Da nổi sần không ngứa – Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản
Thông thường tình trạng nổi mẩn hay vết sần trên da thường kèm theo triệu chứng ngứa. Nhưng đôi khi bạn cũng có thể sẽ gặp phải hiện tượng da nổi sần không ngứa. Đây liệu có phải là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng về da hay không? Làm sao để khắc phục?
Da nổi sần không ngứa – Nguyên nhân do đâu?
Làn da thường rất nhạy cảm, có thể phát sinh các vấn đề không mong muốn khi bị các yếu tố bên ngoài kích ứng. Trong đó tình trạng nổi sần trên da nhưng không ngứa là vấn đề khá phổ biến. Vết sần có thể có màu đỏ hồng hoặc không màu, tùy thuộc vào hiện trạng mà người bệnh gặp phải.
Nhiều chuyên gia da liễu cho rằng, hiện tượng này có thể là triệu chứng của các vấn đề về da dưới đây:
1. Dày sừng nang lông
Đây là vấn đề về da rất thường gặp, khởi phát khi da không được vệ sinh sạch sẽ hoặc cơ thể sản sinh ra quá nhiều keratin khiến cho lỗ chân lông bị bít lại. Da bị nổi các nốt sần nhỏ, có thể có màu đỏ hay không màu là triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Dày sừng nang lông là bệnh lý về da có khả năng di truyền, thường khởi phát ở các vùng da như đùi, cánh tay, mông hay cẳng chân… Bệnh lý này mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khiến cho tâm lý của người bệnh cũng bị tác động không ít.
2. Mụn ẩn dưới da
Mụn ẩn cũng là một trong những nguyên nhân khiến các nốt sần xuất hiện trên da, điển hình nhất là da măt. Mụn ẩn thường tập trung thành từng cụm và thường có xu hướng lan rộng. Trán, hai bên má và vùng cằm là những vị trí hay xuất hiện mụn ẩn nhất.
Vấn đề về da này có thể do vệ sinh không đúng cách, da mẫn cảm, mỹ phẩm hay các yếu tố bên ngoài tác động gây nên. Mụn ẩn thường không gây nguy hiểm nhưng lại rất khó xử lý bởi nhân mụn nằm sâu dưới da.
3. Phát ban do nhiệt
Hiện tượng này thường khởi phát vào những ngày thời tiết nóng bức. Bởi nền nhiệt cao sẽ khiến cho da tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường. Điều này khiến cho một lượng mồ hôi bị kẹt ở lỗ chân lông, khó thoát ra ngoài. Thân nhiệt cơ thể thường sẽ bị tăng lên và phát sinh tình trạng nổi ban.
Triệu chứng đặc trưng của hiện trạng này là sự xuất hiện của các nốt sần trên da có màu đỏ. Vết ban trên da do bị phát ban nhiệt thường không gây cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh.
4. Vẩy phấn hồng
Nếu da bị nổi sần không ngứa thì cũng có thể bạn đang sống chung với bệnh vẩy nến hồng. Bệnh lý này thường do một số loại virus tấn công và kích hoạt. Da của bạn sẽ có biểu hiện nổi mẩn sần sùi nhưng không gây ngứa ngáy. Ngoài ra, vùng da bị tổn thương còn rất dễ đóng vảy, bong tróc nếu không được chăm sóc đúng cách.
5. U xơ da
U xơ da là một rối loạn da tương đối phổ biến, có thể được kích hoạt ở bất cứ vùng da nào, điển hình nhất là ở bàn chân. Bệnh thường xuất hiện khi các mô ở lớp biểu bì da hoạt động quá mức khiến các khối u nhỏ lành tính xuất hiện.
Triệu chứng đặc trưng nhất của u xơ da là sự xuất hiện của các nốt sần có màu nâu hay hồng nhạt. Các nốt sần có thể sưng lên nhưng rất ít gây ngứa nếu bạn không chạm vào.
6. Ban xuất huyết
Nếu da của bạn bị nổi các nốt sần không ngứa có màu đỏ thì có thể đó là triệu chứng của bệnh ban xuất huyết. Bệnh lý này thường khởi phát khi các hồng cầu bị thoát ra khỏi mạch máu và di chuyển về các tổ chức dưới da.
Các vết lằn, nốt sần hay mảng xuất huyết do ban xuất huyết gây ra thường có xu hướng biến mất sau khoảng vài ba ngày. Mặc dù rất ít phát sinh những vấn đề nghiêm trọng nhưng chúng lại làm mất tính thẩm mỹ của làn da.
Ngoài ra, tình trạng da nổi sần không ngứa còn có thể so các yếu tố sau kích hoạt nên:
- Vệ sinh da không đảm bảo sạch sẽ
- Các tác nhân gây dị ứng
- Sử dụng hóa mỹ phẩm kích ứng mạnh
- Tuyến bã nhờn hoạt động quá nhiệt tình
Da nổi sần không ngứa có nguy hiểm không?
Da nổi sần không ngứa trong hầu hết trường hợp là không nguy hiểm, chủ yếu liên quan đến dày sừng nang lông, mụn ẩn… Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể liên quan đến một vấn đề nguy hiểm hơn, chẳng hạn như ban xuất huyết, u xơ da hoặc một tình trạng tiềm ẩn khác.
Trong trường hợp triệu chứng kéo dài không giảm hoặc da nổi sần không ngứa nhưng kèm theo các triệu chứng khác, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị thích hợp.
