Nước Ăn Tay – Cách Đặc Trị Tại Nhà Và Thuốc Bôi
Nước ăn tay là một bệnh ngoài da do vi nấm gây ra, thường xuất hiện dưới dạng mụn nước và gây ngứa ngáy, khó chịu. Để điều trị, bạn có thể sử dụng các mẹo tự nhiên hoặc thuốc bôi chống nấm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh nước ăn tay là gì?
Bệnh nước ăn tay là một loại nhiễm nấm da, thường gây ra bởi các loài nấm Dermatophytes, bao gồm Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều người, đặc biệt là những người tiếp xúc trực tiếp với nước, xà phòng, hóa chất, dầu ăn hoặc sống trong môi trường ẩm ướt.
Nếu không được điều trị, bệnh có thể lan rộng và gây ra các vấn đề sức khỏe, tâm lý. Tuy nhiên, tình trạng này không nguy hiểm và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Điều quan trọng là thăm khám và điều trị đúng thời điểm.
Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh, bạn nên tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, giữ da khô, sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước và đồ dùng cá nhân của người khác, tránh tiếp xúc với người bị nhiễm nấm da nếu có thể.
XEM THÊM: Bệnh nước ăn chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Nguyên nhân gây nước ăn tay
Nước ăn tay là do nhiễm nấm Trichophyton rubrum hoặc Trichophyton mentagrophytes. Đây là các loại nấm có thể tồn tại trong môi trường ẩm ướt và lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
Nấm có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với da bị bệnh. Điều này có thể xảy ra khi bạn chạm vào da của người bị bệnh hoặc khi bạn sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, đồ dùng vệ sinh,…
Bên cạnh đó, nấm cũng có thể lây lan qua tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm nấm. Ví dụ, bạn có thể bị nhiễm nấm khi chạm vào sàn nhà, thảm hoặc bể bơi bị nhiễm nấm.
Các yếu tố nguy cơ:
- Môi trường ẩm ướt, thường xuyên đi bơi, tắm hơi hoặc làm việc trong môi trường ẩm ướt
- Tiếp xúc với người bị bệnh
- Hệ miễn dịch suy yếu
Dấu hiệu nhận biết và hình ảnh nước ăn tay
Các triệu chứng của bệnh nước ăn thường xuất hiện sau 1-2 tuần kể từ khi tiếp xúc với nấm. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Mụn nước nhỏ, mọc thành từng đám ở kẽ ngón tay hoặc khu vực quanh đầu móng tay
- Da ở vùng bị bệnh bị viêm đỏ, sưng tấy
- Vùng da bị bệnh có thể bị nứt nẻ, lở loét, làm mủ
- Người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
Dưới đây là một số hình ảnh giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận biết bệnh nước ăn tay:
Biện pháp trị nước ăn tay hiệu quả – an toàn
Nước ăn tay là một tình trạng thường gặp, được điều trị bằng nhiều phương pháp. Thông thường, người bệnh cần dùng thuốc bôi điều trị nấm. Ngoài ra bạn có thể áp dụng thêm những biện pháp tại nhà để làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Thuốc bôi nước ăn tay
Dạng thuốc bôi ngoài da là một trong các lựa chọn phổ biến trong việc điều trị bệnh nước ăn. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến:
- Thuốc kháng nấm: Như Ketoconazol, Clotrimazol, Miconazol, Terbinafin thường được sử dụng để điều trị các bệnh nấm trên da và móng.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định trong một số trường hợp tay bị nhiễm trùng. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và đáp ứng với một số loại nấm.
- Thuốc kháng histamin: Có tác dụng giảm nhanh cơn ngứa cho người bị nước ăn.
- Cồn ASA: Được sử dụng tại chỗ để vệ sinh vùng da bị nhiễm bệnh.
ĐỌC NGAY: Top 5 loại thuốc bôi ngoài da trị nấm ngứa phổ biến
Cách trị nước ăn tay tại nhà
Các phương pháp điều trị tại nhà có thể mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả của từng phương pháp sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cơ địa của người bệnh và cách thực hiện.
Phương pháp điều trị phổ biến:
- Lá ổi: Lá ổi có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm ngứa và hỗ trợ chữa lành tổn thương hiệu quả. Trong điều trị nước ăn tay, việc dùng lá ổi có thể giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Cách dùng: Rửa sạch một ít lá ổi, vò nát, bôi lên vùng da bị bệnh, ngày 2-3 lần.
- Rau sam: Loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, chống viêm, chống ung thư, tốt cho hệ thần kinh, tim mạch và hệ tiêu hóa. Ngoài ra rau sam còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh nước ăn tay. Cách dùng: Rửa sạch một nắm rau sam, ngâm nước muối, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, bôi lên vùng da bị bệnh, ngày 2-3 lần.
- Lá trầu không: Lá trầu không có tính ấm, tác dụng giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn. Cách dùng: Rửa sạch 7 – 10 lá trầu, giã nát, vắt lấy nước cốt bôi lên vùng da bị bệnh, ngày 2-3 lần.
- Dầu dừa: Dầu dừa giúp cấp ẩm, giảm khô da, đồng thời hỗ trợ giảm viêm, phục hồi và cải thiện các triệu chứng của bệnh nước ăn tay. Cách dùng: Thoa dầu dừa lên vùng da bị bệnh, ngày 2-3 lần.
Bị nước ăn tay thì phải làm sao?
Việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là rất quan trọng trong quá trình điều trị và ngăn ngừa tái phát nước ăn tay. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ
- Bổ sung các thực phẩm có tính kháng viêm, giảm ngứa
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, thịt mỡ, thức ăn nhanh, các món chiên xào, bánh kẹo ngọt
- Kiêng uống bia rượu
- Giữ cho da tay luôn sạch sẽ, khô ráo
- Hạn chế tiếp xúc với nước, hóa chất
- Tránh cào gãi
- Uống nhiều nước.
Người bị nước ăn tay cần chú ý giữ gìn vệ sinh, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da. Ngoài ra nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm và ngăn ngừa tái phát.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị dứt điểm?
- Nấm da không ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bình luận (44)
Không hiểu sao đó giờ da tay mình vẫn bình thường, sinh xong cơ thể nhạy cảm kiểu gì mà hôm trước nhà có tiệc nên xuống rửa có thau rau mà tay nó ngứa rồi nó mọc mụt nước với khô da kinh khủng. Tình hình vậy phải da ăn nước ko ạ?
Chào bạn merzy,
Sau sinh cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi về cả làn da và nội tiết của người phụ nữ. Theo tình trạng bạn kể thì khả năng cao bạn bị nước ăn da tay bạn nhé. Bạn hãy thử ngâm tay với nước trà xanh hoặc nước lá trầu nhé. Nếu tình trạng không cải thiện, bạn nên sắp xếp thời gian để đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và được ra hương điều trị phù hợp. Bạn có thể tham khảo điều trị bằng bài thuốc Thang bì dưỡng thang nhé. Thuốc bao gồm thuốc uống, bôi và ngâm rửa giúp điều trị bệnh toàn diện và hiệu quả.
Thông tin đến bạn!
Có bạn nào có cách trị da tay ăn nước ko ạ. Mình bị từ bé cứ về quê tắm hay rửa tay là nổi mụn nước ở lòng bàn tay và ngón tay rất ngứa nhưng ko ảnh hưởng đến sinh hoạt vì nó lên ko nhiều. Khoảng 1 năm trở lại đây thì lên liên tục ở 1 ngón tay và giờ sang ngón bên cạnh nữa, da tay bong tróc nứt nẻ ra. Không lẽ suốt đời ko được về quê nữa huhu. Rất mong được 1 bài thuốc hay trị khỏi
Chào bạn Y Lan,
Rất nhiều bệnh nhân vì thời gian đầu thường chủ quan không chữa sớm nên dẫn đến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng, khi đó việc chữa bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Bệnh của bạn đang có chuyển biến nặng hơn, bạn có thể cân nhắc lựa chọn điều trị bằng bài thuốc Thang bì dưỡng thang nhé. Thuốc bao gồm thuốc uống, bôi và ngâm rửa giúp điều trị bệnh toàn diện và hiệu quả.
Bạn có nhu cầu cần được tư vấn chi tiết hơn có thể sắp xếp thời gian đến khám tại Trung tâm hoặc bạn để lại số điện thoại để trung tâm liên hệ lại bạn nhé.
Thông tin đến bạn!