5 cách trị ho tại nhà hiệu quả nhanh – Không cần thuốc
Ho có đờm, ho khan kéo dài gây ra những ảnh hưởng khó lường đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc tân dược thường không được khuyến khích vì nhiều tác dụng phụ. Do đó, bạn có thể áp dụng 5 cách trị ho tại nhà dưới đây để kiểm soát cơn ho.
5 cách trị ho tại nhà hiệu quả nhất – Giảm ho cấp tốc
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể để đẩy các tác nhân xâm nhập vào đường thở ra ngoài, chẳng hạn như bụi bẩn, phấn hoa, vi khuẩn, virus hay dị vật. Trong một số trường hợp, đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh như viêm amidan, viêm họng, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, hen suyễn hay viêm phổi…
Việc sử dụng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trong trường hợp bị nhiễm khuẩn. Đối với các chứng ho thông thường, một số cách chữa bệnh tại nhà từ tự nhiên có thể giúp khắc phục.
Những mẹo chữa bệnh ho tại nhà thường đơn giản, dễ thực hiện và khá an toàn cho sức khỏe của người bệnh.
Dưới đây là 5 cách đơn giản bạn có thể tham khảo:
- Uống nước ấm: Uống nước ấm có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm kích thích gây ho. Bạn cũng có thể thêm một ít mật ong và chanh vào nước ấm để tăng cường tác dụng làm dịu.
- Dùng nước muối sinh lý: Súc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lý cũng giúp loại bỏ đờm và kích thích cổ họng khá tốt.
- Xông hơi: Xông hơi bằng các loại tinh dầu hương liệu như bạc hà, bạch đàn, tràm trà hoặc cam thảo có thể giúp làm thông mũi và giảm triệu chứng ho.
- Sử dụng dược liệu tự nhiên
- Hoa cúc: Hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, chống virus và làm dịu cơn ho.
- Trà chanh mật ong: Mật ong và chanh đều được biết đến với tác dụng kháng khuẩn mạnh, tăng cường sức đề kháng tốt hơn với các tác nhân gây ho.
- Gừng: Gừng có thể giúp giảm nhanh cơn ho khan và ho do hen suyễn nhờ có đặc tính kháng viêm tự nhiên.
- Rau diếp cá: Rau diếp cá hoạt động như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Thực phẩm này cũng giúp kháng viêm, long đờm, giảm ho và cải thiện các triệu chứng ngứa rát ở cổ họng.
- Lá hẹ: Loại dược liệu này có khả năng cải thiện hiệu quả các vấn đề ở đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh hay viêm amidan…
- Nước ép dứa: Hoạt chất bromelain được tìm thấy trong dứa có thể hữu ích trong việc giảm ho. Đây là một loại enzym được biết đến với công dụng kháng viêm, phá vỡ cấu trúc của chất nhầy và đánh tan đờm.
- Lá húng tây: Lá húng tây giàu flavonoid có khả năng kháng viêm và chống co thắt các cơ trong cổ họng, giảm mức độ ho.
- Tần dày lá: Loại thảo dược này lành tính chứa nhiều tinh dầu, trong đó có carvacrol và colein có khả năng kháng khuẩn, chống virus, giảm ho trong các trường hợp bị viêm họng, hen suyễn, viêm phế quản, cảm cúm, viêm phổi…
- Cây du trơn: Loại dược liệu này có thể tạo ra một lớp màng bảo vệ cổ họng, làm dịu cơn đau, giảm ho và giúp tổn thương viêm nhanh lành hơn.
- Lá tía tô: Tinh dầu lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn mạnh nên được dùng để trị ho.
- Cây rẻ quạt: Loại cây này tính ấm giúp giữ ấm đường thở, tiêu đàm, giảm đau hiệu quả.
- Quả phật thủ: Quả phật phủ vị đắng, tính ẩm. Nó chứa thành phần tinh dầu, acid hữu cơ cùng hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng giảm sưng viêm trong đường thở, trị ho khan làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Bổ sung probiotics: Probiotic có tác dụng giảm ho gián tiếp thông qua việc cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể có khả năng chống lại nhiễm trùng và ngăn chặn các phản ứng dị ứng gây ho.
Lưu ý khi trị ho tại nhà bằng mẹo tự nhiên
Cùng với việc tích cực áp dụng những cách trị ho tự nhiên ở trên, bạn cần chú ý:
- Áp dụng kiên trì đều đặn để thấy được kết quả
- Tránh dùng các bài thuốc chứa thành phần mà bạn bị dị ứng
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là vùng mũi họng
- Tránh đến những nơi đông người
- Bịt khẩu trang khi ra ngoài đường để ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn nhiễm khuẩn xâm nhập vào đường thở.
- Tránh căng thẳng, ngủ từ 7 – 9 tiếng một ngày để hệ miễn dịch luôn hoạt động hiệu quả
- Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C ( trái cây mọng, cam, quýt, rau xanh,…), kẽm ( hàu, đậu, sữa chua, thịt gà, tôm, cua… ) trong bữa ăn giúp cơ thể có chống đỡ tốt hơn với bệnh tật.
- Trường hợp bị ho do dị ứng, nên tránh các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông thú nuôi trong nhà, khói thuốc lá…
Khi nào bạn nên tới bệnh viện khám?
Những cách trị ho tự nhiên ở trên không phải lúc nào cũng cho hiệu quả tốt đối với mọi trường hợp. Vì vậy, trong quá trình sử dụng nếu bạn thấy bản thân ngày càng ho nặng hơn hoặc có các biểu hiện nghiêm trọng ngay thì nên tìm tới bác sĩ ngay:
- Ho ra máu
- Ho kéo dài dai dẳng cả ban ngày lẫn ban đêm khiến bạn bị mất ngủ
- Đờm có màu vàng hoặc xanh lá cây, ngửi thấy mùi hôi khó chịu
- Ho kèm nôn ói nhiều và có các biểu hiện mất nước như môi khô, mắt trũng sâu, đi tiểu ít, nước tiểu màu vàng đậm, chóng mặt, nhức đầu, tăng nhịp tim.
- Sốt cao kéo dài hơn 2 ngày, ớn lạnh trong người
THAM KHẢO THÊM
- Trị ngứa cổ ho có đờm kéo dài bằng những mẹo đơn giản, hiệu quả
- Top 5 thuốc trị ho hiệu quả nhất hiện nay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!