn tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh... sẽ được chỉ định phẫu thuật xử lý tổn thương cải thiện chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản.

Phẫu thuật xử lý các tổn thương để phục hồi chất lượng tinh trùng và tăng khả năng thụ thai

Hầu hết các trường hợp sau phẫu thuật điều trị, chất lượng tinh trùng được cải thiện đến 60 - 70%, tỷ lệ thụ thai tự nhiên thành công khá cao. Càng điều trị sớm xác suất thụ thai thành công sau 1 năm càng cao.

Tuy nhiên, do phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường nên cần hết sức thận trọng và cân nhắc kỹ, trao đổi với bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm để có những tư vấm, chỉ định phù hợp.

Phòng ngừa

Tinh trùng yếu hay khỏe phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nên không có bất kỳ một biện pháp đặc hiệu nào có thể phòng ngừa 100% hiện tượng này. Chỉ có một lối sống tích cực, lành mạnh mới giúp giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng này.

Quan hệ tình dục an toàn đảm bảo chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản

  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, không nhất thiết phải kiêng cữ quá nhiều nhưng phải đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, tốt cho sức khỏe tinh trùng.
  • Vận động thể chất tích cực giúp nâng cao sức khỏe thể chất, thúc đẩy hoạt động sản sinh các enzyme chống oxy hóa, bảo vệ tinh trùng khỏi các tác nhân gây hại.
  • Duy trì cân nặng phù hợp, phòng ngừa thừa cân béo phì đột ngột gây rối loạn hormone, giảm chất lượng tinh trùng và kèm theo nhiều hệ lụy khác về sức khỏe sinh lý, sinh sản.
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng, tránh stress quá mức để duy trì hoạt động tình dục, cân bằng nội tiết tố hỗ trợ quá trình sản sinh tih trùng.
  • Tránh càng xa càng tốt các chất kích thích không tốt cho tinh trùng như thuốc lá, rượu bia...
  • Thận trọng trước khi đến những nơi có môi trường ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại hoặc đảm bảo mặc đồ bảo hộ kỹ lưỡng để chế tiếp xúc với hóa chất, không gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
  • Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và khô thoáng, tránh mặc quần áo quá chật, không tắm nước quá nóng, không để điện thoại trong túi, laptop trên đùi...
  • Vợ chồng sau 1 năm quan hệ không dùng biện pháp tránh thai nhưng không có thai nên thăm khám hiếm muộn càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Vợ chồng tôi quan hệ không dùng biện pháp tránh thai nhưng không có con là do đâu?

2. Nguyên nhân khiến tinh trùng của tôi bị yếu?

3. Tinh trùng yếu có con được không?

4. Tinh trùng yếu gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe sinh lý và sinh sản của tôi?

5. Biện pháp chẩn đoán tinh trùng yếu tôi cần thực hiện là gì?

6. Phương pháp điều trị tinh trùng yếu tốt nhất dành cho tôi?

7. Điều trị tinh trùng yếu bằng thuốc có hiệu quả không? Có gây tác dụng phụ không?

8. Vô sinh nam do tinh trùng yếu cần làm gì để có con?

9. Chế độ sinh hoạt và ăn uống như thế nào phù hợp giúp cải thiện chất lượng tinh trùng?

10. Những cách giúp tăng khả năng thụ thai tự nhiên khi bị tinh trùng yếu?

Tinh trùng yếu là tình trạng thường gặp ở nam giới ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng đặc biệt đáng lo ngại đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản. Tỷ lệ vô sinh hiếm muộn nam do tinh trùng yếu ngày càng tăng cao. Tinh trùng yếu xảy ra do bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ. Tốt nhất nam giới nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn điều trị bằng biện pháp thích hợp.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Bệnh Hẹp Bao Quy Đầu
Hẹp bao quy đầu là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến ở nam giới, có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn. Hầu hết trường…
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh
Giãn mạch thừng tinh là bệnh lý nam khoa phổ…
Liệt dương Bệnh Liệt Dương
Liệt dương là hậu quả của rối loạn cương dương…
Bệnh Tắc Ống Dẫn Tinh
Tắc ống dẫn tinh là bệnh lý nam khoa khá…
Bệnh Ung thư dương vật

Ung thư dương vật là bệnh ung thư hiếm gặp và chỉ xảy ra ở nam giới. Bệnh có nhiều…

Bệnh Viêm Túi Tinh

Viêm túi tinh có liên quan đến tình trạng viêm niệu đạo và viêm tuyến tiền liệt. Đây là tình…

Bệnh Phì Đại Tuyến Tiền Liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý nam khoa phổ biến ở nam giới trung niên, lớn tuổi. Đây…

Yếu sinh lý Bệnh Yếu Sinh Lý

Yếu sinh lý là một dạng rối loạn các chức năng tình dục ở cả nam lẫn nữ, nhưng phổ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua