Tinh trùng là gì? Đặc điểm và các vấn đề liên quan

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Tinh trùng là tế bào chứa các thông tin di truyền, do tinh hoàn của nam giới sản xuất. Đặc điểm của tinh trùng là được sản xuất liên tục và trọn đời. 

Tinh trùng là gì?

Tinh trùng (Spermatozoon) là tế bào thực hiện chức năng mang thông tin di truyền của cá thể đực. Tinh trùng đóng góp một nửa thông tin di truyền trong hoạt động thụ thai và sinh sản.

Tinh trùng là gì?
Tinh trùng

Ở người, tinh trùng là các tế bào đơn bội, được tạo ra từ tinh hoàn. Tinh trùng chỉ sống được trong môi trường chứa các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cho nó. Môi trường sống của tinh trùng là chất nhầy, được gọi là tinh dịch.

Cần phân biệt rõ hai khái niệm “tinh trùng” và “tinh dịch”. Trong khi tinh trùng là các tế bào mang thông tin di truyền, có khả năng di chuyển và được tinh hoàn sản sinh ra liên tục khoảng 72.000 con/phút; thì tinh dịch là chất nhầy màu trắng đục, là môi trường sống của các tế bào tinh trùng.

Trong tinh dịch còn có chứa các thành phần chất hóa học và các chất dinh dưỡng để nuôi tinh trùng như: canxi, kẽm, kali, các axit amin tự do, natri, axit lactic, protein, clo, fructose,…

Xem thêm: Tinh Trùng Loãng: Nguyên nhân, cách nhận biết và cách điều trị 

Đặc điểm của tinh trùng

1. Cách tinh trùng được tạo ra

  • Các tế bào gốc sẽ liên tục phân chia và biến đổi để tạo ra tinh trùng. Quá trình này diễn ra trong ống sinh tinh ở trong tinh hoàn.
  • Mất khoảng 10-12 tuần thì tinh trùng mới trưởng thành và di chuyển đến mào tinh hoàn.
  • Trung bình mỗi ngày, tinh hoàn sản xuất ra khoảng 40-150 triệu tinh trùng. 

2. Cấu tạo tinh trùng

Cấu trúc cơ thể tinh trùng của người có các phần sau: đầu, cổ, thân, đuôi.

  • Phần đầu dài 5 µm được gọi là hạt nhân, mang 23 nhiễm sắc thể (một nửa sắc thể người, do đó được gọi là tế bào đơn bội).
  • Đuôi của nó dài 50 µm có hình roi, giúp tinh trùng di chuyển với tốc độ 1-3mm/phút.

Xem thêm: Acrosome là gì? Tinh trùng không có acrosome là dị tật?

Cấu tạo tinh trùng
Cấu tạo của tinh trùng

3. Thụ tinh

Trong quá trình sinh sản, tinh trùng sẽ xâm nhập vào trứng (nữ giới/giống cái). Khi hai tế bào gặp nhau, hai nhân trong tế bào (đực và cái) sẽ kết hợp với nhau, tạo ra thai nhi.

4. Thời gian sống của tinh trùng

  • Tinh trùng có thể sống được 5 ngày trong âm đạo của phụ nữ.
  • Khi ở trong tinh dịch vương trên quần áo, tay chân thì chúng sẽ chết khi tinh dịch khô.
  • Ở trong nước ấm chúng sống lâu hơn trong nước lạnh vì tinh trùng thích nhiệt độ ấm. Nhưng khi đã vào đây, thì khả năng xâm nhập vào cơ thể nữ để thụ thai rất thấp.
  • Còn trong nước nóng chúng chỉ sống được vài giây.
  • Khi bị đông lạnh với nhiệt độ từ -196°C trở xuống, tinh trùng sẽ ở dạng bất hoạt khiến mọi hoạt động bị ngưng lại. Nếu duy trì được nhiệt độ này, chúng có thể sống được rất lâu.

5. Sốt cao ảnh hưởng tới việc sản xuất tinh trùng

Nếu bạn sốt từ 38.5°C trở lên, tinh trùng có thể bị ngưng sản xuất từ 5-6 tháng. Thực ra nó vẫn được sản xuất với số lượng ít, đồng thời sức khỏe tinh trùng kém, tỷ lệ tinh trùng dị dạng nhiều. 

Gợi ý: Không có tinh trùng Có cơ hội để có con không ?

6. Khi nào tinh hoàn ngưng sản xuất tinh trùng?

Không giống phụ nữ, tới thời kỳ mãn kinh sẽ hết rụng trứng. Đàn ông có thể sản xuất tinh trùng đến hết đời.

7. Màu sắc, mùi vị của tinh trùng

  • Bình thường, tinh trùng sẽ có màu trắng đục hoặc màu xám. Tinh dịch chứa tinh trùng ở dạng lỏng, trông hơi đặc, nhớt nhớt, dính dính.
  • Mùi đặc trưng của tinh trùng là hơi tanh. 
  • Sau khi xuất tinh thì tinh trùng đông lại như thạch, khoảng 4-5 phút sau thì trở về trạng thái lỏng bình thường. 

Nếu tinh trùng có màu đỏ, vàng, xanh, hay bị vón cục hoặc có mùi hôi lạ … hãy đi thăm khám sớm để biết nguyên nhân.

Các vấn đề liên quan đến tinh trùng bạn cần biết

1. Sự sản xuất tinh trùng

Theo các nghiên cứu, cứ mỗi phút, tinh hoàn sẽ sản xuất ra khoảng 72.000 đơn vị tinh trùng. Khi nam giới bước vào tuổi dậy thì, tinh trùng sẽ bắt đầu được sản xuất.

Chỉ cần hormone Testosterone trong cơ thể ở mức vừa đủ, tinh hoàn sẽ tạo ra tinh trùng. Đây chính là đặc trưng sinh sản căn bản giữa nam giới và nữ giới.

Sự sản xuất tinh trùng
Tinh hoàn là cơ quan sản xuất tinh trùng ở nam giới.

2. Tinh trùng khỏe mạnh

Theo các nhà khoa học, tiêu chí cho biết tinh trùng khỏe mạnh, chất lượng là:

  • Lượng tinh dịch đạt 2 – 5ml mỗi lần xuất tinh;
  • Trong 1ml tinh dịch có chứa khoảng 60 – 80 triệu đơn vị tinh trùng;
  • Trong 1ml tinh dịch, có trên 75% tinh trùng đang di chuyển;
  • Trong 1ml tinh dịch, có trên 25% tinh trùng di chuyển nhanh;
  • Trong 1ml tinh dịch, có trên 30% tinh trùng không bị dị dạng, có đầy đủ các bộ phận;
  • Bên cạnh đó, tinh dịch cũng cần có màu trắng trong, ngả đục. Tinh trùng không có máu và màu lạ.

Nếu không đạt những tiêu chí trên, nam giới có thể đã mắc chứng tinh trùng yếu.

Tham khảo thêm: Thời gian tinh trùng khỏe nhất để thụ thai là vào lúc nào trong ngày ?

3. Chứng bệnh tinh trùng yếu

Tinh trùng yếu là một bệnh lý liên quan đến tinh trùng. Khi bị tinh trùng yếu, chất lượng tinh trùng ở nam giới bị suy giảm. 

  • 75% tỷ lệ tinh trùng không di chuyển (tức đã bị chết);
  • Lượng tinh dịch ít hơn 2ml trong mỗi lần xuất tinh;
  • Trong 1ml tinh dịch, số lượng tinh trùng ít hơn 40 triệu tế bào.

Một số nguyên nhân gây ra chứng tinh trùng yếu là:

  • Nguyên nhân di truyền;
  • Hormone testosterone và estrogen trong cơ thể bị rối loạn. Lượng testosterone quá thấp;
  • Hậu quả của việc dùng thuốc kháng sinh nhiều;
  • Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng;
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: thủ dâm nhiều, tắm nước quá nóng, mặc quần lót chật,  uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá,…
  • Thói quen thức khuya;
  • Căng thẳng, stress;
  • Và một số nguyên nhân bệnh lý khác.
Chứng bệnh tinh trùng yếu
Nam giới bị tinh trùng yếu có nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn,…

4. Các biện pháp giúp nâng cao sức khỏe tinh trùng

  • Ăn uống đúng giờ, ăn uống đầy đủ chất;
  • Tăng cường ăn rau xanh, củ đậu, thực phẩm giàu kẽm, sắt, protein, trái cây,…
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Tránh xa các thực phẩm cay nóng, bia rượu, thuốc lá;
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
  • Tập luyện thể dục, thể thao, giúp cơ thể trao đổi chất, khỏe mạnh, từ đó chất lượng tinh trùng sẽ tăng cao;
  • Giữ tinh thần lạc quan.

Tinh trùng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam giới. Vì thế cần chú ý ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh để phát triển, duy trì tốt sức khỏe của tinh trùng. Nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường từ tinh trùng, cần đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Dương Bảo Vương VS55 thành công giúp hàng nghìn gia đình "đón bé yêu" Dương Bảo Vương VS55 Chữa Vô Sinh Nam – Thắp Lửa Hạnh Phúc Cho Hơn 4.289 Gia Đình

Gần 7,7% nam giới Việt đang gặp phải tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Trong đó 90% có liên quan…

"Khỏe trứng mạnh tinh trùng" nên dùng thuốc hay tự nhiên? “Khỏe trứng mạnh tinh trùng” nên dùng thuốc hay tự nhiên?

Các loại thuốc khỏe trứng mạnh tinh trùng thường được sử dụng kết hợp để điều trị vô sinh nam.…

“Lão Cấn - Quỳnh Búp Bê” Lấy Lại Phong Độ Thuở 20 Nhờ Bài Thuốc BÍ TRUYỀN Của Người Thái Đen “Lão Cấn – Quỳnh Búp Bê” Phục Hồi Phong Độ Nhờ Bài Thuốc BÍ TRUYỀN Của Người Thái Đen

Bước vào độ tuổi 60, nghệ sĩ Nguyễn Hải - Lão Cấn nổi tiếng trong phim "Quỳnh búp bê" dần…

Tinh trùng có màu đỏ là dấu hiệu bất thường cho thấy cơ thể đang mắc bệnh lý nam khoa Tinh trùng có màu đỏ, nâu đỏ là bệnh gì, nguy hiểm không?

Tinh trùng có màu đỏ có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe sinh sản của nam giới hiện…

Tinh Trùng Đặc Là Tốt Hay Xấu, Phản Ánh Điều Gì?

Nhiều người có kết cấu tinh trùng đặc một cách tự nhiên. Tuy nhiên, đôi khi tinh dịch có thể…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua