Ho có lây không? Cách phòng ngừa ho như thế nào cho hiệu quả? [ĐỪNG BỎ QUA]
Ho do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn) có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp thông qua các vật dụng cá nhân. Tuy nhiên nếu ho do dị ứng hoặc các nguyên nhân khác (hút thuốc lá, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn), triệu chứng này thường không có khả năng lây nhiễm.
Ho có lây không?
Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể nhằm loại bỏ dịch tiết, dị vật và các chất kích thích ở bên trong niêm mạc hô hấp. Triệu chứng này có thể xảy ra do nhiễm trùng hoặc do phản ứng dị ứng.
Tùy theo nguyên nhân gây ho để xác định ho có lây không. Nếu ho thông thường do dị vật, dị ứng thường không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Ngược lại, những trường hợp ho do virus hoặc vi khuẩn (nhiễm trùng), triệu chứng này có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch.
Ho lây truyền qua đường nào?
Đối với dạng ho do các bệnh viêm nhiễm, có thể lây truyền qua những đường sau đây:
1. Lây trực tiếp qua đường hô hấp
Nếu bạn giao tiếp và hôn môi với người nhiễm bệnh, virus có thể lây nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp (mũi, miệng). Virus và vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào các cơ quan hô hấp khác như cổ họng, thanh quản, phế quản,… và gây nhiễm trùng. Sau đó, tùy vào sức đề kháng của từng người mà phát sinh bệnh từ 1 – 7 ngày.
2. Lây gián tiếp thông qua vật dụng cá nhân
Ngoài lây nhiễm trực tiếp thông qua đường hô hấp, ho còn có thể lây truyền thông qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân như thìa, chén, ly, tách, khăn mặt,…
=> ĐỌC NGAY: Ho Đờm Có Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm? Điều Cần Biết
Cách chăm sóc và phòng ngừa ho hiệu quả
Cần chủ động phòng ngừa ho để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và những người xung quanh. Dưới đây là các cách đơn giản bạn có thể thực hiện:
1. Đối với người nhiễm bệnh
- Nên thông báo với người thân trong gia đình tình trạng sức khỏe của bạn và giữ khoảng cách khi giao tiếp;
- Thường xuyên đeo khẩu trang khi xung quanh có người;
- Sử dụng vật dụng cá nhân riêng, vệ sinh thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm;
- Sau khi dùng tay xì mũi cần vệ sinh với xà phòng diệt khuẩn;
2. Đối với người khỏe mạnh
- Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, cần hạn chế di chuyển đến những nơi đông người như siêu thị, bến xe, sân bay và bệnh viện.
- Sử dụng khẩu trang khi di chuyển ở ngoài trời.
- Khi thời tiết chuyển lạnh cần giữ ấm cho cơ thể và hạn chế thức ăn, đồ uống lạnh.
- Giữ khoảng cách với người nhiễm bệnh, đồng thời không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác.
- Sau khi tiếp xúc với vật dụng công cộng, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn cần vệ sinh tay với xà phòng diệt khuẩn.
- Thường xuyên chải răng, súc miệng và vệ sinh mũi để giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.
- Tập thể dục 3 – 4 lần/ tuần và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm ho.
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống, tránh để nấm mốc và bụi bẩn ứ đọng gây ô nhiễm không khí và kích thích niêm mạc hô hấp.
- Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết chuyển lạnh.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn và hóa chất.
- Nói không với rượu bia và thuốc lá.
Bài viết đã giải đáp vấn đề “Ho có lây không?” và gợi ý một số biện pháp phòng ngừa ho hiệu quả. Trong trường hợp phát sinh triệu chứng ho, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất để kiểm soát triệu chứng và tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
THAM KHẢO THÊM:
- Bị ho gà có tự hết không, bao lâu thì khỏi? – Chuyên gia giải đáp
- 5 cách trị ho tại nhà hiệu quả nhanh – Không cần thuốc
Bình luận (1)
Xin chào bs tôi muốn hỏi là nhà tôi có ông cố ho vào mặt cháu thì có sao k ạ