XEM THÊM: Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa và cách xử lý đơn giản từ thảo dược
Cách khắc phục tình trạng da nổi sần không ngứa
Biện pháp điều trị sẽ được cân nhắc tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng trên da. Một số trường hợp nổi sần không ngứa có thể được khắc phục bằng cách áp dụng các liệu pháp dân gian. Tuy nhiên, đa phần người bệnh sẽ phải cần đến sự chăm sóc y tế đúng cách.
1. Khắc phục tại nhà
Đây là phương pháp điều trị phù hợp với triệu chứng nổi sần trên da cấp tính tạm thời. Cách trị này đặc biệt thích hợp khi bạn bị dày sừng nang lông.
Liệu pháp điều trị tại nhà thường có mục đích cải thiện độ ẩm tự nhiên cho làn da. Đồng thời giúp da được thông thoáng hơn. Nhiều liệu pháp còn có tác dụng ức chế các phản ứng viêm để giúp hạn chế tổn thương trên da.
- Thoa kem dưỡng ẩm: Điều này không chỉ giúp làm dịu các nốt sần mà còn giúp tăng cường độ ẩm tự nhiên cho da. Khi da đang bị nổi sần, bạn nên dùng các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, không mùi và không chứa ancol.
- Tẩy tế bào chết: Khiến lỗ chân lông được thông thoáng, đồng thời loại bỏ được các chất bẩn bám trên da. Nên dùng các nguyên liệu tự nhiên như cám gạo, bột đậu đỏ, đậu xanh… để tẩy tế bào chết.
- Sử dụng tinh dầu: Massage với tinh dầu cũng là cách tốt để bạn khắc phục tình trạng da bị nổi sần nhưng không ngứa. Bạn có thể sử dụng dầu dừa hay dầu oliu để thoa 1 lớp mỏng nhẹ lên vùng da tổn thương. Tiến hành massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 – 15 phút.
2. Dùng các loại thuốc Tây
Các loại thuốc thường sẽ được chỉ định khi tình trạng da nổi sần không ngứa liên quan đến các vấn đề bệnh lý. Tùy thuộc vào từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi hay thuốc uống phù hợp.
Một số thuốc sau có thể sẽ được dùng:
- Kem bôi ngoài da chứa Acid salicylic
- Corticoid liều nhẹ
- Các thuốc kháng viêm
Da bị nổi sần không ngứa đa phần là do bệnh dày sừng nang lông kích hoạt. Đối với bệnh lý này, thuốc điều trị phổ biến bao gồm:
- Nacurgo Gel
- Nazinc
- Sovite-G
- Zin C
Việc dùng thuốc cần đảm bảo đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ. Khi có bất cứ vấn đề nào phát sinh, bạn cần báo cáo ngay để sớm được can thiệp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng trong bất cứ trường hợp nào. Tránh tăng giảm liều khi chưa nhận được chỉ dẫn cụ thể từ bác sĩ.
Biện pháp chăm sóc khi da nổi sần không ngứa?
Khi da bị nổi sần không ngứa, bạn nên chú ý đến các biện pháp chăm sóc để ngăn ngừa diễn tiến nặng nề của triệu chứng:
- Vệ sinh da đúng cách: Tuyệt đối không dùng các loại sữa tắm, dầu gội hay sữa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh. Không chà sát mạnh khi vệ sinh và chăm sóc da.
- Tuyệt đối không tắm bằng nước nóng, thay vào đó hãy sử dụng nước có độ ấm vừa phải. Bởi nước nóng sẽ làm nặng nề thêm tình trạng khô da. Điều này không chỉ khiến da bị sần sùi mà còn bong tróc vảy. Thời gian tắm hợp lý chỉ nên giới hạn trong khoảng từ 10 – 15 phút.
- Cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày, đồng thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Tăng cường sản phẩm giàu vitamin, khoáng chất và omega-3 để giúp da sáng khỏe và cân bằng độ ẩm tự nhiên vốn có.
- Bảo vệ, che chắn cẩn thận cho làn da khi đi ra ngoài. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, yếu tố dị nguyên. Chú ý giữ ấm cho làn da khi thời tiết chuyển lạnh, nền nhiệt hạ thấp.
- Tránh thức khuya hay ngủ không đủ giấc. Tình trạng này có thể khiến cho những nốt sần trên da thêm nặng nề.
- Hạn chế trang điểm hay sử dụng các loại hóa mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng trắng khi da đang bị nổi sần không ngứa.
Tình trạng da nổi sần không ngứa mặc dù không nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác khó chịu. Đặc biệt, đây là vấn đề về da ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố thẩm mỹ. Đồng thời, nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về da cần được điều trị kịp thời. Tốt nhất bạn cần thăm khám để xử lý tình trạng này đúng cách.
Bạn nên tìm hiểu thêm:
- Tay nổi mụn giống mụn nước là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa và cách xử lý đơn giản từ thảo dược
Bình luận (1)
Dạ cháu 17 tuổi lúc ngửa bàn tay thì từ cổ tay đến gần khuỷu tay nổi mấy vết giống muỗi cắn nhưng nó nhỏ xíu như mụn, em bị nổi nhưng nó không rõ, chỉ khi ấn mạnh chỗ đó thì mấy cái vết nó sẽ đỏ lên nhưng xíu sau sẽ hết đỏ. Có lúc thấy ít có lúc thấy nhiều là triệu chứng gì ạ